Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 93 - 104)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở Agribank - Chi nhánh Tây Đô nói riêng thì cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, cụ thể:

a. Đối vơi Chính phủ

- Ổn định thị trường tài chính tiền tệ: Nhà nước cần đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế cụ thể, định hướng đầu tư, tiếp tục duy trì ổn định lạm phát ở mức thấp, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ để khuyến khích đầu tư, … Thị trường tài chính tiền tệ ổn định, thông thoáng sẽ tạo điều kiện tốt cho các ngân hàng huy động vốn.

- Hoàn thiện môi trường pháp lí: Bên cạnh sự ra đời của luật Ngân hàng tạo điều thuận lợi cho các NHTM hoạt động trong nước cũng như trên thế giới, thì sự ra đời của Bảo hiểm tiền gửi lại tạo niềm tin và sự an tâm cho người gửi tiền vào các

NHTM. Để tạo nên môi trường bình đẳng thì Nhà nước cần sớm có quy định về quảng cáo, cạnh tranh thành luật.

- Củng cố hệ thống NHTM: Đây có lẽ là những gì Nhà nước phải thực hiện trước hết để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với các NHTM trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước cần củng cố lại hệ thống NHTM theo các hướng sau:

+ Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần tăng vốn điều lệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM phát triển nâng cao vị thế. Việc cho vay, tái cấp vốn phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế dựa trên thực trạng hoạt động của các NHTM. Giảm tỉ lệ thu sự dụng vốn ngân sách, và để tăng vốn tự có cho ngân hàng trong dài hạn nên xoá bỏ phần thu sự dụng vốn ngân sách. Đối với NHTM ngoài quốc doanh: Cần nâng cao thanh tra, giám sát chặt chẽ hoạt động những ngân hàng này.

+ Nhà nước kiểm soát điều hành hoạt động thông qua các chính sách kinh tế tác động đến các thành phần kinh tế. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM có tác động rất lớn đến nền kinh tế đặc biệt là vấn đề vốn. Chính vì vậy Nhà nước cần những chính sách kinh tế hợp lý, chặt chẽ để tạo một môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng phát huy hiệu quả đồng vốn đối với nền kinh tế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lượng vốn đầu tư vào ngày càng nhiều. Vấn đề là Nhà nước phải có chính sách quản lý hiệu quả phát huy tối đa hiệu quả vốn phát triển nền kinh tế. Muốn vậy Nhà nước cần phải thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, công chứng và tài sản thế chấp, lệ phí đăng ký sở hữu tài sản…Nghiên cứu thị trường, nhanh nhạy nắm bắt các vấn đề kinh tế để có các chính sách hợp lý.

b. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Xây dựng hệ thống ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng đủ mạnh về nguồn vốn, vững về bộ máy tổ chức, hiện đại về công nghệ, mạng lưới hoạt động rộng khắp, tuyên truyền đến các thành phần kinh tế về bộ luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng. Từng bước thực hiện cải tiến và mở rộng các hình thức thanh toán, tuyên truyền vận động các tầng lớp dân cư thực hiện thanh toán chi trả hàng

hoá dịch vụ qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, để nhân dân tin cậy và thành tập quán sử dụng các công cụ thanh toán qua ngân hàng, thường xuyên quan tâm, nâng cao hiệu quả của từng dịch vụ ngân hàng, củng cố sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái, nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, tạo lập và củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán , thiết lập củng cố và mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới hoạt động, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, đưa ra các công cụ và phương tiện thanh toán thuận tiện phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường liên ngân hàng, đảm bảo điều hoà kịp thời giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ các nguồn vốn với lãi suất thấp, mở rộng quan hệ tín dụng, đa dạng hoá các hoạt động về ngoại tệ, tham gia hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam một cách linh hoạt hợp lí với tình hình hoạt động thị trường.

- Ngân hàng nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý, tăng cường các hoạt động thanh tra, chấn chỉnh xử lý kịp thời những hành vi, biểu hiện sai trái làm thất thoát vốn của nhà nước, của nhân dân, đưa hoạt động của các ngân hàng thương mại đi vào nề nếp, có hiệu quả, phục vụ tốt cho chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng.

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô

Với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay giữa các NHTM về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô phải không ngừng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chỉ có lợi thế về công nghệ mới có thể giúp ngân hàng giữ vững vai trò trụ cột trong hệ thống ngân hàng.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô nên kế hoạch trang bị mới cho chi nhánh trong hệ thống một mạng lưới

ATM với những máy móc thiết bị hiện đại, tính năng sử dụng cao. Tổ chức mạng lưới phòng giao dịch của chi nhánh phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, tiện lợi, an toàn cho khách hàng.

- Xây dựng hệ thống công nghệ tin học hiện đại, tiên tiến. Hỗ trợ kinh phí trong việc phát triển hoạt động Marketing về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô

- Thường xuyên tổ chức buổi thảo luận, hội nghị, nghiên cứu khoa học để vừa nắm bắt được các thông tin về tình hình hoạt động của các ngân hàng, vừa cung cấp thêm các kinh nghiệm kiến thức quý báu trong quá trình hoạt động giữa các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam - Chi nhánh Tây Đô nhằm kịp thời chấn chỉnh những sai sót còn tồn tại, phòng ngừa rủi ro. Luôn bám sát mọi biến động của thị trường, điều chỉnh lãi suất chi nhánh bám sát văn bản của NHNN theo kịp xu thế thị trường, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tây Đô nói riêng trong hoàn cảnh hiện nay. Để quản lý hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn dân cư có hiệu quả, Chi nhánh cần phân tích thực trạng hiện nay rồi từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực và có hiệu quả. Với đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô”, luận văn đã bước đầu hoàn thành những nội dung sau:

- Thứ nhất: Đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn dân cư và hiệu quả huy động vốn dân cư của Ngân hàng thương mại. Nội dung cơ bản bao gồm: Khái niệm về vốn huy động của NHTM, đặc điểm, các hình thức huy động vốn , vai trò của vốn huy động; khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn dân cư tại NHTM.

- Thứ hai: Luận văn đã cung cấp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô. Nội dung gồm có: đặc điểm chính của địa bàn mà Ngân hàng hoạt động; các loại sản phẩm huy động vốn dân cư mà Ngân hàng có; số liệu thực tế trong năm 2015, 2016, 2017, 2018 về hoạt động huy động vốn dân cư từ các đối tượng khách hàng khác nhau với kỳ hạn khác nhau; số liệu về doanh số cho vay và các đánh giá, nhận xét, phân tích tình hình cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn dân cư; số liệu về chi phí huy động vốn dân cư và lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng trong các năm; nêu ra những ưu điểm và hạn chế của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn để từ đó tìm các biện pháp khắc phục có hiệu quả.

- Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đã đưa ra được cơ sở thực tiễn phải nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô; các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn ở chi nhánh. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể với

Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Trong nội dung luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô. Mong rằng những giải pháp này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả các chiến lược huy động vốn dân cư mà chi nhánh đang thực hiện, góp phần đưa chi nhánh trở thành đơn vị hoạt động hiệu quả trong khu vực Thành phố Hà Nội. Do điều kiện về thời gian, khả năng chuyên môn còn nhiều hạn chế nên Luận Văn cũng sẽ còn nhiều điều khiếm khuyết cẩn phải cải thiện, mong nhận được góp ý chia sẻ của Thầy Cô và các độc giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Tài Chính, 2011. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2. Học viện Tài Chính, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại,.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

3. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

4. Lưu Thị Hoa, 2017. Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho Chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí

Minh.

5. Đỗ Thị Kim Luyến, 2016. Hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Đà Nẵng.

6. Lương Thị Quỳnh Nga, 2015. Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Hồng Nhung, 2015. Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Thăng Long.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN. Hà Nội.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô, 2015. Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2015, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2016, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc. Hà Nội.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Đô, 2016. Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2016, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2017, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc. Hà Nội.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô,2017.

Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2017, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2018, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc. Hà Nội.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- chi nhánh Tây Đô, 2018.

Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh năm 2018, Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh năm 2018, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc. Hà Nội.

14.Nghị định Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

15.Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG

1. Quý khách đánh giá như thế nào về mức lãi suất công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô đối với sản phẩm huy động? a. Mang tính cạnh tranh cao

b. Tương đối cạnh tranh c. Tính cạnh tranh thấp d. Ý kiến khác

2. Quý khách có hài lòng với chất lượng sản phẩm huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô?

a. Rất hài lòng

b. Tương đối hài lòng c. Chưa hài lòng d. Ý kiến khác

3. Theo đánh giá của quý khách, những tiện ích đi kèm các sản phẩm huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô như thế nào? a. Nhiều và khá thiết thực

b. Nhiều nhưng chưa thiết thực c. Ít nhưng thiết thực

d. Ít và không thiết thực e. Ý kiến khác

4. Mong quý khách cho ý kiến về mức độ đa dạng của sản phẩm huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô?

a. Rất đa dạng và không trùng lặp

b. Tương đối đa dạng và không trùng lặp c. Đa dạng nhưng trùng lặp

d. Kém đa dạng nhưng không trùng lặp e. Kém đa dạng và trùng lặp

5. Quý khách đánh giá như thế nào về chính sách khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô?

a. Rất quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng

b. Có sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng nhưng chưa nhiều c. Chưa thật sự quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng

d. Ý kiến khác

6. Quý khách cảm nhận như thế nào về cơ sở vật chất hạ tầng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô?

a. Cơ sở vật chất hạ tầng tốt; giao diện đẹp mắt, thể hiện phong cách riêng

b. Cơ sở vật chất hạ tầng tương đối tốt, giao diện dễ nhìn nhưng chưa tạo phong cách riêng

c. Chưa có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao diện chưa đẹp mắt, chưa tạo phong cách riêng

d. Ý kiến khác

7. Quý khách cảm nhận như thế nào về đội ngũ nhân viên giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Tây Đô?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây đô (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)