Hệ thống các văn bản pháp luật đối với các dự án đầu tƣ trong Khu công nghiệp Khu chế xuất (KCN–KCX).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 45 - 56)

nghiệp- Khu chế xuất (KCN–KCX).

Quá trình phân cấp, uỷ quyền đăng ký, cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn liền với quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam.

Giai đoạn 1 (từ 1988 - 1994):

Trước năm 1991, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài tập trung vào Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không có sự phân cấp, uỷ quyền cho bất cứ một cơ quan nào.

Kể từ năm 1992 với việc thành lập Ban quản lý KCX Tân Thuận nhằm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu chế xuất Tân Thuận, cơ chế uỷ quyền về cấp giấy phép đầu tư nước ngoài, cấp giấy phép kinh doanh trong nước, phân cấp quản lý hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCX bắt đầu được hình thành và hoàn thiện qua các giai đoạn cụ thể như sau:Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến vấn đề uỷ quyền là Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 322-HĐBT ngày 18/10/1991 ban hành Quy chế KCX. Trong Quy chế này, mô hình KCX được thể chế hoá như một trong

những hình thức thu hút đầu tư nước ngoài theo tinh thần của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và việc áp dụng mô hình này mang tính thử nghiệm. [7]

Theo Nghị định 322 nêu trên, lĩnh vực đầu tư được phân cấp cho Ban quản lý theo hình thức uỷ quyền với các nội dung sau:[6]

- Xây dựng quy hoạch phát triển, phương án hoạt động của Khu chế xuất, tuyên truyền vận động đầu tư vào Khu chế xuất.

- Theo uỷ quyền của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư xem xét các dự án đầu tư vào Khu chế xuất và cấp giấy kinh doanh (trừ Công ty liên doanh kết cấu hạ tầng Khu chế xuất nói tại điều 8 Quy chế và các dự án thuộc lĩnh vực Ngân hàng).

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các giấy phép kinh doanh.

- Xử lý tranh chấp giữa các bên liên doanh phát sinh từ hợp đồng liên doanh được giải quyết theo Điều 25 Luật đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư vẫn có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của Ban quản lý Khu chế xuất.

Bên cạnh đó , Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách và pháp luật đầu tư thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân địa phương .

Nhằm triển khai Nghị định số 322, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 394-CT ngày 25/11/1991 thành lập KCX Tân Thuận - KCX đầu tiên ở nước ta và Quyết định số 62-CT ngày 26/2/1991 về nhân sự Ban Quản lý KCX Tân Thuận.

Năm 1992, cùng với việc thành lập thêm KCX Linh Trung tại TP. Hồ Chí Minh, Ban quản lý KCX Tân Thuận được đổi tên thành Ban quản lý các KCX thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 433/KTĐN ngày 27/10/1992. Tại các quyết

định này, việc uỷ quyền cho Ban quản lý KCX chưa được tiến hành trong thực tế.[6]

Sau khi triển khai thí điểm hai KCX ở TP. Hồ Chí Minh, mô hình KCX đã được đề cập trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1992, theo đó tầm quan trọng của KCX được khẳng định.

Giai đoạn 2 (từ 1994 - 1997):

Ngày 28/12/1994, Chính phủ ra Nghị định số 192-CP về ban hành quy chế KCN, theo đó việc thành lập KCN để khắc phục những hạn chế về phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp trong khu chế xuất, tăng cường thu hút đầu tư đối với cả hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài. [7]

Theo Nghị định 192-CP , Ban Quản lý Khu công nghiệp là cơ quan trực tiếp quản lý Khu công nghiệp được phân cấp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp như sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển Khu công nghiệp; - Vận động đầu tư vào Khu công nghiệp;

- Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư vào Khu công nghiệp, chuyển hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép;

- Cấp Giấy phép xây dựng trên cơ sở hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Giấy phép đầu tư và Giấy phép kinh doanh, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, các quy định của pháp luật về lao động tiền lương;

- Xem xét, chấp thuận giá cho thuê đất, các loại phí dịch vụ do Công ty phát triển hạ tầng và các Công ty dịch vụ ấn định;

Như vậy, trong Nghị định này, nhiệm vụ của Ban quản lý KCN chủ yếu là hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư vào KCN, chuyển hồ sơ đến các cơ quan

có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp phép, vấn đề uỷ quyền chưa được chú trọng. Tuy nhiên, việc uỷ quyền đã được tiến hành trên thực tế với việc Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư ban hành Quyết định số 76 UB/KCX ngày 23/5/1995, theo đó, các Ban quản lý KCN, KCX các địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Nam - Đà Nẵng và đặc biệt là Ban quản lý KCN Dung Quất được uỷ quyền cấp phép đầu tư cho các dự án có quy mô vốn thấp (dưới 5 triệu USD). Việc uỷ quyền chỉ được mở rộng thêm cho Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore, theo Quyết định uỷ quyền số 67/BKH-KCN ngày 17/3/1997, Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore được cấp phép các dự án có quy mô trên 5 triệu USD sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.[7]

Giai đoạn 3 (từ 1997- 2008):

Việc uỷ quyền cho Ban quản lý KCN chỉ thực sự được tiến hành mạnh mẽ hơn trong năm 1997, sau khi có Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Quy chế này cho phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý KCN trong việc thẩm định và cấp phép đầu tư trong KCN. [8]

Theo Nghị định 36/CP, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý các KCN phân cấp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp như sau

- Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN.

- Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN liên quan để bảo đảm việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.

- Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN.

- Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo uỷ quyền.

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.

- Thoả thuận với Công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và Pháp luật hiện hành.

- Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền; cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền.

- Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan.

Đồng thời, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng được phân cấp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể liên quan đến đầu tư phát triển khu công nghiệp như sau:

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các KCN, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trên địa bàn lãnh thổ. Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các KCN trên địa bàn. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các cơ quan Chính phủ giải quyết.

- Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN; chỉ đạo lập dự án thành lập KCN và xây dựng quy hoạch chi tiết KCN.

- Chủ trì lập phương án và tổ chức thực hiện giải toả mặt bằng, tái định cư dân trong địa bàn cần giải toả; việc giao đất cho KCN và giao đất cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN phục vụ cho việc phát triển KCN.

- Cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp Việt Nam thuộc thẩm quyền theo quy định hiện hành.

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN;

- Phê duyệt điều lệ quản lý KCN do Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trình theo điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, hướng dẫn của Bộ Công nghiệp về danh mục ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), nhóm B và C (đầu tư trong nước).

Đặc biệt sau Quyết định số 07/KCN ngày 16/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường uỷ quyền cấp phép đầu tư cho Ban quản lý các KCN, ngày 26/6/1997, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành một loạt các quyết định uỷ quyền cho các Ban quản lý, nội dung uỷ quyền không chỉ dừng lại ở việc cấp phép đầu tư mà đã được mở rộng: Ban Quản lý được uỷ quyền trong việc hình thành dự án; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động các dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX. Tiêu chí vốn trong phạm vi uỷ quyền đã lên tới 40 triệu USD. [11]

Từ khi ban hành các quyết định uỷ quyền ngày 26/6/1997 đến tháng 4/2008, các quyết định uỷ quyền tiếp sau được ban hành nhanh chóng ngay khi các Ban quản lý KCN được thành lập. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành thêm gần 30 quyết định uỷ quyền, nội dung uỷ quyền được mở rộng mạnh mẽ, trong đó, tiêu chí vốn trong phạm vi uỷ quyền đến 40 triệu USD. Diện uỷ quyền cũng được mở rộng cho cả Ban quản lý KCNC (Hoà Lạc và TP. Hồ Chí Minh). [20]

Trong thời gian đó, việc mở rộng uỷ quyền được tiến hành gắn liền với việc thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa, tại chỗ”: ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Thương mại cũng tiến hành uỷ quyền xét duyệt kế hoạch và quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, Bộ Tài chính tiến hành uỷ quyền quản lý hoạt động hạch toán kế toán cho một số Ban quản lý KCN, KCX. Ngoài ra, việc uỷ quyền được tiến hành theo hướng tăng tỷ trọng các dự án đầu tư trong nước trong KCN.

Giai đoạn 4 (từ 2008 đến 2011):

Ngày 14/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu kinh tế, việc quản lý đầu tư trong các KCN, KCX đã được phân cấp mạnh và toàn diện hơn. Cụ thể, UBND cấp tỉnh có các quyền hạn và trách nhiệm sau:[10]

- Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn lãnh thổ; quyết định thành lập, mở rộng khu công nghiệp.

- Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đối với khu công nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này và đối với khu kinh tế.

- Chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế; chỉ đạo thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế; quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp.

- Thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập Ban Quản lý.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trong khu kinh tế theo quy hoạch được duyệt; trình phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền danh mục dự án đầu tư phát triển và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm tại khu kinh tế.

- Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với các quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Quy hoạch đất xây dựng khu tái định cư, khu nhà ở cho công nhân và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng; hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, khu tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

- Chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các điểm đấu nối kỹ thuật với các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, cơ sở đào tạo nghề, nhà ở, cơ sở khám chữa bệnh, trường học và các công trình công cộng khác đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và cân đối vốn hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội của khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.

Ban hành và giám sát thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý với các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền

dựng, bảo vệ môi trường theo quy định tại mục d và mục h khoản 2 Điều 37 Nghị định này.

- Chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, quy định về xây dựng, lao động, bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)