Sự ưu đãi của các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 49 - 52)

2.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành càphê Việt Nam

2.2.2. Sự ưu đãi của các yếu tố sản xuất

Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện tự nhiên rất thích hợp với việc trồng cây cà phê. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt nam đã phát triển vƣợt bậc cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng. Khối lƣợng cà phê xuất khẩu liên tục tăng, góp phần đƣa Việt Nam lên vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê robusta, chỉ đứng sau Brazil, đƣa kim ngạch xuất khẩu lên gần 3 tỷ USD (niên vụ 2012/2013). Thành quả này là sự cố gắng lớn của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, cần xem xét hiện trạng phát triển các loại cà phê hợp với quy mô của từng vùng để làm tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh trên trƣờng quốc tế của cà phê Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 loại cà phê:Arabica, Robusta, Cheri * Robusta:

Loại cây trồng này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhƣỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia Lai, Đắk Lắk), hằng năm đạt 90- 95% tổng sản lƣợng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị ngƣời Việt, nhƣng quá đậm đặc với ngƣời nƣớc ngoài. Nhiệt độ trung bình là 22-260C, lƣợng mƣa hàng năm dƣới 2000mm, đất tơi xốp, đất bazan. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt đƣợc năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…) để đạt đƣợc yếu tố này, ngƣời nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản.

* Arabica: thƣờng trồng ở nhiệt độ 19-240C, lƣợng mƣa hàng năm khoảng từ 1500-2000mm, có cây che bóng, và đƣợc trồng chủ yếu trên đất đỏ bazan.

Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor

- Moka: mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhƣng sản lƣợng rất thấp, giá trong nƣớc không cao vì không xuất khẩu đƣợc, trong khi giá xuất rất cao gấp 2-3 lần Robusta, vì trồng không đủ chi phí nên ngƣời nông dân ít trồng loại café này.

- Catimor:Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta nhƣng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa

mƣa và không tập trung nên chi phí hái rất cao. Hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.

* Cheri (café mít):

Không phổ biến lắm vì vị rất chua và chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi phí rất thấp. Tuy nhiên thị trƣờng xuất khẩu không chuộng kể cả trong nƣớc nên ít ngƣời trồng loại này, một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg café tƣơi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình…

Do đó, để thích hợp trồng các cây cà phê này, cần xem xét các yếu tố đầu vào của sản xuất cà phê nhƣ:

Thổ nhƣỡng: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/01/2012, Việt Nam có 26280,5 nghìn ha trong đó có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê đƣợc phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu ha.

Ở Việt Nam lọai đất này có nhiều nhất ở Tây Nguyên khoảng 1,4 triệu ha, miền Đông Nam bộ 0,7 triệu, ngoài ra loại đất này còn có ở vùng Phủ Quỳ Nghệ An, Hƣng Hóa Quảng Trị…

Cà phê chè đƣợc tìm thấy ở cao nguyên Ethiopia, có độ cao trên mực nƣớc biển từ 1300 - 1800m. Vùng này có một mùa khô 4 – 5 tháng. Lƣợng mƣa hàng năm từ 1500 - 1800mm,nhiệt độ trung bình 20 - 25 độ C. Điều này giải thích những khó khăn thƣờng gặp phải khi trồng cà phê chè ở vùng nhiệt đới thấp, thừa nóng ẩm, có chế độ mƣa không phù hợp với lƣợng mƣa lớn và phân bố không đều trong năm.

Tuy nhiên ở các vùng thấp 600-800m nhƣ ở Sơn La, Điện Biên, ngƣời ta vẫn trồng đƣợc cà phê chè vì vùng này có vị trí vĩ độ rất cao (22 – 23 độ vĩ bắc). Điều kiện của địa hình và vĩ độ điều chỉnh những yếu tố bất thuận.

Bên cạnh đó, cà phê vối tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Ngƣời ta cũng trồng cà phê trên các loại đất khác nhƣ đất đỏ đá vôi ở Sơn La và cả trên đất đá hoa cƣơng hay phiến thạch.

Khe Sanh (Quảng Trị) cũng là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà phê Arabica và Catimor (cà phê mít), vốn có độ cao phù hợp và là vùng đồng bằng chịu những ngọn gió Lào hun đúc thổi từ hoang mạc Trung Á làm đồng khô cỏ cháy và con ngƣời gan góc kiên trì nhất Việt Nam. Ngoài ra, nƣớc ta còn có vùng cà phê Arabica Tây Bắc đã có lịch sử cả trăm năm, tuy cho những sản phẩm thấp hơn so với các tỉnh Tây nguyên, song cũng góp phần làm hƣơng sắc cà phê Việt thêm phong phú và đa dạng.

Ngoài những vùng trồng cà phê tiêu biểu kể trên, Việt Nam cũng đƣợc biết đến với cà phê tại Đắk Mil của Đắk Nông, có tới 19.000 ha cà phê, chiếm tới 1/4 diện tích của huyện này và cung cấp sản lƣợng tới 42.930 tấn, chiếm 1/3 sản lƣợng cà phê so với toàn tỉnh. Nếu nhƣ cà phê Đắk Hà mang tới hƣơng vị đậm, nồng nàn thì cà phê Đắk Mil chua thanh lại đem đến sự trầm tƣ, sâu sắc.

Gia Lai thì lại đƣợc biết đến với cà phê Chƣ Sê, một huyện nằm cách thành phố Pleiku 40 km về phía nam, với diện tích 12.000 ha, lại mang đến hƣơng vị cà phê sục sôi, đầy chất lửa. Ngoài ra, tỉnh này còn có những vùng đất trồng cà phê khác với sản lƣợng và chất lƣợng khá tốt nhƣ Chƣ Pả, Ia Sao, An Khê…

Ngoài đất Bazan ra còn có nhiều loại đất khác có khả năng trồng cà phê nhƣ: Đất phù sa cổ, đất dốc tụ, đất sa phiến thạch, đất đá vôi… thƣờng trồng ở một số vùng nhƣ Nghệ tĩnh, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phƣớc…

Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mƣa nhiều. Lƣợng mƣa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trƣởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mƣa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Tóm lại, khí hậu Việt Nam rất thích hợp để phát triển cây cà phê trên tất cả các vùng, nhất là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những lợi thế về khí hậu là yếu tố khá quan trọng tạo nên năng suất cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh cho ngành cà phê Việt Nam trong những năm qua.

Lao động: Theo Tổng cục thống kê 2012, Việt Nam với dân số khoảng 89 triệu ngƣời trong đó 49% là trong độ tuổi lao động. Đây là đội ngũ lao động khá dồi dào, cung cấp cho mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất cà phê xuất khẩu là một quá trình bao gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ khâu nghiên cứu chọn giống, gieo trồng, khâu chăm sóc, thu mua, chế biến, bảo quản, bao gói, xuất khẩu. Quá trình này đòi hỏi một đội ngũ lao động khá lớn. Đặc biệt ở Việt Nam, việc ứng dụng máy móc trong sản xuất chế biến cà phê chƣa nhiều vì thế lợi thế về nhân công có thể giúp nƣớc ta giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất cà phê xuất khẩu từ đó có thể hạ giá thành giúp cho Việt Nam có thể cạnh tranh đƣợc về giá so với các nƣớc trên thế giới.

Theo thống kê của Bộ LĐTB & XH, năm 2012, việc sản xuất cà phê xuất khẩu thu hút khá nhiều lao động: cứ 1 ha cà phê thu hút từ 120.000- 200.000 lao động. Riêng ở nƣớc ta hiện nay có khoảng 700.000 – 800.000 lao động sản xuất cà phê, đặc biệt vào thời điểm chăm sóc, thu hoạch con số này lên đến hơn 1 triệu ngƣời. Nhƣ vậy với nguồn lao động dồi dào nhƣ nƣớc ta hiện nay có thể cung cấp một lƣợng lao động khá đông đảo cho ngành cà phê. Với giá trị tổng sản lƣợng chiếm khoảng 2% GDP, ngành cà phê đóng góp không nhỏ vào tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc, là nguồn thu nhập chủ yếu của 540.000 hộ nông dân với hơn 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là Tây Nguyên.

Do tâ ̣p trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và miền núi nên ta ̣o điều kiê ̣n tâ ̣n dụng nguồn nhân công giá rẻ đã góp phần giảm chi phí đầu vào , tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Nhờ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)