Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại việt nam (Trang 25 - 27)

e) Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế định về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước

1.2.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng

Tiền lƣơng là một vấn đề khá phức tạp đối với tất cả các doanh nghiệp, nó chi phối nhiều mức hoạt động của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, nhƣng mặt khác lại chịu tác động của nhiều yếu tố:

- Bộ luật lao động: Luật này quy định về mức lƣơng tối thiểu, cách trả lƣơng, bảng lƣơng, thang lƣơng, phụ cấp, trợ cấp xã hội cho ngƣời lao động. Mỗi một quốc gia có bộ luật lao động riêng để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân phải nghiên cứu kỹ và dựa vào bộ luật lao động để tạo cơ sở cho mọi hình thức sử dụng và trả công cho ngƣời lao động sao cho hợp lý và phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình.

- Thị trƣờng lao động: Thị trƣờng này có vai trò điều phối lao động cho các ngành nghề, tuy nhiên nó lại phụ thuộc rất lớn vào tiền lƣơng. Nếu ngành này trả lƣơng quá thấp thì lao động của ngành đó dồn sang các ngành khác có mức lƣơng cao hơn và ngƣợc lại. Vì vậy tuỳ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trƣờng lao động mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lƣơng cho phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động và nguồn lao động trong doanh nghiệp, tránh tình trạng thiếu lao động dẫn đến sản xuấtngƣng trệ.

- Mức giá cả sinh hoạt: Do tiền lƣơng nhằm tái sản xuất sức lao động, tiền lƣơng đƣợc ngƣời lao động sử dụng để mua của cải vật chất phục vụ cho đời sống của họ nên tiền lƣơng phải phù hợp với giá cả sinh hoạt. Do đó các doanh nghiệp phải có chính sách trả lƣơng hợp lý nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động.

- Các ngành nghề khác nhau sẽ đƣợc trả lƣơng khác nhau, ngay cả trong cùng một ngành nghề nhƣng nếu cơ sở sản xuất ở những nơi khác nhau về điều kiện sống thì tiền lƣơng cũng khác nhau.Lý do chung là do giá cả sinh hoạt ở các nơi đó là khác nhau, các doanh nghiệp nên lƣu ý đến yếu tố này để chi trả lƣơng cho hợp lý.

- Trình độ ngƣời lao động cũng ảnh hƣởng đến tiền lƣơng mà họ nhận đƣợc. Những ngƣời lao động có thâm niên và trình độ cao sẽ nhận đƣợc lƣơng cao hơn những ngƣời lao động có trình độ và tay nghề thấp hơn.

- Tiền lƣơng còn chịu ảnh hƣởng của tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách về nhân sự của công ty.

Tóm lại, Nhà nƣớc muốn thực hiện tốt công tác quản lý tiền lƣơng phải nghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng. Đặc biệt là bộ luật lao động bởi vì đây là bộ luật quy định đầy đủ và rất chặt chẽ nhất chế độ tiền lƣơng và sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)