Đánh giá tác động của việc phân cấp quản lý tới kết quả thu hút FDI 1 Các kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 74 - 76)

2.3.1 Các kết quả đạt đƣợc

- Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.

- Nhìn chung các địa phương, Ban quản lý đảm bảo thời gian quy định là xem xét, cấp GPĐT trong thời gian luật định kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trước khi xem xét và quyết định việc cấp và điều chỉnh GPĐT đã thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan theo quy định. Do được phân cấp, uỷ quyền quản lý nhà nước về ĐTNN nên các cơ quan chức năng của địa phương nắm bắt dự án sát hơn ngày từ khi hình thành và nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh sau cấp giấy phép để thúc đẩy triển khai dự án đúng tiến độ; trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ ở các địa phương, Ban quản lý KCN-KCX được nâng lên đáng kể. Các dự án được điều chỉnh kịp thời đã tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng đã chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý hoạt động ĐTNN tại địa phương, từng bước đưa hoạt động quản lý vào nề nếp. Nhiều địa phương đã xây dựng và ban hành danh mục dự án ĐTNN; chủ động tổ chức vận động xúc tiến đầu tư; ban hành quy trình thẩm định cấp GPĐT; quy định trách nhiệm, quyền hạn của các Sở, ban ngành tại địa phương trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ĐTNN, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và kịp thời kiến nghị các cơ quan TW giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương. Một số địa phương đã định kỳ tổ chức các buổi toạ đàm, tiếp xúc với các doanh nghiệp ĐTNN ở địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, các cơ quan quản lý ở địa phương có điều kiện nắm chắc hơn tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN trên địa bàn, nhất là tình hình triển khai dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chính, tình hình chấp hành các quy định của GPĐT, luật pháp chính sách có liên quan đến hoạt động ĐTNN.

- Thời gian qua, các Bộ, ngành đã phối hợp tương đối tốt với các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thẩm định dự án và giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương trong thẩm định, cấp phép nhằm khắc phục các hạn chế, bỡ ngỡ ban đầu dần đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp, đảm bảo chất lượng.

- Cùng với việc phân cấp và uỷ quyền cấp GPĐT, các Bộ, ngành cũng đã phân cấp, uỷ quyền cho các địa phương và Ban quản lý thực hiện một số phần việc liên quan đến chức năng của mình.

- Việc phân cấp, uỷ quyền trong quản lý hoạt động ĐTNN đã tạo sự gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nước với các nhà đầu tư, tạo cho nhà đầu tư có chỗ dựa thực sự để yên tâm làm ăn lâu dài ở địa phương, đồng thời giảm được các chi phí ăn, ở, đi lại cho nhà đầu tư.

Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)