Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 57 - 61)

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng càphê trên địa bàn tỉnh Đăk

2.3.1. Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm các tỉnh Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên12 là 13.125,37 km2, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Bình Phƣớc; phía Tây giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 - 800 m so với mặt nƣớc biển.

Với đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, Đắk Lắk có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phƣớc và Bình Dƣơng.

Địa hình của tỉnh nói chung và vùng nói riêng rất đa dạng và phong phú, nằm ở phía Tây và cuối dãy Trƣờng Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lƣợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, và đƣợc chia thành các vùng chính:

+ Địa hình đồi núi: gồm vùng núi cao Chƣ Yang Sin với nhiều dẫy núi cao trên 1.500m (Đỉnh Chƣ Yang Sin cao 2.445m; Lang Bang cao 2.167m) và vùng đồi núi thấp trung bình Chƣ Dơ Diu, độ cao trung bình 600-700m.

+ Địa hình cao nguyên: gồm cao nguyên lớn Buôn Ma Thuột, nơi cao nhất là EaH'leo cao gần 800m và thấp nhất phía Nam cao 400m. Cao nguyên Đắk Nông - Đắk Mil có độ cao giảm dần từ Đông Bắc (800-900m) xuống Tây Nam (500-600m). Cao nguyên MaD'răk độ cao trung bình 450-500m.

+ Địa hình bán bình nguyên: EaSúp là vùng rộng lớn nhất nằm ở Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 200-300m.

12

Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng Cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, tháng 5/2012, Đăk Lăk, tr.10

+ Địa hình đồng bằng trũng Krông Păk, Lăk, có độ cao trung bình 400-500m. Khí hậu toàn tỉnh đƣợc chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 50

C.

Hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tƣơng đối đồng đều. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính. Sông Sêrêpôk (có chiều dài sông chính là 315 km và hai nhánh chính là Krông Ana và Krông Nô) với nhiều thác nƣớc cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thuỷ điện tốt nhƣ thác Buôn Kuốp, Dray Sáp, Dray H'Ling. Sông Ba nằm về phía Đông Bắc của tỉnh và có hai thuỷ lƣu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là Ea Krông Hin và Ea Krông Năng.

Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, nhƣ hồ Lăk, Ea Kao, Buôn Triết....

Với lƣợng mƣa bình quân 1.900 mm, thì Đắk Lắk có 28,6 tỷ m³ nƣớc, trong đó: lƣợng nƣớc mƣa chuyển vào dòng chảy khoảng 14,5 tỷ m³. Nguồn nƣớc ngầm trên vùng đất bazan tƣơng đối lớn. Trữ lƣợng công nghiệp cấp C2 ở cao nguyên Buôn Ma Thuột khoảng 21.028.000 m³/ngày, tạo thành 2 tầng chứa nƣớc khác nhau. Nƣớc ngầm có trữ lƣợng lớn ở độ sâu 40 - 90 mét, tổng lƣợng nƣớc ngầm sử dụng vào những tháng mùa khô khoảng 482.400 m³/ngày.

Đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tƣ cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1312,5 nghìn ha.

Chất lƣợng của một số loại đất nhƣ nhóm đất đỏ, phần lớn nằm trên địa hình tƣơng đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su v.v... cho năng suất cao và chất lƣợng tốt. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác nhƣ đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau nhƣ cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác... Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Bảng 2.4: Sự phân bố các nhóm đất của Đắk Lắk TT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Phân bổ Tổng số 1.280.203 100 1 Nhóm đất phù sa (Fluvisols) 14.708 1.15

Ven sông Krông Ana, Krông Nô

2 Nhóm đất Grey

(Gleysols) 29.350 2.29

Tập trung ở các vùng trũng thuộc huyện Lăk, Krông Ana và rải rác ở các vùng ngập nƣớc quanh năm

3 Nhóm đất đen

(Luvisols) 38.694 3.02

Xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng bazan 4 Nhóm đất xám

(Acrisols) 579.309 45.25

Hầu hết ở các huyện, trên dạng địa hình có độ dốc

5 Nhóm đất đỏ

(Ferralsols) 311.340 24.32

Tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phần lớn có độ dốc thấp, tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét trên 40%) tơi xốp khi ẩm, khả năng giữ và hấp thu nƣớc tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, dâu tằm... 6 Nhóm đất nâu

(Lixisols) 146.055 11.41 ở địa hình ít dốc

thấm

(Phaeozems)

rìa cao nguyên bazan, ở chân gò, đồi bazan 8 Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị (Planols) 32.980 2.58

ở huyện Ea Súp trên địa hình bán bình nguyên, địa hình lòng chảo hoặc thung lũng

9

Nhóm đất sói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)

78.132 6.10

Chủ yếu ở Tây huyện Ea Súp, và vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện

10 Nhóm đất nứt nẻ

(Vertisols) 3.794 0.30

Tập trung ở huyện Krông Păk và vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện

11

Nhóm đất mới

biến đổi

(Cambisols)

23.498 1.84

(Nguồn: Báo cáo tóm tắt công tác quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đăk Lăk, tháng 10/2010, [16])

Diện tích đất còn rừng tự nhiên ở Đăk Lăk phân bổ ở phía Nam thuộc vùng núi cao Chƣ Yang Sin (rừng thƣờng xanh), phía Tây thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn bao gồm vƣờn quốc gia Yôk Đôn và phía Tây Ea Súp giáp với Cam Pu Chia (rừng khộp) và còn lại ở vùng núi thuộc huyện M‟Đrăk, Ea Kar, Ea Hleo. Diện tích rừng bị suy giảm cả về diện tích và chất lƣợng rừng.

Theo kết quả kiểm kê đất đai của Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk 2011, đất dùng cho nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm đa số diện tích đất của tỉnh. Riêng đất nông nghiệp trồng cây công nghiệp lâu năm có tới 301.643 ha13,

1315

Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng Cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, tháng 5/2012, Đăk Lăk, tr.67, 90, [11]

chiếm hơn 56% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, trong đó, diện tích trồng cà phê chiếm đa số (200.193 ha)14

và là sản phẩm chủ lực của vùng.

Về những nét đặc trƣng của con ngƣời nơi đây, với 54 dân tộc sinh sống tại vùng đất Đăk Lăk này, dân số chiếm đến gần 1,8 triệu ngƣời (2011), với 3 nền văn hóa chính thống hội tụ: nền văn hóa dân tộc Trƣờng Sơn - Tây Nguyên, nền văn hóa của các dân tốc thiểu số phía Bắc, nền văn hóa của ngƣời Kinh. Nó không chỉ góp phần làm cho Đăk Lăk ngày càng giàu đẹp, đời sống ngƣời dân ngày càng phát triển mà còn tạo nên những mảng màu văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)