Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng càphê ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 99 - 105)

ở Đăk Lăk

- Cần có một quy hoạch tổng thể cho cà phê của tỉnh:

Cà phê là cây trồng chủ lực, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động ở Dak Lak. Sản phẩm cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội và chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh.

Trong vài năm trở lại đây, diện tích cà phê tăng liên tục, trung bình mỗi năm tăng trên 1.800 ha. Tình trạng phát triển cà phê không theo quy hoạch làm tăng cao chi phí sản xuất, năng suất, chất lƣợng cà phê thiếu ổn định. Điều đáng nói là quỹ đất bazan thích hợp cho cây cà phê hầu nhƣ không còn, diện tích cà phê già cỗi cho năng suất thấp cần tái canh lại chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn. Theo báo cáo của Sở

NN&PTNT Đăk Lăk, toàn tỉnh hiện có 200.193 ha cà phê (chiếm gần 40% diện tích cà phê toàn quốc), trong đó gần 30.000 ha đƣợc trồng từ trƣớc những năm 1990, chƣa kể còn khoảng trên 40.000 ha cà phê dƣới 20 năm tuổi nhƣng đã có dấu hiệu già cỗi, sinh trƣởng kém, năng suất và chất lƣợng thấp… mà nguyên nhân là do cây cà phê trồng tại một số vùng đất không phù hợp, giống cây và quá trình đầu tƣ chăm sóc không bảo đảm…

Do đó, để tạo sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh hay cho chính sản phẩm trong tỉnh cần một quy hoạch tổng thể, hƣớng trọng tâm vào khắc phục tình trạng kém chất lƣợng, thay đổi lối tƣ duy trong toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê của tỉnh. Giảm thiểu tình trạng già cỗi của cây cà phê, đổi chất cho cà phê nơi đây, phát triển bền vững ngành và giữ đƣợc thị phần, vị thế của ngành cà phê trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp chế biến đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng trong việc cải thiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Với chính sách thu hút đầu tƣ xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê nhân, cà phê tinh chế; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sân phơi, kho chứa sản phẩm đối với những nơi trồng cà phê tập trung, một số dự án chế biến cà phê bột, cà phê hoà tan đã đƣợc nâng cấp đầu tƣ.

- Tiếp tục nhân rộng các mô hình đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê bằng cách trồng xen các loại cây hàng hóa lâu năm như bơ, sầu riêng, tiêu, mít...

Ngay mùa mƣa năm nay, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đã trồng xen mới trên 1.000 ha.

Thực tế, việc trồng cà phê xen các loại cây hàng hóa lâu năm tại các nông hộ ở các huyện Cƣ M‟gar, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắk, Cƣ Kuin không những giúp ngƣời trồng tăng thêm thu nhập từ 20 đến 50% so với trồng thuần càphê mà còn có tác dụng cải thiện điều kiện khí hậu trong vƣờn cây, nâng cao độ phì nhiêu của đất, hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi, hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất tăng thêm từ 24 đến 26%.

Cũng theo các nhà khoa học, việc đa dạng hóa cây trồng trong các vƣờn cà phê còn góp phần duy trì sự phát triển bền vững. Các loại cây trồng xen còn có tác dụng nhƣ cây che bóng, chắn gió nên đã hạn chế sự phát triển, lây lan các đối tƣợng sâu bệnh hại, giảm bớt áp lực nƣớc tƣới trong mùa khô đối với các vƣờn cà phê.

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có trên 200.000 ha cà phê, trong đó có trên 195.000ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch sản phẩm với sản lƣợng mỗi năm đạt từ 430.000 tấn cà phê nhân trở lên. Tuy nhiên, diện tích cà phê có trồng cây che bóng, cây trồng xen trên địa bàn tỉnh còn rất thấp, chỉ mới có 32% diện tích cà phê.

- Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân để tăng khả năng cạnh tranh.

Để tăng khả năng cạnh tranh, các biện pháp cải thiện chất lƣợng sản phẩm cà phê nhân cần tập trung vào một số yếu tố sau:

+ Thay đổi tập quán canh tác, thu hái sản phẩm:

Bón phân hợp lý để bảo đảm chất lƣợng sản phẩm. Tăng lƣợng phân bón hữu cơ nhƣ phân xanh, phân chuồng, phân vi sinh và giảm lƣợng phân bón hóa học. Áp dụng lƣợng phân bón hóa học theo khuyến cáo của cơ quan nghiên cứu, thay đổi tập quán sử dụng phân bón đối với các hộ nông dân cần đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Các hƣớng dẫn và khuyến cáo về cách thức sử dụng phân bón và cơ cấu các loại phân bón cần thực hiện thông qua kênh của các đại lý, cửa hàng bán vật tƣ, phân bón, cần tƣ vấn cho nông dân thì nông dân sẽ có căn cứ quyết định mua số lƣợng và chủng loại hợp lý. Ví dụ theo khuyến cáo20, 1 ha cà phê cần 280kg N + 120kg P2O5 + 260kg K2O (đạm, lân và kali nguyên chất), các công thức phối hợp các loại phân bón nhƣ sau: Công thức 1 (543kg đạm urê 46% hoặc 1.190kg đạm SA 21% + 667kg lân 15% + 460kg kali 50%); Công thức 2 (1.500kg phân tổng hợp NPK16-8-16 + 87kg đạm urê 46% hoặc 190kg đạm SA 21% + 34kg kali 50%)...

20

+ Bỏ tập quán hái “tuốt cành” và hái quả xanh để bảo đảm chất lƣợng. Nông dân cần nhận thức rõ tác hại của việc thu hái quả xanh (không chỉ làm giảm chất lƣợng mà còn làm giảm sản lƣợng thu hoạch và tăng tỷ lệ tổn thất). Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực nông thôn, Do là các thôn buôn trên vùng cao, cần khuyến khích hình thức liên kết các nhóm hộ sản xuất để tăng hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ vƣờn cà phê.

+ Cải tiến kỹ thuật chế biến và nâng caonăng lực chế biến, bảo quản:

Nông dân cần đƣợc hƣớng dẫn cách bảo quản cà phê quả tƣơi để bảo đảm nguyên liệu tốt cho khâu chế biến; phân loại nguyên liệu và loại bỏ tạp chất trƣớc khi phơi, phơi riêng các loại quả để bảo đảm chất lƣợng sản phẩm. Ngoài ra, cần áp dụng biện pháp kỹ thuật chế biến cà phê ƣớt cụm hộ, khuyến khích các hộ nông dân liên kết lại với nhau và hình thành vùng sản xuất quy mô lớn. Một dây chuyền chế biến cà phê ƣớt công suất nhỏ có thể chế biến đƣợc 500 - 700 tấn cà phê quả tƣơi, đƣợc trồng trên diện tích khoảng 40 - 50 ha của vài chục hộ. Cà phê đƣợc chế biến theo phƣơng pháp này có chất lƣợng cao, dễ bảo quản và bán đƣợc giá. Để thực hiện biện pháp này, Nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng cần cải tiến thủ tục và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tín dụng ƣu đãi, tạo điều kiện để nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay đầu tƣ thiết bị sân phơi, máy sấy, công nghệ chế biến và kho bảo quản. Đặc biệt, đối với nhóm hộ liên kết để áp dụng kỹ thuật chế biến ƣớt, Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ thỏa đáng về số lƣợng vốn vay và lãi suất để đầu tƣ dây chuyền chế biến.

- Tập trung cho chiến lược giảm nhẹ những tác hại của biến đổi khí hậu với ngành cà phê ở Đăk Lăk:

+ Vấn đề phân vùng quy hoạch cây cà phê robusta vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại. Do đó, cần có quy hoạch vùng cho phù hợp với lợi thế của từng vùng, nhƣ ở Đăk Lăk vì cây cà phê robusta đƣợc trồng nhiều ở đây, với lợi thế ở độ cao về vĩ độ và trên mực nƣớc biển, khí hậu cũng khá thuận lợi nên có thể giảm đƣợc phần nào tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

+ Về kỹ thuật nông nghiệp: Cần phải quan tâm đến các biện pháp trồng cây che bóng vừa để cải thiện điều kiện về khí hậu trong vƣờn cà phê vừa để thực hiện đa dạng hóa cây trồng. Vì cây che bóng cũng chịu tác động của nhiệt độ cao. Cũng cần chú ý biện pháp kỹ thuật tỉa cành để cây cà phê phát triển “hợp lý” hơn, bớt tiêu hao dinh dƣỡng cho hiệu quả cao hơn.

Vấn đề tƣới nƣớc cho cây cà phê cũng cần đƣợc quan tâm, để đảm bảo cho giống cà phê có khả năng chịu hạn tốt hơn.

- Tập trung nhân giống và phát triển giống cà phê Arabica tại tỉnh Đăk Lăk:

Đăk Lăk là tỉnh dẫn đầu về sản lƣợng cà phê Robusta, song trên thực tế lại không đem lại hiệu quả kinh tế nhiều nhƣ Arabica. Do đó, trong tƣơng lại, tỉnh cần tập trung đẩy mạnh phát triển giống cà phê này, và quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Cần nhân giống theo phƣơng pháp hữu tính trong bầu ở vƣờn ƣơm, nuôi dƣỡng đến khi đạt chất lƣợng mới đƣa ra trồng.

Do cây cà phê Arabica mang lợi nhiều lợi nhuận hơn so với Robusta, và chúng đƣợc ƣa chuộng hơn trên thế giới, nên việc nhân giống đúng quy cách, tiêu chuẩn quy định, đảm bảo chỉ tiêu sinh trƣởng tốt của cà phê trồng mới khoảng 6-8 tháng, với chiều cao 20-35 cm sẽ mang lại chất lƣợng cao hơn cho thành phẩm cà phê trên địa bàn

+ Việc tƣới nƣớc và bón phân định kỳ 5-7 ngày/bón 1 lần, tùy theo sinh trƣởng của cây con.

+ Hơn nữa, việc lựa chọn đất trồng cũng khá quan trọng để cây cà phê sinh trƣởng và phát triển tốt.

- Phát triển công nghệ chế biến: Hiện một số công ty cà phê thuần Việt nhƣ Trung Nguyên, Vinacafe, Mê Trang… đã xây dựng hình ảnh, dần định hình đƣợc thƣơng hiệu trong nƣớc và trên thị trƣờng quốc tế, đồng thời đang mở rộng đầu tƣ các sản phẩm chế biến sâu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. Với thƣơng hiệu cà phê rang xay có mặt ở khá nhiều nƣớc: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Đức…, Song công nghiệp chế biến vẫn dẫm chân tại chỗ thì việc xuất khẩu vẫn chỉ “xuất thô”. Do đó, Đăk Lăk cần phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến cà

phê trên địa bàn. Đăk Lăk có thể học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên sử dụng chế phẩm enzyme để nâng cao hiệu quả công nghệ chế biến cà phê theo phƣơng pháp chế biến ƣớt, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa tiết kiệm chi phí, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh đó, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, hỏi hỏi, sử dụng công nghệ nhƣ các nƣớc trên thế giới trong việc sản xuất cà phê hòa tan, rang xay... để lại hiệu quả, và giá trị kinh tế cho tỉnh.

- Phát triển cà phê bền vững:

Phát triển cà phê bền vững là xu hƣớng tất yếu của ngành để nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh. Vì vậy, Nhà nƣớc và địa phƣơng cần khuyến khích hình thức liên kết phát triển cà phê bền vững giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu, hƣớng dẫn kỹ thuật, quản lý, giám sát và cấp chứng chỉ cho hộ nông dân. Nông dân cam kết thực hiện sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật và bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm cam kết cao hơn giá thị trƣờng. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng mạng lƣới thu mua sản phẩm hoặc xây dựng xƣởng chế biến gần khu vực sản xuất để bảo đảm nguồn nguyên liệu và chế biến kịp thời, tăng chất lƣợng sản phẩm.

- Giảm thiểu rủi ro trong cạnh tranh của mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk:

+ Thành lập quỹ dự trữ cà phê hàng năm: Thu mua tạm trữ để giữ giá, đây là cách một một số bà con trong tỉnh đã làm, để điều tiết giá trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua, đảm bảo với mức giá ổn định hơn, giúp bà con yên tâm canh tác, đảm bảo thu nhập ổn định hơn. Qua đó, điều tiết lại thị trƣờng cà phê, nâng uy tín cho cà phê trong tỉnh, cũng nhƣ cà phê Việt Nam xuất khẩu trong các thị trƣờng thế giới.

+ Việc liên kết 4 nhà vẫn đem lại hiệu quả, do đó cần quy hoạch và cân nhắc hơn khi triển khải đảm bảo tính đồng bộ sẽ mang lại lợi ích của nông dân, các doanh nghiệp và cả nhà nƣớc. Do đó cần xác định rõ vị trí cũng nhƣ vai trò hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

* Cần đầu tư và phát triển mạnh sàn giao dịch cà phê trong tỉnh: Đây là điều kiện trực tiếp ảnh hƣởng đến khả năng chi phối giá trong dài hạn. Tỉnh cần đầu tƣ, phát triển nhằm mục đích kết nối trực tiếp với các trung tâm giao dịch hàng hóa của thế giới đề từng bƣớc trở thanh một trong những trung tâm giao dịch hoặc thị trƣờng đầu mối về hàng nông sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng trên cơ sở những thế mạnh thực tế và hiện hữu của vùng.

* Xây dựng thương hiệu cà phê Đăk Lăk ra toàn cầu:

Hiện nay, thƣơng hiệu cà phê Trung Nguyên đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, để xây dựng thƣơng hiệu cà phê toàn vùng tỉnh cần đƣa ra chiến lƣợc tổng thể bền vững, đạt tiêu chuẩn quốc tế để khẳng định vị thế cũng nhƣ thị phần trên thị trƣờng thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)