Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 20 nƣớc xuất khẩu cà phê, với diện tích trồng trên hàng nghìn ha, trong đó, Brazil có 2 triệu ha, Colombia có 950.000 ha, riêng Việt Nam tính đến thời điểm 2012, có khoảng hơn 600.000 ha. Theo số liệu thống kê của ICO (bảng 2.1), Brazil luôn dẫn đầu với tổng sản lƣợng chiếm hơn 30% trên tổng sản lƣợng cà phê của thế giới, tiếp đến là Việt Nam vào khoảng 18%, sau đó là Colombia (8%) và Indonesia (7%).
Bảng 2.1. Sản lƣợng cà phê xuất khẩu trên thế giới (1000 bao)
TT Quốc Gia Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng 96.927 104.573 113.157 1 Brazil 33.029 33.508 28.333 2 Vietnam 14.229 17.675 25.475 3 Colombia 7.822 7.734 7.170 4 Indonesia 5.489 6.159 10.614 5 India 4.631 5.840 5.288 6 Peru 3.817 4.697 4.310 7 Honduras 3.349 3.947 5.508 8 Guatemala 3.468 3.697 3.750 9 Ethiopia 3.324 2.675 3.203 10 Mexico 2.498 2.907 3.556 11 Uganda 2.657 3.142 2.685 12 Nicaragua 1.712 1.468 1.987 13 Cote d‟Ivoire 1.912 772 1.712 14 Ecuador 1.202 1.532 1.580 15 Một số nƣớc khác 7.788 8.820 7.986
Nhƣ vậy, sản lƣợng 4 nƣớc dẫn đầu đã chiếm đến 62% trên tổng sản lƣợng cà phê thế giới. Việt Nam luôn là nƣớc dẫn đầu về tốc độ tăng nhanh. Do thực tế của rất nhiều thuận lợi mang đến cho Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành vựa cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Để xem xét tình hình sản xuất cà phê trên thế giới, điểm qua một số nƣớc xuất khẩu cà phê chủ yếu trong những năm gần đây:
* Nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới - Brazil:
Với sự đa dạng của khí hậu và thời tiết, ở Brazil đƣợc biết đến là một quốc gia mạnh về sản xuất nông nghiệp, cà phê ở đây chiếm 80% tổng xuất khẩu của Brazil trong thập niên 30. Hơn nữa, có khoảng 5% lao động (35 triệu ngƣời) làm việc trong ngành cà phê và hầu hết ở nông thôn.Từ đó, cà phê là động lực thúc đẩy quá tình công nghiệp hóa ở Brazil và góp phần phát triển các thành phố lớn nhƣ Sao Paolo và Rio de Janeiro. Hiện nay Brazil vẫn là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với 30% thị phần xuất khẩu của thế giới. Tình hình xuất khẩu hiện nay, riêng cà phê tƣơi, hòa tan, rang xay và nghiền là 3% xuất khẩu cà phê khoảng 3,3 tỷ USD (trong tổng số 125 tỷ USD xuất khẩu) trong năm 2006. Tuy vậy, trong 25 triệu bao cà phê mỗi năm (22 triệu bao cà phê tƣơi, 3 triệu bao cà phê hòa tan), thì xuất khẩu cà phê rang xay và nghiền không đáng kể. Mà chủ yếu ở Brazil là xuất khẩu cà phê Arabica.
Theo kết quả của Phòng Thƣơng mại nông nghiệp Sao Paulo (ATO), riêng sản lƣợng cà phê của Brazil mùa vụ 2012/13 (tháng 7 năm 2012 – tháng 6 năm 2013) đạt 55,9 triệu bao (loại 60 kg), 6,7 triệu bao so với mùa vụ 2011/12. Xuất khẩu cà phê mùa vụ 2012/13 dự kiến đạt 34 triệu bao, tăng 12% so với mùa vụ 2011/12.
Bảng 2.2: Sản lƣợng cà phê của Brazil theo khu vực (triệu bao)
Khu vực/ Loại cà phê Mùa vụ 08/09 Mùa vụ 09/10 Mùa vụ 10/11 Mùa vụ 11/12 Mùa vụ 12/13 Minas Gerais 26,9 22,1 28,5 23,5 28,3 Tây Nam 14,9 12,1 16,0 11,5 15,2
Đông Nam 6,9 5,8 7,0 7,5 7,2 Espirito Santo 12,1 10,6 11,5 13,5 15,0 Arabica 2,9 2,4 3,1 2,7 2,8 Robusta 9,2 8,2 8,4 10,8 12,2 Sao Paulo 4,9 4,2 5,0 4,1 4,8 Parana 2,7 1,9 2,4 1,9 1,8 Khu vực khác 6,7 6,0 7,1 6,2 6,0 Arabica 3,1 2,4 2,8 2,5 2,5 Robusta 3,6 3,6 4,3 3,7 3,5 Tổng 53,3 44,8 54,5 49,2 55,9 Arabica 40,5 33,0 41,8 34,7 40,2 Robusta 12,8 11,8 12,7 14,5 15,7
(Nguồn: Agricultural Trade Office, Sao Paulo, Brazil)
Bảng 2.3: Khu vực trồng cây cà phê
Mùa vụ 08/09 Mùa vụ 09/10 Mùa vụ 10/11 Mùa vụ 11/12 Mùa vụ 12/13 Tổng số cây trồng (tỉ cây) 6.567 6.598 6.635 6.595 6.815 Không mang hạt 677 873 815 835 950 Đang mang hạt 5.890 5.725 5.820 5.760 5.865
Tổng diện tích (triệu ha) 2.424 2.395 2.409 2.410 2.398
Không mang hạt 201 244 234 260 268
Đã thu hoạch 2.223 2.151 2.175 2.150 2.130
Cây/ha (nghìn cây/ha) 2.710 2.755 2.754 2.737 2.842
Không mang hạt 3.368 3.578 3.483 3.212 3.545
Đang mang hạt 2.650 2.662 2.676 2.679 2.754
(Nguồn: Agricultural Trade Office, Sao Paulo, Brazil)
Năng suất cà phê của Brazil mùa vụ 2012/13 đạt 26,34 bao/ha, tăng 14,7% so với mùa vụ trƣớc (22,8 bao/ha), chủ yếu là do chu kỳ ra quả của loại cà phê Arabica
và sản lƣợng thu hoạch cà phê Robusta tăng, đặc biệt là tại khu vực Espirito Santo. Sản lƣợng cà phê Arabica mùa vụ 2012/13 dự kiến đạt 40,2 triệu bao, tăng 16% so với mùa vụ trƣớc. Trong khi đó, sản lƣợng cà phê Robusta dự kiến đạt 15,7 triệu bao, tăng 1,2 triệu bao so với mùa vụ 2011/12 do sản lƣợng tại Espirito Santo tăng mạnh.
* Colombia: Trên thị trƣờng cà phê Arabica luôn đƣợc đánh giá cao hơn vì có hƣơng vị thơm ngon. Giá cà phê Arabica thƣờng cao hơn gấp đôi so với giá cà phê Robusta. Cà phê Arabica đại diện cho khoảng gần 70% các sản phẩm cà phê cao cấp trên thế giới. Arabica có nguồn gốc từ vùng cao nguyên nhiệt đới Ethiopia, Đông Phi. Brazil và Colombia là hai nƣớc xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lƣợng cà phê của họ cũng đƣợc đánh giá cao nhất.
Giống cà phê Colombia ở đây, đƣợc ví nhƣ đứa con lai của hai bố mẹ Robusta và Arabica. Giống cà phê này đƣợc gây giống và phát triển ở Colombia để chống lại bệnh trong khi tăng năng suất. Trong nhiều thập kỷ Colombia cố gắng cho ra đời hàng chục phiên bản đƣợc gọi là F10-F1. F10, còn đƣợc gọi là các Castillo. Và cuối cùng, hiện nay, đỉnh cao là giống Colombia chính thức, tự hào mang tên 1 đất nƣớc. Đây là giống trồng phổ biến nhất lở Colambia. Mặc dù Colombia có mùi hƣơng thơm nồng nàn, tuyệt vời, độ chua rất cao, xen với vị đắng, hầu nhƣ không thấy có dƣ vị ngọt, đƣợc sử dụng trong các thƣơng hiệu cà phê cao cấp.
Hiện tại, Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia xây dựng một trong những nhà máy chế biến cà phê khô - lạnh lớn nhất thế giới tại Chinchino, vùng trồng cà phê lớn nhất của Colombia. Nhà máy đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn ngƣời, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh và phổ biến các kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến. Colombia tập trung vào việc đa dạng hoá cây trồng và quảng bá thƣơng hiệu cà phê Colombia qua các phƣơng tiện quảng cáo và marketing hiện đại nhằm nâng cao tên tuổi cà phê Colombia trên khắp thế giới. Những bƣớc đi thận trọng của nƣớc này đã giúp khách hàng nhận thức đúng đắn và am hiểu nhiều hơn đối với cà phê Colombia. Vì vậy, tạo điều kiện thuận lợi để cà phê Colombia thâm nhập thị trƣờng mạnh hơn.
Riêng năm 2012 sản lƣợng cà phê của quốc gia này đạt 10,89 triệu bao (loại bao 60kg), tăng 41% so với năm 2013 và là mức tăng cao nhất trong 36 năm qua. Trong năm năm gần đây Colombia đã “trẻ hóa” hơn 2,8 triệu cây cà phê, thay những cây già cỗi bằng giống cây có khả năng chống bệnh nấm Roya. Theo số liệu của Tổ chức cà phê quốc tế, năm 2013, Colombia xuất khẩu 9,68 triệu bao cà phê, tăng 35% so với năm 2012, Colombia đứng thứ tƣ thế giới về xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2012-13, đứng sau Brazil, Việt Nam và Ấn Độ.
Mặc dù hiện nay cà phê chỉ là một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của Colombia, ngành cà phê vẫn là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, đây là nguồn tạo thu nhập của khoảng 560.000 gia đình.
*Indonesia: Đây là nƣớc đƣợc biết đến là một quốc gia sản xuất cà phê vối lớn thứ hai trên thế giới sau Việt Nam, đƣợc xếp hạng là nƣớc thứ ba trên thế giới có sản lƣợng cà phê vối trong top đầu thế giới. Hiện tại, nó mang lại thu nhập cho 5 triệu ngƣời dân của nƣớc này, đóng góp khoảng 500 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Do đảm bảo về kỹ thuật cũng nhƣ các bƣớc chăm sóc theo đúng quy trình, và luôn ổn định trong chất lƣợng giúp cho cà phê nơi này có giá cao hơn trong xuất khẩu so với cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, diện tích trồng cà phê thu hẹp và sự trì trệ trong sản xuất có thể làm sản lƣợng cà phê Indonesia trong mùa vụ 2012/13 chỉ vào khoảng 9,7 triệu bao.
10.000 10.500 9.325 8.300 9.700 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2008/2009 2009/2010 2010/2011 2011/2012 2012/2013
Hình 2.1: Sản lƣợng cà phê Indonesia (nghìn bao)
Diện tích thu hoạch cà phê Robusta ở Indonesiađang giảm dần. Mặc dù diện tích trồng cà phê Arabica có tăng lên trong mấy năm gần đây nhƣng không đủ để bù đắp cho việc diện tích cà phê Robusta giảm mạnh. Nông dân ở phía Nam Su-ma-tra bao gồm Lampung, Bengkulu và Nam Su-ma-tra đã chủ động chuyển sang trồng các loại cây sinh lời nhiều hơn nhƣ cây ca cao, cây cao su và cây cọ dầu thay cho cây cà phê Robusta. Đầy cũng là những khu vực đóng góp 80% vào sản lƣợng cà phê Robusta của cả nƣớc.
Giá bán cao là nguyên nhân khuyến khích ngƣời dân mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica. Tuy nhiên, địa hình không thuận lợi cũng nhƣ việc xâm lấn diện tích rừng phòng hộ cũng sẽ giới hạn việc mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica tại quốc gia này.
Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết khoảng 60% cây cà phê ở nƣớc này trên 25 tuổi. Trong năm 2012, Bộ Nông nghiệp Indonesia tập trung cho việc mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica và trẻ hoá đất trồng cà phê Robusta.
Tóm lại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với những khó khăn về giá. Mặc dù khả năng gia tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, song rủi ro về giá luôn tiềm ẩn, khiến cho việc ổn định và bứt phá trở nên khó khăn hơn. Điều đó phụ thuộc rất nhiều đến chất lƣợng của cà phê. Đây là bài học khá quan trọng cho Việt Nam, sản lƣợng Việt Nam luôn đứng thứ hai, song chất lƣợng thì chƣa thật sự đảm bảo, các tiêu chuẩn nhƣ UTZ, 4C Việt Nam vẫn chƣa đáp ứng đƣợc. Do đó, cần có những bƣớc đi thận trọng hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất khi xâm nhập thị trƣờng thế giới.