Quy trình thiết kế luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh doanh bất động sản ngọc lan (Trang 45)

1.3.2 .Phân tích các nhóm hệ số tài chính

2.1.Quy trình thiết kế luận văn

Quy trình thiết kế luận văn này bao gồm các bước cụ thể sau đây: - Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

- Bước 2: Tóm tắt lại những khái niệm, lý thuyết liên quan đến phân tích tài chính của doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu những nghiên cứu tương tự trong nước đã được thực hiện trước đây để đánh giá .

Bước 3: Xây dựng chỉ tiêu để nhận xét, đánh giá kết quả và thực trạng phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm: cơ cấu tài sản, nguồn vốn; doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền hoạt động, khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động.

- Bước 4: Thu thập dữ liệu từ những nguồn dữ liệu như đã nêu ở phần 2.2.1 - Bước 5: Phân tích dữ liệu đã thu thập được.

- Bước 6: Giải thích kết quả nghiên cứu và viết báo cáo

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một số đơn vị có liên quan.

Cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn chính sau: * Nguồn bên trong doanh nghiệp:

Đây là những cơ sở dữ liệu được cung cấp chủ yếu từ hệ thống BCTC và hệ thống sổ sách kế toán: bảng cân đối tài khoản, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản…Trong đó các báo cáo tài chính (BCTC) nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp (DN) và cung cấp những thông tin kế toán tài chính có ích cho những người sử dụng cả ở bên trong và ngoài DN. BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu (VCSH), công nợ và các luồng tiền cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN.

Hệ thống BCTC gồm BCTC năm (được lập định kỳ hàng năm hoặc tròn 12 tháng) và BCTC giữa niên độ (được lập định kỳ cuối mỗi quý củanăm tài chính không bao gồm quý 4). Luận án này sẽ đi vào hệ thống BCTC năm, bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN

- Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B 02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD): là một báo cáo kếtoán tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong DN sau mỗi kỳ hoạt động. đây cũng là báo cáo tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của DN.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáocủa DN. Thông tin ở báo cáo này là cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra cáckhoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính (BTMBCTC): là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính của DN trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ và chi tiết hết trong các BCTC. Vì thế nội dung của báo cáo này thường đề cập đến đặc điểm, tình hình chung của DN; về thu nhập của người lao động; về các nguyên nhân tăng, giảm của tài sản cố định (theo nguyên giá và theo giá trị còn lại); về tìnhhình tăng, giảm các nguồn vốn, các quỹ DN; những khoản nợ tiềm tàng, những khoản

cam kết và những thông tin tài chính khác.

 Nguồn bên ngoài doanh nghiệp:

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều cơ sở dữ liệu. Phân tích tài chính nhằm phục vụ cho những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định phù hợp. Như vậy không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những bảng biểu tài chính mà còn phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, chế độ và chuẩn mực kế toán có liên quan…

- Sức khỏe của nền kinh tế liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng hay tình hình lạm phát cũng như chu kỳ của nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng, suy thoái hay giậm chân tại chỗ; thậm chí thông tin về tình hình nền kinh tế của khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến phân tích tài chính của DN.

- Môi trường kinh doanh và đầu tư với chính sách luật pháp liên quan đến việc sử dụng lao động, đất đai, môi trường…

Bên cạnh đó, mỗi DN hoạt động trong một ngành hay lĩnh vực nhất định với những đặc điểm riêng có của ngành này, ví dụ thương mại, sản xuất, xây dựng…Khi đó những thông tin của ngành như sau sẽ là cơ sở dữ liệu khi PTTC: - Xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tới với sự biến động của thị trường, đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ hay thoái trào. - Trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DN: máy móc trang thiết bị, công nghệ thông tin…

- Đặc tính cạnh tranh trong ngành với những đối thủ cạnh tranh ở thời điểm hiện tại và tiềm năng trong tương lai.

- Các quy định và định hướng của cơ quan quản lý của Nhà nước đối với ngành trong hiện tại và cả tương lai.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các nguồn dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiêp. Phân tích tài chính doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp:

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Phương pháp này đo lường các chỉ tiêu với nhau để thấy được sự thay đổi của các chỉ tiêu đang nghiên cứu. Khi đó cần phải có một tiêu chuẩn hay gốc để đối chiếu và các số liệu sau thường được sử dụng:

- Tài liệu kỳ trước (năm trước, quý trước, tháng trước), - Các mục tiêu đã đề ra (kế hoạch, dự toán, định mức),

- Các chỉ tiêu tương ứng của những doanh nghiệp cùng ngành hay sốtrung bình của ngành đó.

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay tụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trung bình của ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình là tốt hay xấu, được hay chưa được.

Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có ba hình thức: so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc và so sánh theo xu hướng.

- So sánh theo chiều ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó xác định mức độ biến động (tăng, giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ

tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về quy mô tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình biến động về quy mô của từng khoản mục ở cả hai bên tài sản và nguồn hình thành nên tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

- So sánh theo chiều dọc là việc sử dụng các tỷ lệ, hệ số thể hiện mối tương quan giữa các các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo các tài chính. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tích các mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản… trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- So sánh theo xu hướng thường dùng số liệu từ ba năm trở lên để thấy được sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nổi bật sự biến động về tình hình tài chính hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh:

- Điều kiện so sánh: Khi so sánh theo thời gian, các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp và đơn vị tính. Khi so sánh về không gian, thường là so sánh trong một ngành nhất định nên cần phải quy đổi về cùng một quy mô với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Tiêu chuẩn so sánh: Là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (còn gọi là kỳ gốc). Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của phân tích mà chọn các chỉ tiêu chuẩn so sánh thích hợp.

Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

- So sánh bằng số tuyệt đối: Khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ biết được qui mô biến động (mức tăng hay giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân

tích so với kỳ gốc biểu hiện bằng tiền, hiện vật hay giờ công cụ thể.

- So sánh bằng số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. Do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân phản ánh mức độ bình quân hay đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận, một đơn vị,… Khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành… Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

2.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa quan trọng chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.

Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải thiện và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:

+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán: được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu tài sản – nguồn vốn: qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.

+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

+ Tỷ lệ khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NGỌC LAN

3.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Ngọc Lan Ngọc Lan

3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần (CP) kinh doanh bất động sản (BĐS)Ngọc Lan là công ty chuyên kinh doanh sản phẩm bất động sản, nhận thầu dự án xây dựng và cung cấp các vật liệu xây dựng. Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Ngọc Lan luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động. Nhờ những nỗ lực trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự, hiện công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, kỹ thuật chuyên môn cao Công ty Cổ phần Kinh doanh BĐS Ngọc Lan luôn mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, tiến độ giao hàng đảm bảo, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Với phương châm chung “ Phát triển bền vững, hợp tác để thành công” và mục tiêu đáp ứng, nắm bắt kịp thời thị trường thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, Công ty CP Kinh doanh BĐS Ngọc Lan luôn nỗ lực không ngừng đổi mới về mọi mặt thường xuyên liên kết với các đối tác lớn, xây dựng uy tín thương hiệu, niềm tin với khách hàng.

Công ty CP kinh doanh bất động sản Ngọc Lan thành lập theo Giấy phép kinh doanh số: 0103770353 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 04 năm 2009. Số năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản: 07 năm.

Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp:

+ Kinh doanh dịch vụ bất động sản gồm: Dịch vụ môi giới bất động sản, Dịch vụ định giá bất động sản, Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, Dịch vụ tư vấn bất

động sản, Dịch vụ đấu giá bất động sản, Dịch vụ quảng cáo bất động sản, Dịch vụ quản lý bất động sản

+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng; + Kinh doanh vật liệu xây dựng;

+ Tư vấn đầu tư (không tư vấn pháp luật, tài chính kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán)

+ Kinh doanh bất động sản;

+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, thủy điện.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của công ty

Một trong những thế mạnh của Công ty CP Kinh doanh BĐS Ngọc Lan là nguồn nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao.

Trình độ nhân sự:

Bảng 3.1. Trình độ lao động tại công ty CP kinh doanh BĐS Ngọc Lan

Trình độ nhân sự Số lượng (người)

Đại học 60

Cao đẳng 30

Trung cấp 30

Phổ thông 100

(Nguồn: Phòng Hành chính- nhân sự công ty CP Kinh doanh BĐS Ngọc Lan)

Trong tổng số 220cán bộ công nhân viên của công ty thì có tới 130 người có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên, chiếm 54%, trong đó trình độ đại học là 60 người chiếm 27% đa số thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý của Công ty CP kinh doanh BĐS Ngọc Lan:

Công ty

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty CP kinh doanh BĐS Ngọc Lan

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty CP kinh doanh BĐS Ngọc Lan)

Công ty CP kinh doanh BĐS Ngọc Lan có quy mô nhỏ nên cơ cấu tổ chức bộmáy kế toán rất đơn giản và gọn nhưng cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu của cơ chế thị trường cần ở một bộ máy kế toán..

Phòng kế toán- tài chính gồm: 01 kế toán trưởng và 03 kế toán viên. Nơi bảo quản, nơi trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu… quản lý trang thiết bị, tài sản của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh doanh bất động sản ngọc lan (Trang 45)