Một số hạn chế trong quản lý hoạt động FDI:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 78 - 79)

+ Hầu hết các địa phương chưa xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức thành lập cơ quan quản lý “một cửa” đối với ĐTNN từ hình thành đến triển khai, kết thúc dự án, do vậy còn lúng túng trong hướng dẫn đầu mối giải quyết, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư, của doanh nghiệp ĐTNN; chưa có đầu mối thực hiện và giám sát công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ Năng lực của cán bộ quản lý, thẩm tra và làm công tác xúc tiến đầu tư ở các địa phương nhìn chung vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy, một số địa phương không đủ khả năng thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như những tác động về môi trường, kinh tế - xã hội lâu dài của các dự án có quy mô lớn..

+ Chưa thực sự coi trọng việc giám sát và thúc đẩy việc thực hiện góp vốn, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu, tài chính, quan hệ lao động, tiền lương, bảo vệ môi trường. Thực hiện chưa tốt chế độ báo cáo về tình hình cấp và điều chỉnh GPĐT và kết quả ĐTNN trên địa bàn. Công tác rà soát, phân loại dự án ĐTNN trên địa bàn chưa được thực hiện thường xuyên để có biện pháp thích hợp, kịp thời tháp gỡ khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

+ Việc cung cấp thông tin FDI đầy đủ, kịp thời của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam cña Chính phủ chưa được quy định rõ ràng và chưa có chế tài xử lý. Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kể cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 78 - 79)