.Phân tích các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng tasco (Trang 34)

Phân tích các hệ số tài chính là một nội dung quan trọng trong phân tích tài chính, dựa vào đó sẽ giúp cho nhà đầu tƣ thấy đƣợc điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh tốn hay khơng, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

Trên thị trƣờng huy động vốn, các ngân hàng, các tổ chức cho vay sẽ phân tích dựa vào các hệ số tài chính để ra quyết định cho vay, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát q trình kinh doanh, nhằm đảm bảo cơng ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

1.5.2.1. Hệ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ trả nợ hay năng lực thực hiện các cam kết về các món nợ khi chúng đến hạn của doanh nghiệp. Duy trì khả năng thanh tốn là cơ sở giúp doanh nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ (nhƣ ngân hàng, chủ tín dụng) đảm bảo thanh tốn các nhu cầu thanh toán, các cam kết khi đến hạn.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số thanh toán

tổng quát =

Tổng tài sản

[1.3] Tổng nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quátlà chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.Nếu hệ số ≥ 1: doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh tốn, tình hình tài chính của doanh nghiệpkhả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh. Nếu hệ số< 1: doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn, chỉ tiêu này càng nhỏ, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Hệ số thanh tốn tổng qt cịn đƣợc gọi là hệ số thanh toán chung.

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh tốn hiện hành hay cịn gọi là hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình, chuyển đổi một bộ phận thành tiền để thanh toán.

Hệ số thanh tốn hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh tốn một đồng nợ ngắn hạn. Từ đó do lƣờng khả năng trả nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà giá trị của hệ số này lớn hay nhỏ. Nghề nào mà tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản thì hệ số này thƣờng lớn và ngƣợc lại.

- Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trƣớc về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.

- Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là có thể doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, dẫn tới không hiệu quả. Việc quản trị tài sản lƣu động của doanh nghiệp khơng hiệu quả bởi có q nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi…Do vậy, khi xem xét hệ số này cần phải so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành và căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, các hệ số này cũng cần đƣợc xem xét trong mối quan hệ với các hệ số năng lực hoạt động tài sản nhƣ vòng quay hàng tồn kho và phải thu.

Hệ số thanh

toán hiện hành =

Tài sản ngắn hạn

[1.4] Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng tƣơng tự nhƣ tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, nhƣng là số đo thanh khoản chặt chẽ hơn vì nó loại trừ tồn kho ra tài sản ngắn hạn hiện hành.

Hệ số

thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

[1.5] Nợ ngắn hạn

Hệ số nhanh thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số này thƣờng biến động trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, để kết luận hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngồi ra, khi phân tích cũng cần xem xét đến phƣơng thức thanh toán mà khách hàng đƣợc hƣởng; kỳ hạn thanh toán nhanh hay chậm cũng ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số này cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không.

1.5.2.2. Hệ số về hiệu quả sử dụng tài sản

Nhóm hệ số này đo lƣờng khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chúng đƣợc cho biết các tài sản đƣợc báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý khơng hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu. Nếu doanh nghiệp đầu tƣ vào tài sản quá nhiều dẫn đến dƣ thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp đầu tƣ q ít vào tài sản khiến cho khơng đủ tài sản để hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lời, từ đó sẽ làm giảm dịng tiền tự do và giá cổ phiếu. Vậy doanh nghiệp nên đầu tƣ vào tài sản ở mức độ thế nào? Có thể biết đƣợc điều này thơng qua việc phân tích các hệ số sau.

Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

[1.6] Tổng nợ ngắn hạn

Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ trọng hàng tồn kho lớn ln là mối lo ngại ít nhiều với nhà quản trị cũng nhƣ các nhà đầu tƣ do tính chất tồn lâu, đọng vốn, và chi phí phát sinh thêm của nó. Do vậy qua việc đánh giá hàng tồn kho có thể cung cấp các thơng tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả của công tác bán hàng tại doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết tốc độ lƣu thơng của hàng hố càng lớn. Do đó hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Giá trị khoản phải thu

[1.8] Doanh thu hàng năm/360

Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình qn đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp không đƣợc thu hồi đủ, đúng hạn thì khơng những gây tổn thất đọng nợ cho doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp khơng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh tốn, khơng gặp phải những khoản nợ khó địi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý phải thu cao. Tính lƣu động của tài sản cao năng lực thanh toán ngắn hạn tốt, về một mức độ nào đó có thể khỏa lấp những ảnh hƣởng bất lợi của tỷ suất vốn lƣu động thấp. Đồng thời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản thu cịn có thể giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tƣ tài sản lƣu động của doanh nghiệp tăng lên. Ngƣợc lại, nếu số ngày kỳ thu tiền cao thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra ngun nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trƣờng hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lƣợng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trƣờng thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có kỳ thu tiền bình qn cao.

Vịng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán [1.7] Hàng tồn kho bình quân

Điều đáng lƣu ý khi phân tích là kết quả phân tích có thể đƣợc đánh giá là rất tốt, nhƣng do kỹ thuật tính tốn đã che dấu những khuyết điểm trong việc quản trị các khoản phải thu. Nên cần phải phân tích định kỳ các khoản phải thu để sớm phát hiện các khoản nợ khó địi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Vòng quay tài sản cố định

Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định(TSCĐ) của doanh nghiệp đƣợc sử dụng để tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua đó đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp.

Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lƣợng cao, đƣợc tận dụng đầy đủ, khơng bị nhàn rỗi và phát huy tốt cơng suất.Vịng quay TSCĐ cao cũng là một cơ sở quan trọng để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất. Ngồi ra vịng quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt tài sản lƣu động(TSLĐ) của doanh nghiệp

Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lƣợng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất.

Vòng quay tài sản lưu động

Vòng quay tài sản ngắn hạn là tỷ số phản ánh trong kỳ tài sản ngắn hạn luân chuyển đƣợc bao nhiêu vòng.Số vòng quay càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động càng cao và ngƣợc lại. Tỷ số này đƣợc tính thơng qua mối quan hệ giữa doanh thu thuần với giá trị tài sản ngắn hạn bình qn.

Vịng quay TSLĐ = Doanh thu thuần

[1.10] TSLĐ bình qn

Vịng quay TSLĐ cao thể hiện TSLĐ có chất lƣợng cao, tận dụng đầy đủ, ít nhàn rỗi và khơng tồn đọng lâu trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vòng quay TSLĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm đƣợc chi phí và giảm đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ. Tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn đầu tƣ vào TSLĐ đƣợc ln chuyển thơng suốt trong q trình hoạt động.

Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần

[1.9] TSCĐ bình qn

Vịng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tƣ không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng khơng tốt.

Vịng quay tổng tài sản

Tỷ số này nhằm đo lƣờng số luân chuyển của tất cả các tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện một đồng vốn đầu tƣ đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Vịng quay tồn bộ tài sản =

Doanh thu thuần

[1.11] Tài sản bình quân

Vịng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Nếu chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp đang tận dụng đƣợc tốt công suất của máy móc thiết bị.

1.5.2.3.Hệ số về khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra các quyết định trong tƣơng lai. Các tỷ số khả năng sinh lợi đo lƣờng lợi nhuận của doanh nghiệp so với doanh số bán hàng, so với các đầu tƣ về tài sản, vốnchủ sở hữu ra sao.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return on Sales)

ROS = Lãi ròng [1.12] Doanh thu

Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi sau thuế. Đây là một chỉ số rất đƣợc nhà quản trị doanh nghiệp và chủ sở hữu quan tâm.

Tỷ số này mang giá trị dƣơng nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là hiệu quả quản lý chi phí càng cao. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset)

ROA = Lãi ròng [1.13] Tổng tài sản bình quân

Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi sau thuế. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để những ngƣời cho vay cân nhắc liệu xem doanh nghiệp có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ hay không? Đồng thời là cơ sở quan trọng để chủ sở hữu đánh giá tác động của địn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn.

Tỷ số này mang giá trị dƣơng nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi trên mỗi đồng tài sảncàng lớn. Tỷ số mang giá trị âm khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity)

ROE = LNST [1.14] Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu.

1.5.2.4. Các hệ số địn bẩy tài chính

Tỷ số địn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi một cơng ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một chuỗi thanh tốn cố định. Vì các cổ đơng chỉ nhận đƣợc những gì cịn lại sau khi chi trả cho chủ nợ, nợ vay đƣợc xem là tạo ra địn bẩy. Trong thời kỳ khó khăn, các cơng ty có địn bẩy tài chính cao có khả năng khơng trả đƣợc nợ. Vì thế khi cơng ty muốn vay tiền, ngân hàng sẽ đánh giá xem cơng ty có vay q nhiều hay khơng? Ngân hàng cũng xét xem cơng ty có duy trì nợ vay của mình trong hạn mức cho phép khơng?

Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ sốđịn bẩy tài chính đểấn định mức lãi suất cho vay đối với công. Ở các nƣớc phát triển, ngƣời ta đánh giá đƣợc đổ rủi ro này và tính vào lãi suất cho vay. Điều đó có nghĩa là cơng ty càng vay nhiều thì lãi suất càng cao.

Đối với công ty, tỷ sốđịn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho cơng ty mình. Qua tỷ sốđịn bẩy tài chính nhàđầu tƣ thấy đƣợc rủi ro về tài chính của cơng ty từ đó dẫn đến quyết định đầu tƣ của mình. Các tỷ số địn bẩy thơng thƣờng là:

Hệ số nợ

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả

[1.15] Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn có nghĩa là khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả đƣợc các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc thiếu hiệu quả trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của doanh nghiệp sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.

Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu

[1.16] Tổng nguồn vốn

Tỷ số này càng cao, độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và ngân hàng. Đối với doanh nghiệp:

- Tỷ lệ cao bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động khơng thuận lợi trên thị trƣờng thì tác động đếnlợi nhuận ít hơn do hệ số địn bảy tài chính thấp.

- Nhà quản lý dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngồi - Chi phí lãi vay thấp làm tăng chi trả cổ tức cho cổ đông.

- Tỷ lệ này quá cao trong thời kỳ tăng trƣởng có thể khiến doanh nghiệp mất các cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Độ lớn địn bảy tài chính(DFL)

Độ lớn của địn bảy tài chính là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay.

DFL = EBIT [1.17]

1.5.2.5. Các hệ số về giá trị thị trường

Các nhà đầu tƣ thƣờng xem xét các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng tasco (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)