1.1.2 .Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tìnhhình tài chính củadoanh nghiệp
Phân tích tài chính một cơng ty dƣới giác độ của bất kể chủ thể nào cơ bản luôn bao gồm 2 phần: phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình tài chính và phân tích thơng tin tài chính về cơng ty. Việc phân tích phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình tài chínhcần thực hiện trƣớc nhằm chỉ ra những thơng tin chung về xu hƣớng nến kinh tế, những đặc thù, tiềm năng của ngành, các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nguy cơ về các sản phẩm thay thế, lựa chọn của khách hàng…. Những thông tin nhƣ vậy sẽ đƣa ra một bức tranh tồn cảnh về cơng ty. Theo mơ hình Porter 's Five Forces có 5 nhân tố ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Người tiêu thụ
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra mà khơng có ngƣời tiêu dùng hoặc là khơng đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp khơng thể phát triển đƣợc. Các yếu tố nhƣ mật độ dân cƣ, mức độ thu nhập,
tâm lý và sở thích tiêu dùng, vị thế mặc cả, thơng tin mà khách hàng năm bắt đƣợc, tính nhậy cảm với giá, sự khác biệt hóa sản phẩm... ảnh hƣởng lớn tới sản lƣợng và giá cả sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hƣởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp đƣợc cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng cũng nhƣ giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của ngƣời cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là khơng có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thƣờng nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào ngƣời cung ứng thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
Trong mơ hình của Porter, các sản phẩm thay thế muốn nói đến các sản phẩm từ các ngành khác. Nguy cơ của sự thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị tác động bởi những thay đổi về giá của sản phẩm thay thế đƣợc biểu hiện qua các chi phí chuyển đổi khi chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. xu hƣớng sử dụng sản phẩm thay thế của khác hàng, tƣơng quan giữa giá cả và chất lƣợng của các sản phẩm thay thế.
Nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Khơng phải chỉ có những doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành cạnh tranh với nhau, có một khả năng là các doanh nghiệp khách có khả năng tham gia hoạt động vào ngành sẽ có tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành. Về lý thuyết, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có cơ hội và có khả năng gia nhập hay rút lui khỏi một ngành kinh doanh, và nếu sự gia nhập hay rút lui là tự do thì lợi nhuận
thƣờng chỉ đạt ở mức rất thấp. Tuy nhiên trong thực tiễn, các ngành kinh doanh có những đặc điểm mang tính đặc trƣng có khả năng bảo vệ mức lợi nhuận thỏa đáng cho các doanh nghiệp trong ngành do có thể ngăn cản hay hạn chế sự cạnh tranh từ việc gia nhập mới vào thị trƣờng. Các đặc tính này đƣợc gọi là rào cản gia nhập.
Rào cản gia nhập có tác động mạnh hơn các cơ chế điều chỉnh cân bằng thơng thƣờng của thị trƣờng. Ví dụ khi lợi nhuận của ngành tăng lên sẽ thu hút thêm các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành để tranh thủ khả năng siêu lợi nhuận này, tuy nhiên theo thời gian lợi nhuận của ngành sẽ bị giảm sút do có quá đông các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Khi mức lợi nhuận trung bình giảm xuống thì lại có một xu hƣớng các doanh nghiệp muốn rút lui khỏi ngành và thị trƣờng đƣợc tái điều chỉnh đến trạng thái cân bằng. Xu hƣớng giảm giá hiện tại hay tƣơng lai sẽ ngăn cản hay hạn chế sự gia nhập mới vào thị trƣờng. Các doanh nghiệp cũng không sẵn sàng gia nhập vào một thị trƣờng mà ở đó có nhiều biến động khó dự đốn, đặc biệt là việc gia nhập địi hỏi các chi phí khởi điểm rất tốn kém hay đầu tƣ cố định rất cao. Ngoài ra, các yếu tố rào cản gia nhập khác nhƣ khả năng tiếp cận yếu tố đầu vào và kênh phân phối, chính sách của chính phủ, các yếu tố độc quyền sản phẩm... cũng phải đƣợc quan tâm đến.
Nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trong mơ hình kinh tế truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đối thủ đẩy lợi nhuận tiến dần tới 0, nhƣng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp không đến mức chịu chấp nhận giá một cách thụ động. Trên thực tế, các công ty đều cố gắng để có đƣợc lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Cƣờng độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành, và các nhà phân tích chiến lƣợc rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó. Mức độ canh tranh của các doanh nghiệp trong ngành biểu hiện qua các yếu tố nhƣ:Rào cản rút lui khỏi ngành; mức độ tập trung của ngành; chi phí cố định/giá trị gia tăng; tình trạng tăng trƣởng của ngành; quy mô và sức mạnh của đối thủ cạnh tranh; sự khác biệt sản phẩm; chi phí chuyển đổi; uy tín của thƣơng hiệu; sự đa dạng của các hình thức cạnh tranh; bản chất của các lĩnh vực đầu tƣ.
Ngồi năm nhân tố tác động trên thì tác động của chính sách vĩ mơ cung cần phải đƣợc quan tâm đến. Các chính sách vĩ mơ là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới các kết quả cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.