CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Kinh nghiệm về phân bổ nguồn nhân lực ở Nhật Bản
3.2.3. Thực trạng phân bổ nguồn nhân lực ở Nhật Bản
Lao động trong các ngành bán lẻ và dịch vụ của Nhật tăng rất nhanh. Trong khi đó, số người làm việc trong ngành công nghiệp chế tạo và nông nghiệp giảm xuống. Sự chuyển dịch về lực lượng lao động nói trên một phần là do những tiến bộ về công nghệ. Giờ đây ở các nông trang và trong các nhà máy, các loại máy móc tinh vi và robot đảm nhiệm một cách nhanh chóng và hiệu quả những công việc có tính lặp đi lặp lại, đơn giản và nguy hiểm. Đồng nghĩa với những công việc như vậy ngày càng giảm. Tốc độ đô thị hoá tăng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ hỗ trợ như giao thông, viễn thông và những ngành dịch vụ công cộng. Ngành giải trí và du lịch tăng trưởng mạnh mẽ.
Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.
Lúa nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải cách mặt nước ít nhất 10 cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang mùa thu thì lúa chín và trước khi được gặt về lúa đã ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được trồng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata.
Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chè cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thang trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.
Suốt trong nhiều năm, số cá Nhật Bản đánh bắt được lớn hơn bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Người Nhật cũng tiêu thụ một lượng lớn cá và các hải
sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng như các quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều phải chứng kiến tình trạng cạn kiệt của các ngư trường ven biển và xa bờ.
Ngư nghiệp Nhật Bản tuột dốc do trữ lượng cá ở các vùng nước ven biển cạn kiệt và những quy định quốc tế về hạn chế đánh bắt cá ở các vùng biển sâu. Hiện nay ngư nghiệp nước này chỉ còn xếp thứ ba trên thế giới. Để bù đắp sản lượng cá thiếu hụt, Nhật Bản phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nước này còn tăng số lượng hàng thuỷ hải sản nhập khẩu, năm 2012 đạt 3,88 triệu tấn. Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.
Sự sụt giảm số tàu đánh cá đã tác động mạnh tới nhiều cộng đồng ngư dân. Trong vòng 30 năm qua, số việc làm trong ngành ngư nghiệp đã giảm gần một nửa. Các cộng đồng ngư dân chịu ảnh hưởng nhiều vấn đề, từ sự phản đối của các tổ chức bảo vệ môi trường cho đến ô nhiễm nước. Tuy nhiên vấn đề chính là do sự đánh bắt bừa bãi ở ven bờ. Cá bị đánh bắt quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái. Hệ quả là số tàu đánh cá giảm, kéo theo sự hình thành những khu thất nghiệp ở một số vùng ven bờ.
Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản. Trong công nghiệp, các ngành được ưa chuộng và phát triển nhất bao gồm: đóng tàu, điện tử, sản xuất đồ gia dụng, sản xuất ô tô và kim loại màu. Từ những năm cuối thế kỉ 20, ngành công nghiệp của Nhật đã phát triển rõ rệt. Bước sang thế kỉ 21, công nghiệp Nhật Bản luôn thay đổi. Các khu công nghiệp lớn tập trung ở Vành đai Thái Bình Dương bao gồm: Keihin , Chukyo, Hanshin (Osaka), Setouchi và Kitakyushu (Bao quanh Kitakyushu và Fukuoka). Trong đó, vùng Keihin là quan trọng nhất và chiếm 42% sản lượng công nghiệp Nhật Bản. Vùng này có nhiều ngành công nghiệp truyền thống như hóa dầu, thép và sản xuất ô tô. Đồng thời đây cũng có ngành dệt may. Song hành cùng các ngành truyền thống là những khu công
nghiệp điện tử và công nghệ cao. Các công ty có trụ sở ở đây bao gồm: NEC, Hitachi, Canon, Intel và Sanyo.
Các khu công nghiệp còn lại là Chukyo, Hanshin, Setouchi và Kita-Kyushu. Trong đó, các khu Chukyo, Hanshin và Setouchi chủ yếu là các ngành công nghiệp truyền thống như: dầu mỏ, dệt may, in ấn và sắt thép. Còn Kita-Kyushu lại là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng lâu đời. Trước kia, vùng này là mỏ than địa phương nằm trên đồi. Ngày nay, Kita-Kyushu là khu công nghiệp với các ngành sắt thép, đóng tàu và dầu mỏ.
Ngoài các khu công nghiệp trên, còn có nhiều khu công nghiệp khác nằm ngoài Vành đai Thái Bình Dương bao gồm một số khu công nghiệp nhỏ nằm ở phía bắc Kanto và nằm ven bờ biển Nhật Bản như khu Hokuriku (Nằm ở Niigata và Nagano, Chubu).
Thương mại và dịch vụ là hai ngành quan trọng của Nhật Bản, riêng ngành dịch vụ chiếm 73,3% GDP của nước này.
Nhật Bản là một trong những quốc gia thương mại lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1945, thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể và đến năm 2003 đạt giá trị 54,55 nghìn tỷ yên. Hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập khẩu và thặng dư thương mại vào năm 2003 đạt 10,19 nghìn tỷ yên. Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại với Nhật đã khiến nhiều nước lo ngại. Các nước này cho rằng Nhật Bản đã dựng lên các rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nhật Bản đã có một số động thái tích cực để giải quyết vấn đề này, ví dụ như trong vòng 20 năm qua hỗ trợ tài chính của chính phủ cho nông dân đã giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân trồng lúa ở các nước khác có thể bán được sản phẩm của họ ở Nhật.