Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng tasco (Trang 45)

1.5.2 .Phân tích các hệ số tài chính

2.1. Khái quát về công ty cổ phần xây dựng Tasco

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xây dựng Tasco có trụ sở chính tại số 20 đƣờng Điện Biên, thành phố Nam Định. Công ty cổ phần xây dựng Tasco nguyên là một doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc thành lập từ năm 1971 vớitên gọi là Đội cầu Nam Hà và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông.Cùng với sự thay đổi về địa giới hành chính cũng nhƣ quá trình đổi mới về quản lý các doanh nghiệp nhà nƣớc của Chính phủ, Công ty có các tên gọi sau:

-Năm 1976 là Công ty Cầu Hà Nam Ninh trên cơ sở sát nhập với Xí nghiệp xây dựng Cầu đƣờng Ninh Bình.

-Tháng 4/1992 là Công ty Công trình Giao thông Nam Hà.

-Tháng 1/1997 là Công ty Công trình Giao thông Nam Định.

-Tháng 11/2000 Công ty tiến hành cổ phần hoá, từ doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Quyết định số 2616/2000/QĐ-UB ngày 20/11/2000 của UBND tỉnh Nam Định và mang tên Công ty cổ phần giao thông cơ sở hạ tầng Nam Định.

-Ngày 01/01/2002, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Thành Công.

-Ngày 16/7/2009, công ty chính thức có tên là Công ty Cổ phần xây dựng Tasco  Định hướng hoạt động

Qua hơn 40 năm hoạt động với những kinh nghiệm quản lý và điều hành cùng với sự đoàn kết, quyết tâm của toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên, công ty Cổ phần xây dựng Tasco đã dần khẳng định đƣợc vị trí trên thƣơng trƣờng, tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình hàng năm luôn ở mức cao.Với định hƣớng hoạt động trên hai lĩnh vực là xây dựng và quản lý dự án, Công ty tích cực chủ động phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trƣờng, tiếp thị các công trình, dự án mới, chủ động lo về nguồn vốn, tín dụng cho các dự án.

Công ty đang đƣợc giao thực hiệnvà đã triển khai thành công dự án đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng bộ mới đoạn Phủ Lý - Mỹ Lộc theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT).Mục tiêu từ năm 2012 đến năm 2015 công ty Cổ phần xây dựng Tasco trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông đƣờng bộ trên toàn quốc. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, công ty đã xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Cụ thể:

Sứ mệnh của doanh nghiệp

Tập thể cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần xây dựng Tasco luôn kiên trì với sứ mệnh của mình góp phần tạo ra những con đƣờng chất lƣợng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất và không ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên.

Tầm nhìn chiến lược

Đƣa xây dựng Tasco trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông đƣờng bộ trên toàn quốc.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần xây dựng Tasco kinh doanh trên các lĩnh vực sau:

- Xây dựng nhà các loại: đầu tƣ và xây dựng các công trình dân dụng

- Xây dựng công trình đƣờng sắt và đƣờng bộ: Đầu tƣ và xây dựng các công trình giao thông, cầu đƣờng

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Tu bổ, tôn tạo, phục hồi,phục dựng di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao: Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa nóng

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê: Kinh doanh bất động sản (Không bao gồm dịch vụ môi giới, định giá và sàn giao dịch bất động sản)

2.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính

2.1.2.1.Vị thế ngành xây dựng theo năm nhân tố

Phân tích mô hình 5 nhân tố ngành cho thấy ngành xây dựng cơ bản đặc trƣng bởi sự phụ thuộc rất lớn vào đối tƣợng khách hàng. Nguyên nhân là do hàng

hóa của ngành sản xuất ra là những công trình, kiến trúc xây dựng đƣợc đặt theo hợp đồng mà khách hàng thƣờng là các chủ đầu tƣ nhà nƣớc và công trình thuộc lĩnh vực đầu tƣ công. Sản phẩm do ngành sản xuất ra phải luôn chịu sự giám sát chặt chẽ, yêu cầu khắt khe về tiến độ, chất lƣợng, giá cả của chủ đầu tƣ.

Người tiêu thụ

Ngƣời tiêu thụ có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Sản phẩm do ngành sản xuất ra là để phục vụ cho những đối tƣợng khách hàng cụ thể là các chủ đầu tƣ của các dự án, công trình. Các chủ đầu tƣ có quyền quyết định về hình thức, thiết kế của công trình, thời hạn hợp lý cho việc thực hiện dự án. Số lƣợng chủ đầu tƣít nhƣng mỗi dự án đƣợc đầu tƣ thƣờng lại có giá trị lớn và thời gian xây dựng dài. Ngoài ra chủ đầu tƣ cũng có thể lựa chọn đƣợc đơn vị xây dựng đƣa ra mức giá hợp lý và có lợi cho mình bằng các biện pháp nhƣ đấu thầu, chỉ định thầu.

Người cung cấp

Chi phí đầu vào phục vụ sản xuất chủ yếu của các công ty trong ngành xây dựng bao gồm có chi phí vật liệu xây dựng và chi phí cho nhân công. Một điều thuận lợi đó là ngành vật liệu xây dựng tại nƣớc ta phát triển tốt, có thể tự chủ đƣợc đa phần nguyên vật liệu cho nhu cầu xây dựng trong nƣớc mà ít phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Lao động phục vụ cho ngành xây dựng là lao động theo định mức nhân công, đƣợc tổ chức theo khoa học. Chi phí tiền lƣơng cho lao động xây dựng là khá ổn định, nhân công xây dựng ở mỗi nhóm nghề đều có mục đích sử dụng rất khác nhau đòi hỏi hình thành kiến thức và kỹ năng của từng chuyên ngành.

Nguy cơ về sản phẩm thay thế

Nguy cơ về sản phẩm thay thế từ các doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác đối với ngành xây dựng hầu nhƣ không có.

Nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Rào cản ra nhập thị trƣờng đối với ngành xây dựng cơ bản tƣơng đối cao. Để có thể tham gia vào thị trƣờng này đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ cao, doanh nghiệp xây dựng phải tự bỏ vốn của mình ra để thực hiện dự án rồi sau đó mới đƣợc chủ đầu tƣ

giải ngân theo khối lƣợng công việc đã hoàn thành. Các rào cản về kỹ thuật với ngành xây dựng cơ bản là tƣơng đối lớn đòi hỏi đề thi công đƣợc những hạng mục phức tạp đòi hỏi đơn vị thi công phải có công nghệ tiên tiến, nhân lực có kinh nghiệm...

Cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành

Cƣờng độ cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản làrất lớn. Các rào cản rời khỏi ngành khá cao do tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp phải đầu tƣ các máy móc, thiết bị thi công có giá trị lớn. Thời gian thi công công trình dài và doanh nghiệp không dễ dàng rút khỏi ngành khi vẫn còn các công trình dở dang. Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhiều trong khi các dự án đầu tƣ lại hạn chế. Trong khi đó chủ đầu tƣ lại có quyền lựa chọn doanh nghiệp xây dựng, điều này làm các doanh nghiệp phải tự cạnh tranh với nhau bằng giá cả, chất lƣợng, tiến độ, điều kiện thanh toán...Ngoài ra các doanh nghiệp xây dựng cơ bản Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp xây dựng nƣớc ngoài đặc biệt từ các quốc gia có trình độ thi công xây dựng cao nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc....

2.1.2.2.Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh

Cũng nhƣ các công ty khác cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công ty Cổ phần xây dựng Tasco cũng mang những đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản, thể hiện rõ ở sản phẩm xây dựng và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.

Sản phẩm của công ty là các công trình, kiến trúc xây dựng… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng, thi công lâu dài.

Sản phẩm của công ty đƣợc tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận của công ty với chủ đầu tƣ, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ. Doanh thu của công ty tùy thuộc vào tiến độ và khối lƣợng hoàn thành công việc.

Sản phẩm của công ty cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng tài sản, vật tƣ rất phức tạp do ảnh hƣởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hƣ hỏng.

Sản phẩm của công ty từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình, bàn giao đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công đƣợc chia là nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạnlại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thƣờng diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trƣờng và khí hậu. Điều này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lƣợng của sản phẩm.

2.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tài chính khác

Nhân tố khách quan

- Trình độ khoa học kỹ thuật: Mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến máy móc thiết bị nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trƣờng.

- Suy thoái kinh tế: Những năm vừa qua, kinh tế nƣớc ta chịu ảnh hƣởng mạnh từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế, năm 2009 kinh tế thế giới giảm sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu năm kinh tế của các nƣớc phát triển trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trƣớc đến nay. Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế của các nƣớc, đến nửa cuối năm 2009 thị trƣờng tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại, tiêu dùng và đầu tƣ hồi phục với tốc độ chậm, kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt đầu hồi sinh.

Sang năm 2010 nền kinh tế thế giới có xu hƣớng đà hồi phục và phát triển, kinh tế nhiều nƣớc trên thế giới tiếp tục đi vào ổn định. Tuy vậy, cho đến giữa năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp với những dấu hiệu tốt xấu đan xen liên tục. Xu hƣớng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã đƣợc khẳng định nhƣng không đồng đều và chƣa có tính bền vững, tốc độ phục hồi của các nền kinh tế là rất khác nhau. Kinh tế Mỹ và Châu Âu dù đang khởi sắc nhƣng với tốc độ chậm hơn dự báo trƣớc đó, trong khi đó Châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang phục hồi nhanh chóng vƣợt trội. Năm 2011, suy thoái kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công ở châu Âu có diễn biến phức tạp, khó lƣờng ảnh hƣởng lớn đến tình

hình kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở trong nƣớc, lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, thị trƣờng bất động sản trầm lắng, lãi suất cao... đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tình hình tài chính của ngành Xây dựng nói chung và của công ty nói riêng.

- Lãi suất thị trường: Tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của công ty là rất cao, do đó, một biến động nhỏ của lãi suất thị trƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty, nhất là trong giai đoạn công ty đang tập trung đầu tƣ theo cả chiều rộng và chiều sâu, cần huy động nhiều nguồn vốn từ bên ngoài. Trong 3 năm 2010, 2011, 2012, lãi suất biến động theo xu hƣớng tăng lên đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, chi phí lãi vay tăng đáng kể, làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm rõ rệt. Và chỉ đến năm 2013, lãi suất thị trƣờng mới đƣợc ngân hàng nhà nƣớc kiểm soát tốt và đang có xu hƣớng giảm dần.

- Lạm phát: trong 2 năm 2010-2011, lạm phát ở Việt Nam khá cao ở mức 2 con số, một phần là do giá dầu thô, giá các nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trƣờng thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nƣớc, nhất là nguyên vật liệu xây dựng. Giá nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.

Nhân tố chủ quan

Khả năng quản lý chi phí, quản lý nhân công và quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả của công ty, khả năng tăng doanh thu… Việc đƣa ra những quyết định đúng đắn, có kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ giúp doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua, ban giám đốc công ty đã có những sách lƣợc kinh doanh phù hợp với tình hình nền kinh tế khó khăn. Công ty giao nhiệm vụ đến từng đơn vị, cá nhân trong việc, thi công, xây dựng, thi công các công trình phải khẩn trƣơng và cố gắng hết sức để hoàn thành tiến độ các dự án đã cam kết với chủ đầu tƣ nhằm gia tăng uy tín và hình ảnh của công ty, đồng thời tạo tiền đề, cơ sở để đẩy nhanh tiến độ thu hồi vốn. Với sự chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo cũng nhƣ tinh thần làm việc hết mình của tập thể cán bộ

công nhân viên thì hầu hết những dự án công thi tham gia thi công đều đạt và vƣợt tiến độ đề ra. Đẩy nhanh tiến độ dự án kết hợp với việc hoàn thiện sớm thủ tục hồ sơ và thƣờng xuyên đôn đốc, đề nghị chủ đầu tƣ thanh toán khối lƣợng theo từng giai đoạn đã ký kết giúp giảm bớt thời gian hàng tồn kho, sớm thu hồi vốn.

Trình độ tay nghề, chất lƣợng nguồn nhân lực và lòng tin của ngƣời lao động vào sự lãnh đạo của ban giám đốc, sự phân công công tác hợp lý sẽ tận dụng đƣợc nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó tác động tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.1.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng Tasco

Công ty cổ phần xây dựng Tasco là công ty hạch toán độc lập, có kế toán riêng biệt thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp và chi tiết về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Tại phòng tài chính kế toán, từng nhân viên phụ trách các mảng kế toán riêng biệt. Sau đó, kế toán trƣởng sẽ tổng kết các báo cáo chi tiết của nhân viên để soạn báo cáo tổng hợp trình lên Tổng giám đốc. Quy trình phân tích tài chính tại Công ty đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp:

Các báo cáo tài chính của Công ty đƣợc lập hàng quý, nửa năm và theo từng năm do đó việc phân tích tại công ty đƣợc tiến hành cùng với việc lập các báo cáo. Tổng giám đốcchỉ định kế toán trƣởng trực tiếp phụ trách công tác này. Kế toán trƣởng tổ chức các bộ phận thực hiện phân tích sau đó tổng hợp và đƣa ra các đánh giá để trình lên ban giám đốc.

- Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính:

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộngkinh doanh vàThuyết minh Báo cáo tài chính.

- Xử lý thông ti, tiến hành phân tích:

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản của Công ty, cán bộ phân tích sẽ xử lý thông tin và tiến hành phân tích. Hiện tại Công ty chỉ sử dụng 2 phƣơng pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng tasco (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)