CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Kinh nghiệm về phân bổ nguồn nhân lực ở Trung Quốc
3.1.3. Thực trạng phân bổ nguồn nhân lực ở Trung Quốc
Bảng 3.2: Phân bố lao động trong các ngành kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: Triệu người
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nông – Lâm – Thủy sản 228 29,50 219 28,29 215 27,67 Công nghiệp – Xây dựng 231 29,88 227 29,33 224 28,83
Dịch vụ 314 40,62 328 42,38 338 43,50
Tổng 773 100 774 100 777 100
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ có khoảng gần 30% lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.
Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai lực lượng lao động. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương thực và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như rau, quả, cá, tôm cua, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm thịt được xuất khẩu sang Hồng Kông. Sản lượng thu hoạch cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc hy vọng tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ.
Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990 thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá.
Sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan. Khoảng cách giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.
Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chế độ hộ khẩu chặt chẽ, số lao động thừa ở nông thôn buộc phải dồn ra thành thị làm dân công. Dân công là những người làm công nhật, không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề, tại Bắc Kinh danh sách các nghề dân công bị cấm làm hơn
100 nghề. Dân công là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Với mức thu nhập thấp họ lại còn phải đóng góp cao hơn dân thành thị để con cái được đi học. Dân công nữ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thiệt thòi hơn nam dân công và một số trong họ đã phải làm gái điếm sau một thời gian lên thành phố.
Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về sản lượng công nghiệp. Với vị thế đó của mình, ngành công nghiệp – xây dựng của Trung Quốc đã thu hút trên 200 triệu lao động vào làm việc, chiếm gần 30% lực lượng lao động.
Các ngành công nghiệp quốc doanh lớn có thể kể đến: sắt, thép, chế tạo máy, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, vũ khí và hàng dệt may; tổng số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh khoảng 24 triệu người. Các sản phẩm máy móc và điện tử đã trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc và đây cũng là lĩnh vực tập trung một lượng lớn lao động của Trung Quốc.
Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cũng có sự chuyển dịch của lao động tại Trung Quốc. Lao động trong lĩnh vực dịch tăng lên cả về quy mô và cơ cấu trong giai đoạn 2014 – 2016. Năm 2014, Trung Quốc có 314 lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, chiếm 40,62% lực lượng lao động; đến năm 2015 tỷ lệ này tăng lên 42,38% tương đương với 328 triệu người và đến năm 2017, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ đạt 43,5% lực lượng lao động.
Thương mại toàn cầu của Trung Quốc đạt tổng kim ngạch 1.758 tỷ USD cuối năm 2016. Tổng kim ngạch đã vượt qua mốc 1.000 tỷ USD năm 2014 (1.150 tỷ USD, hơn gấp đôi kim ngạch năm 2011). Cuối năm 2014, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Đức. Tuy nhiên thặng dư thương mại vẫn ổn định ở mức 30 tỷ USD.
Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Malaysia, Nga và Hà Lan. Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ năm 2014 là 170 tỷ USD, hơn gấp đôi so với mức năm 2009. Chỉ tính riêng Wal-Mart, nhà bán
lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, đã là đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc và xếp trên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland về nhập khẩu hàng Trung Quốc. Trong 5 cảng bận rộn nhất thế giới, có 3 cảng ở Trung Quốc.
Tuy Hoa Kỳ là một trong những nhà cung cấp hàng đầu ở Trung Quốc về thiết bị phát điện, máy bay và phụ tùng, máy tính và máy công nghiệp, nguyên liệu thô, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp nhưng các nhà xuất khẩu Mỹ vẫn tiếp tục quan ngại về quyền tiếp cận thị trường công bằng do các chính sách thương mại hạn chế hàng xuất khẩu Mỹ của Trung Quốc. Sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và nạn hàng giả, hàng nhái, khiến nhiều công ty phương Tây vẫn nản lòng khi làm ăn ở Trung Hoa đại lục. Một số nhà chính trị và nhà sản xuất phương Tây cũng cho rằng giá trị của đồng Nhân dân tệ đang thấp giả tạo và tạo cho hàng xuất khẩu từ Trung Quốc một lợi thế không công bằng. Những vấn đề này và các vấn đề khác nữa là những nguyên nhân đằng sau các cuộc thúc đẩy chính sách bảo hộ mậu dịch lớn hơn của một số nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ, bao gồm một mức thuế tiêu dùng 27,5% đánh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Nga đạt 29,1 tỷ USD năm 2015, tăng 37,1% so với năm 2014.
Các mặt hàng xuất khẩu máy móc và hàng điện tử của Trung Quốc đến Nga tăng 70%, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga trong năm 2015. Trong cùng thời gian đó, các sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga tăng 58%, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga. Cũng trong thời gian này biên mậu giữa hai quốc gia đạt 5,13 tỷ USD, tăng 35% và chiếm gần 20% tổng kim ngạch thương mại. Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga là hàng may mặc và giày dép.
Nga là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Nga và Trung Quốc. Các mặt hàng Trung Quốc nhập từ Nga chủ yếu là nguồn năng lượng như dầu thô, phần lớn được chuyên chở bằng tàu lửa và điện năng xuất khẩu từ vùng Siberi và Viễn Đông láng giềng của Nga.
Trung Quốc xếp thứ 9 thế giới về giá trị sản lượng dịch vụ. Tỷ trọng điện năng và viễn thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài hạn trong lĩnh vực dịch vụ.