1.2. Cơ sở lý luận về phân bổ nguồn nhân lực
1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực tới phát triển
Để đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực tới phát triển kinh tế chúng ta cần phải nắm bắt được mục tiêu chính của phát triển kinh tế quốc gia hướng tới là gì. Đó là tăng trưởng GDP quốc gia; gia tăng phúc lợi xã hội; đời sống người dân,
người lao động được cải thiện; tỷ lệ thất nghiệp thấp; năng suất lao động tăng; chỉ số phát triển con người tăng hay cụ thể hơn việc sử dụng hiểu quả và tối đa tất cả các nguồn lực và tiềm lực sẵn có nhằm mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia…
Để đảm bảo được các mục tiêu phát triển đúng hướng thì việc mỗi quốc gia phải sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực, tiềm lực quốc gia nói chung và với nguồn nhân lực hay nguồn lực con người một các đúng đắn và hiệu quả nói riêng là rất quan trọng. Có nghĩa tránh sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng tất cả các nguồn lực gây ra sự hụt hơi trong quá trình phát triển đất nước cũng như việc lãng phí, phung phí các tài nguyên.
Thứ nhất, phải đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ phát triển. Đây là tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất. Vấn đề đặt ra là việc xóa bỏ khoảng cách giữa cơ cấu lao động còn lạc hậu với cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng CNH – HĐH và hội nhập, phải xem xét cơ cấu đó trên nhiều phương diện để đánh giá được hiểu quả của việc sử dụng nhân lực và phân bổ nhân lực như: cơ cấu trình độ chuyên môn kinh tế, cơ cấu tuổi, giới tính, theo các thành phần kinh tế. Từ đó sẽ có những dự báo về nhu cầu lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Thứ hai, giải phóng được sức lạo động đảm bảo phát huy tối đa nội lực nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế. Điều đó được thể hiện ở việc đổi mới tư duy về chính sách lao động-việc làm, nâng cao được khả năng cạnh tranh của lao động, đảm bảo khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động, di chuyển lao động… thực hiện bình đẳng các quyền hạn lao động và thị trường lao động được đẩy mạnh.
Thứ ba, giảm tỷ lệ thất nghiệp, việc làm cho người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc được đảm bảo. Hướng tới việc làm có hiệu quả, năng suất lao động tăng cao và việc làm được tự do lựa chọn.
Thứ tư, môi trường làm việc lành mạnh và an toàn, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường phải được bảo hiểm và an toàn. Người lao động muốn tham gia như là một lực lượng của thị trường phải chấp
nhận cạnh tranh và phải đối mặt với rủi ro do cơ cấu thị trường gây nên. Vì thế, nguồn nhân lực phải được phát triển, phấn bố, sử dụng hợp lý, mặt khác phải được an toàn và che chắn bởi hệ thông an sinh xã hội, thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vầ điều kiện lao động và an toàn, vệ sinh lao động.
Từ những phân tích kể trên chúng ta có thể phân ra thành hai tiêu chí chính để đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực hướng tới phát triển kinh tế như sau:
Một là tiêu chí hiệu quả về kinh tế: hiệu quả ở tiêu chí này sẽ được thể hiện
bởi các con số cụ thể như:
- Năng suất lao động tăng qua từng năm
- Tỷ lệ lao động có việc làm cao và ổn định đảm bảo tăng số lượng việc làm ứng với việc tăng số lượng lao động
- Thu nhập bình quân đầu người tăng
Hai là tiêu chí hiệu quả về xã hội:
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp và giảm qua từng thời kỳ trong từng vùng và thành thị, nông thôn
- Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giảm
- Cơ cấu lao động phân bố tỷ lệ hợp lý giữa nam – nữ trong các ngành nghề, vị trí công việc…
Ngoài ra, để có hiệu quả tốt nhất cho các giải pháp phân bổ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế chúng ta cũng cần phải nắm rõ được đâu là những nhân tố ảnh hưởng tới phân bổ nguồn nhân lực để từ đó đưa ra được những giải pháp hữu hiệu giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về phân bổ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế một cách hợp lý và tối ưu. Chúng ta có thể thấy được một số những nhân tố ảnh hưởng tới phân bổ nguồn nhân lực cơ bản như sau:
Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
phát triển nguồn nhân lực (phân bổ nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động..). Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia. Kinh tế một quốc gia ngày một phát triển thì kéo theo số lượng việc làm tăng, phúc lợi xã hội tăng, trình độ phát triển các khu vực đều nhau hơn sẽ là điều kiện tốt nhất cho việc phân bổ nguồn nhân lực.
Hai là, dân số. Phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phân bổ nguồn nhân lực nói riêng không tách rời vấn đề dân số mà có liên quan mật thiết với vấn đề này. Dân số là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia. Số lượng lao động phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ gia tăng dân số, quy mô dân số, chất lượng dân cư,..Song tốc độ và quy mô gia tăng dân số, đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, môi trường sống (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), trình độ dân trí, khả năng nhận thức của các thành viên trong xã hội, chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách an sinh xã hội, pháp luật, phong tục, tập quán, tâm lý, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực y học,… của mỗi quốc gia.
Ba là, hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. Ngoài các nhân tố nêu trên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn cần đến hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước như: Chính sách y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách sử dụng, phân bổ và thu hút nhân tài, chính sách văn hóa - xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách tiền lương,.. đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Chúng ta biết rằng, nếu trình độ y tế cao, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thể trạng và chất lượng nguồn nhân lực. Không thể có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, tâm hồn trong sáng, tinh thần thoải mái, phát triển hài hòa trên nền tảng một nền y tế yếu kém, chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách văn hóa - xã hội, đời sống văn hóa tinh thần không được quan tâm, đầu tư thỏa đáng. Mặt khác, việc sử dụng, phân bổ, trọng dụng và thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý dựa trên cơ sở
năng lực là động lực để người lao động phấn đấu, cống hiến và lên trong quá trình lao động. Khi mà cơ hội thăng tiến rộng mở trên tiêu chí phẩm chất đạo đức và tài năng thực sự của bản thân người lao động là nền móng bền vững để người lao động phát huy tối đa sự sáng tạo trong công việc, là bệ phóng để họ khẳng định tài năng và chuyên tâm lao động, sản xuất cống hiến cho xã hội. Bên cạnh đó, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách an sinh xã hội phù hợp sẽ là động lực thôi thúc tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, hay say lao động sản xuất của nguồn nhân lực.