e) Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế định về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước
1.2.7.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Kinh nghiệm quản lý tiền lƣơng, trả lƣơng trong các doanh nghiệp của các quốc gia nêu trên, đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, vận dụng vào cải cách tiền lƣơng ở nƣớc ta nhằm có hệ thống trả công lao động hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, thể hiện:
o Về chính sách tiền lương vĩ mô:
- Cần hƣớng tới hiệu quả và phân phối công bằng. Điều đó có nghĩa là cần phải thiết lập hệ thống chính sách phân phối tiền lƣơng có sự điều chỉnh của thị trƣờng, tự quyết định của doanh nghiệp và kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc.
- Chính sách tiền lƣơng cần phản ánh kịp thời các yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu của chính sách tiền lƣơng nhằm định hƣớng các giá trị lao động và thúc đẩy các mối quan hệ lao động.
o Nguyên tắc và nội dung chính sách:
- Cần tôn trọng sự tồn tại đồng thời của nhiều hình thức phân phối trong thời kỳ xây dựng kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Trong đó cần tôn trọng triệt để nguyên tắc phân phối theo lao động( công việc), nhằm chống chủ nghĩa bình quân và sự phân hoá thu nhập quá lớn, bất hợp lý gây ra sự không bình đẳng, ảnh hƣởng đến ổn định xã hội.
- Tiền lƣơng cần phản ánh sự biến động của nền kinh tế, thiết lập một hệ thống chính sách tiền lƣơng gắn với năng suất và linh hoạt, trả lƣơng theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh nhƣ là một nguyên tắc bắt buộc trong tổ chức tiền lƣơng, nâng cao tính linh hoạt của hệ thống tiền lƣơng nhằm bảo đảm cho các chính sách tiền lƣơng có hiệu quả. Tuy nhiên cần tăng với tốc độ thấp hơn, trong đó năng suất lao động trên cơ sở giá trị gia tăng.
- Tiền lƣơng cần phải đƣợc hiểu nhƣ là tổng hợp chi phí cho lao động, bao gồm tiền lƣơng cơ bản, các khoản trả ngoài lƣơng, kể cả lƣơng cho hƣu trí sau này. Để nâng cao tính linh hoạt và cạnh tranh của tiền lƣơng, cần giảm thiểu phần trả ngoài tiền lƣơng.
- Để bảo đảm tiền lƣơng gắn với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân, cần quan niệm tiền lƣơng thuộc phạm trù quan hệ lao động, tăng cƣờng vai trò thoả ƣớc lao động tập thể trong việc hoạch định chính sách tiền lƣơng vi mô.
- Cần tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc về tiền lƣơng trong kinh tế thị trƣờng, tuy nhiên Vai trò can thiệp của Chính phủ chỉ nên dừng ở hoạch định các khung chính sách vĩ mô. Sự can thiệp trực tiếp chỉ cần thiết trong trƣờng hợp hai bên (giới chủ và thợ) không thoả thuận đƣợc.