Các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc các địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 88 - 94)

- Một số hạn chế từ các Bộ, ngành:

e) Về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước:

3.2.2 Các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc các địa phƣơng.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về ĐTNN thì không chỉ riêng từ phía các Bộ, ngành trung ương mà bản thân các địa phương cũng phải có những động thái nhất định cùng phối hợp với trung ương tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Các địa phương chủ động xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi ĐTNN của ngành và địa phương mình sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch đầu tư.

- Cần tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trong việc thẩm tra các dự án ĐTNN nhất là các dự án quy mô lớn. Thực hiện đúng các quy định về quy trình đăng ký và thẩm tra đối với các dự án trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính từ khâu giới thiệu địa điểm, khâu cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, cấp phép xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà ĐTNN đầu tư vào địa bàn địa phương mình.

- Đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát phân loại các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để có những biện pháp thích hợp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện UBND cấp tỉnh tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là trong việc đền bù giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản đưa doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động chính.

- Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp, đôn đốc họ đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chậm triển khai để giao cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư để nâng cao khả năng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư: Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá về môi trường, tiềm năng đầu tư, thương mại, du lịch, định hướng phát triển, tạo dựng và đề cao hình ảnh địa phương với thế giới. Tổ chức các diễn đàn, hội thảo giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm kêu gọi đầu tư. Thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư để giải quyết ( nhanh gọn, chính xác, thuận lợi) các công việc liên quan đến đầu tư. Triển khai và mở văn phòng đại diện kinh tế của địa phương ở nước ngoài.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình toàn cầu hóa, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế ĐTNN là một trong những khu vực kinh tế đầu tiên triển khai chủ trương phân cấp quản lý để đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Từ những lý luận chung về phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế và những tổng kết đánh giá về quá trình phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài trong và ngoài khu công nghiệp – khu chế xuất, đề tài đã chỉ ra được rằng chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về ĐTNN là đúng đắn. Chủ trương này đã thực sự góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ĐTNN tăng tính tự chủ, sáng tạo của chính quyền địa phương, là cơ sở cho việc triển khai cải cách thủ tục hành chính và trực tiếp góp phần cải thiện môi trương đầu tư của Việt Nam. Thực tế đã chứng tỏ rằng sau khi thực hiện chủ trương phân cấp, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã gia tăng đáng kể, ĐTNN ngày càng có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của kinh tế Việt Nam, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý ĐTNN nhất là phân cấp toàn diện, triệt để cho các địa phương cũng đã bộc lộ nhiều mặt bất cập, hạn chế. Đó là nguy cơ phá vỡ quy hoạch phát triển chung của cả nước, sự phát triển mất cân đối giữa các vùng, ngành; hạn chế về năng lực cán bộ của địa phương trong việc thẩm tra năng lực các dự án cũng như quản lý dự án sau cấp phép...

Thực tế cho thấy, việc thu hút và quản lý hoạt động ĐTNN có hiệu quả nhất cần phải có hệ thống pháp luật chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy chủ trương phân cấp toàn bộ và triệt để quản lý ĐTNN cho các địa phương cần phải có sự xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000): Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định của chính phủ quy đinh chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

3. Nghị định số 12/CP ngày 18 tháng 2 năm 1997 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP.

5. Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

6. Nghị định số 322/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991 về quy chế khu chế xuất.

7. Nghị định số 192/CP ngày 25 tháng 12 năm 1994 về ban hành Quy chế khu công nghiệp.

8. Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

9. Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15 tháng 9 năm 2000 hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

10.Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

11.Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 1998 về phân cấp, uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

12.Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

13.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000): Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định của chính phủ quy đinh chi tiết thi hành năm 2003, NXB Thống kê, Hà Nội.

14.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo tình hình và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

15.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Các văn bản hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

16.Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Phạm Lan H- ương, Hoàng Bình (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2/6-tr.32)

17. Tống Quốc Đạt (2005), “Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam”.

18.GS. TSKH. Nguyễn Mại (2011), “Phân cấp quản lý kinh tế”.

19.John Naisbitt (1997), “Nghịch lý toàn cầu”, Thông tin chuyên đề.

20.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999): So sánh pháp luật và quy định hiện hành khuyến khích đầu tư nước ngoài tại 10 nước Châu Á, Hà Nội.

21.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999): Hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, Hà Nội. 22.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Tài liệu tham khảo về luật pháp, chính sách

của các nước đối với đầu tư nước ngoài, Hà Nội

23.Phạm Phan Dũng (1999), “Phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Tạp chí Tài chính (12), Hà Nội.

24.Trần Thị Thái Hà (2004), “Mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài - những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (01), Hà Nội.

25.Nguyễn Thị Phương Hoa (2002), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 1996-2001”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (08), Hà Nội.

26.Đinh Thị Diên Hồng (2002), “Một số vấn đề liên quan đến hoạt động thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài trong tình hình mới”,Tạp chí Ngân hàng (01+02), Hà Nội.

27.Lê Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hải Thu (2004), “Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (06), Hà Nội. 28.Trần Minh (2000), “Xu hướng vận động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (05), Hà Nội.

29.Tào Hữu Phùng (2003), “Hoàn thiện môi trường và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (05), Hà Nội.

30.Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - thực trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”,Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (08), Hà Nội.

31.Nguyễn Thế Tăng (2000), “Trung Quốc cải cách và mở cửa (1978-1998)”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

32.Thanh Thảo (2003), “Bài học kinh nghiệm từ chính sách thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam”,Tạp chí Tài chính (05), Hà Nội.

33.Nguyễn Nhâm (2011), “Quản lý FDI của Indonesia và bài học cho Việt Nam”, Diễn đàn đầu tư,Hà Nội.

34.Đỗ Thị Thủy (2001), Đầu trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam giai đoạn 1988-2005, Luận án Tiến sĩ.

35.Tổng cục Thống kê (2010), Kinh tế xã hội Việt Nam thời kỳ 2006-2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

36.Tổng cục Thống kê (2003), Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001-2003, Nxb Thống kê, Hà Nội

37.Tổng cục Thống kê (2000, 2001, 2002, 2003), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội

38.Tổng cục Thống kê (2/2001), Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2000, Nxb Thống kê, Hà Nội

39.Tổng cục Thống kê (2010), Số liệu về kinh tế và Đầu tư.

40.Tổng cục Thống kê (2011), Số liệu về kinh tế và Đầu tư.

TIẾNG ANH

41.Aliber, R.Z, A Theory of FDI, Kindleberger, C.P. (ED), The International Corporations, Cambridge, Mass, MIT Press

42.Martinus Nijhoff (1990), Foreign Direct Investmen in the 90’s

43.UNCTAD (1998) World Investment Report, New york and Geneve 44.UNCTAD (1999) World Investment Report, New york and Geneve 45.UNCTAD (2000) World Investment Report, New york and Geneve 46.UNCTAD (2001) World Investment Report, New york and Geneve 47.UNCTAD (2002) World Investment Report, New york and Geneve 48.UNCTAD (2003) World Investment Report, New york and Geneve

49.Sebastian G. Kessing, Kai A. Konrad and Christos Kotsogiannis, Fiscal decentralization, University of Economics and Business

50.Sebastian G. Kessing, Kai A. Konrad and Christos Kotsogiannis, Foreign direct investment and the dark side of decentralization, University of Economics and Business.

Xiaohua Lin, “The impact of foreign direct investment on Chinese peformance: The role of management decentralization”, University of Windsor, Canada.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)