CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Kinh nghiệm về phân bổ nguồn nhân lực ở Nhật Bản
3.2.4. Hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực ở Nhật Bản
Bảng 3.5: Tỷ trọng của các ngành kinh tế trong tổng GDP của Nhật Bản tính theo giá hiện hành
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nông – Lâm – Thủy sản 1,1 1,1 1,0
Công nghiệp – Xây dựng 27,9 28,9 28,6
Dịch vụ 71,0 70,0 70,4
(Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2015, 2016, 2017)
Với xu hướng, cơ giới hóa, tự động hóa các ngành sản xuất, giá trị đóng góp của lĩnh vực dịch vụ và Công nghiệp – Xây dựng chiếm đến 99% tổng GDP hàng năm của Nhật Bản trong đó lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 70% GDP và 29% là giá trị thuộc về ngành công nghiệp – xây dựng. Ngành Nông – Lâm – Thủy sản sử dụng lượng lao động tương đối ít và ngành này cũng chỉ đóng góp khoảng 1,0% vào tổng GDP của Nhật Bản.
Với cơ cấu kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao thì thu nhâp bình quân đầu người của Nhật Bản ở mức tương đối cao.
Bảng 3.6: GDP bình quân đầu người của Nhật Bản giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: USD Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành 38096 38474 38901
GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương 39166 40607 42203
Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá hiện hành của Nhật Bản năm 2014 là 38.096 USD; năm 2015 là 38.474 USD và đến năm 2016 là 38.901 USD. Nếu tính theo sức mua tương đương thì thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản năm 2014 là 39.166 USD; năm 2015 là 40.607 USD, tăng 3,7% so với năm 2014 và đến năm 2016 là 15.529 USD, tăng 3,9% so với năm 2015.
Nhật Bản là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi để có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào, nhưng là một quốc gia nổi tiếng về phương pháp quản lý và chế độ đãi ngộ NNL để có những thành công và phát triển vượt bậc ngày nay. chế đãi ngộ đó, NNL luôn trung thành và tận tâm với công ty. Nhật Bản xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất. Nâng cao chất lượng con người và chất lượng sống của con người.
Nhật Bản không chỉ dậy cho chúng ta mà còn tất cả các quốc gia thế giới biết được vai trò của nguồn nhân lực quan trọng thế nào trong quá trình phát triển của một quốc gia.