Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tiền lƣơng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại việt nam (Trang 95 - 100)

+ Nhà nƣớc quy định các nguyên tắc, điều kiện và giao cho doanh nghiệp toàn quyền quyết định trả lƣơng cho ngƣời lao động theo vị trí, chức danh công việc (chống phân phối bình quân); gắn tiền lƣơng với năng suất lao động (trong đó năng suất lao động đƣợc tính theo giá trị mới tạo ra), bảo đảm nguyên tắc mức tăng tiền lƣơng hơn mức tăng năng suất lao động; thực hiện cơ chế quản lý tiền lƣơng thông qua xác định, giám sát chặt chẽ quỹ tiền lƣơng thực hiện (thay vì giám sát quỹ tiền lƣơng kế hoạch trƣớc đây) gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm lao động, tăng năng suất để tăng tiền lƣơng; quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu (kiểm soát việc báo cáo chủ sở hữu tình hình quản lý lao động, tiền lƣơng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả điều hành doanh nghiệp) và cơ quan quản lý nhà nƣớc.

+ Tiếp tục hình thành quỹ tiền lƣơng, tiền thƣởng riêng của viên chức quản lý với ngƣời lao động, xác định theo năm gắn với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, có khống chế mức tối đa, giao cho doanh nghiệp xác định và trình chủ sở hữu phê duyệt; tách riêng quỹ tiền lƣơng của đại diện chủ sở hữu (Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên) và quỹ tiền lƣơng của bộ máy điều hành (Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trƣởng); Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng thí điểm ký họp đồng thuê, trả lƣơng theo thỏa thuận với Tổng giám đốc, Giám đốc để gắn quyền lợi và trách nhiệm.

+ Tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp, nhƣ rà soát xây dựng các vị trí công việc, kế hoạch lao động, tuyển dụng, sử dụng lao động và chịu trách nhiệm về số lao động dôi dƣ, xây dựng tiêu chí đánh giá trả lƣơng theo vị trí công việc.

4.2.4Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thực thi chính sách tiền lƣơng trong doanh nghiệp nhà nƣớc trong doanh nghiệp nhà nƣớc

Tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc và chức năng đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nƣớc về lĩnh vực tiền lƣơng, trong đó giao cho một cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nƣớc để tổ chức thực hiện xác định tiền lƣơng của các doanh nghiệp đƣợc giao làm chủ sở hữu, cụ thể:

a. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách tiền lƣơng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc trên phạm vi cả nƣớc.

- Tổ chức hƣớng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát chung việc thực hiện chính sách tiền lƣơng của doanh nghiệp nhà nƣớc.

b. Cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nước:

- Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng của các doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng đối với ngƣời lao động của doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Tiếp nhận, phê duyệt quỹ tiền lƣơng, tiền thƣởng của viên chức quản lý của doanh nghiệp nhà nƣớc.

c. Đối với doanh nghiệp:

Bộ phận tổ chức, cán bộ lao động căn cứ vào các tiêu chí, điều kiện của Nhà nƣớc thực hiện các công việc sau báo cáo Hội đồng thành viên (hoặc Tổng giám đốc) doanh nghiệp:

- Lập kế hoạch tiền lƣơng ở đầu vào, xác định tiền lƣơng đƣợc hƣởng gắn với kết quả kinh doanh ở đầu ra để báo cáo Cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nƣớc theo quy định.

- Xây dựng quỹ tiền lƣơng và thù lao kế hoạch; quỹ tiền lƣơng, thù lao, quỹ tiền thƣởng thực hiện của viên chức quản lý và báo cáo Cơ quan quản lý thống nhất đối với doanh nghiệp nhà nƣớc quyết định, phê duyệt.

- Xây dựng quy chế trả lƣơng, thù lao và quy chế thƣởng của viên chức quản lý; quy chế trả lƣơng, quy chế thƣởng của ngƣời lao động để áp dụng trong công ty theo quy định của pháp luật.

4.2.5Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý tiền lƣơng

a. Đối với cơ quan , đơn vi ̣ là chủ sở hữu công ty trách nhiê ̣m hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

- Yêu cầu doanh nghiệp thuộc quyền quản lý rà soát lại việc xác định quỹ tiền lƣơng, tiền thƣởng, trả lƣơng, thù lao, tiền thƣởng năm 2010 - 2012, đặc biệt là tiền lƣơng, tiền thƣởng , thù lao đối với cán bô ̣ quản lý . Trƣờng hợp xác định tiền lƣơng, tiền thƣởng, thù lao không đúng quy định của Nhà nƣớc thì công ty phải xác định lại quỹ tiền lƣơng , tiền thƣởng, cán bộ quản lý phải hoàn trả phần tiền lƣơng , tiền thƣởng đã hƣởng không đúng quy định cho công ty.

- Đề nghị doanh nghiệp công khai tiền lƣơng , thu nhập của ngƣời lao động và cán bô ̣ quản lý theo quy đi ̣nh

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ việc thực hiện của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý; thực hiện công khai tiền lƣơng, thu nhập của viên chức quản lý các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý trên Website của cơ quan, đơn vị để giám sát chung theo quy định của Chính phủ.

b. Đối với các Bộ, ngành

Đối với Bộ Tài chính, Bộ Nô ̣i vu ̣, Bô ̣ Lao đô ̣ng - Thƣơng binh và Xã hô ̣i và các Bô ̣ quản lý ngành cần thƣ̣c hiê ̣n tốt công tác kiểm tra , giám sát các nội dung , lĩnh vƣ̣c đƣợc phân công theo chƣ́c năng nhiê ̣m vu ̣ đối với Công ty trách nhiê ̣m hƣ̃u ha ̣n mô ̣t thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hƣ̃u ; ban hành các văn bản hƣớng dẫn ki ̣p thời làm cơ sở cho viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n và thanh tra, kiểm tra, giám sát.

KẾT LUẬN

Chính sách tiền lƣơng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển thị trƣờng lao động. Tiền lƣơng là giá cả sức lao động, là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kết nối cung cầu lao động, khuyến khích ngƣời lao động học nghề, nâng cao trình độ tay nghề nhằm nâng cao giá trị của sức lao động.

Nội dung quản lý tiền lƣơng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và trong doanh nghiệp nhà nƣớc nói riêng trong thời gian qua đã đƣợc đổi mới, hoàn thiện phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của đất nƣớc, đó là việc tách dần khỏi chính sách tiền lƣơng của khu vực hành chính sự nghiệp, thực hiện chính sách tiền lƣơng đối với các doanh nghiệp theo cơ chế thị trƣờng dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, phân định rõ chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng và quy định quyền tự chủ của doanh nghiệp quyết định xếp lƣơng và trả lƣơng cho ngƣời lao động gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy, nội dung quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định, nhƣ Nhà nƣớc vẫn còn can thiệp sâu vào cơ chế tiền lƣơng của các doanh nghiệp nhà nƣớc; Ký kết thoả ƣớc lao động tập thể còn nặng về hình thức, năng lực và vai trò của công đoàn còn hết sức hạn chế; cơ chế thoả thuận tiền lƣơng còn sơ khai và chƣa thực chất, chƣa hiệu quả; Phân hoá tiền lƣơng có chiều hƣớng tăng lên một cách không lành mạnh do thị trƣờng lao động kém phát triển, khung khổ luật pháp chƣa hoàn chỉnh và thiếu chế tài cần thiết.

Do đó, đề tài đã tập trung giải quyết đƣợc các nội dung nhƣ sau:

(1) Đã hệ thống hoá một số khái niệm, đặc điểm liên quan về tiền lƣơng, vai trò quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng; phân tích vai trò và nội dung quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng trong kinh tế thị trƣờng, đồng thời đƣa ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách trả công của Việt Nam từ những kinh nghiệm xây

dựng chính sách trả công của một số nƣớc trong khu vực, đặc biệt là chính sách trả lƣơng của Trung Quốc.

(2) Phân tích thực trạng và đánh giá mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc của quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc trên 3 nội dung cơ bản của chính sách tiền lƣơng là tiền lƣơng tối thiểu, thang bảng lƣơng và cơ chế quản lý tiền lƣơng, đồng thời nêu những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

(3) Trên cơ sở phân tích thực trạng nội dung quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, đã đề xuất khuyến nghị những quan điểm, nguyên tắc, các nội dung cần tiếp tục hoàn thiện; đồng thời khuyến nghị các giải pháp để thực hiện đổi mới các nội dung quản lý nhà nƣớc về tiền lƣơng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động –Thƣơng binh và Xã hội, 2010-2012. Báo cáo điều tra tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp, tổng hợp số liệu báo cáo của các

Bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp nhà nước hàng năm. Hà Nội, năm

2010-2012.

2. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2012. Bộ luật Lao động, Chƣơng VI. 3. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2012. Luật Doanh nghiệp, Mục 2

chƣơng 3.

4. Chính phủ, 2003. Luật doanh nghiệp nhà nước.

5. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2010-2014. Các Nghị định của Chính phủ quy định về chính sách tiền lương tối thiểu, thang lương, bảng lương và cơ chế quản lý tiền lương đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp.

6. Nguyễn Hữu Dũng, 2007. Bản chất tiền lương, tiền công trong nền kinh tế

thị trường, đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

7. Hoàng Minh Hào , 2007. Xây dựng cơ chế tiền lương , tiền thưởng đối với Tổng giám đốc , Giám đốc , Phó Tổng giám đốc , Phó giám đốc , Kế to án trưởng làm viê ̣c theo hợp đồng trong các công ty nhà nước , đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

8. Tống Thị Minh, 2011. Đổi mới nội dung quản lý nhà nước về tiền lương

trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2020, đề tài cấp Bộ, Bộ Lao động

– Thƣơng binh và Xã hội.

9. Lê Xuân Thành ,2005). Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về tiền lương,

tiền công trong nền kinh tế thị trường trong giai đoạn 2006-2010, đề tài cấp

Bộ, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.

10. Tổng Cục Thống kê, 2000-2012). Niên giám thống kê từ năm 2000 – 2012.

11. www.molisa.gov.vn

12. www.boluatlaodong.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước tại việt nam (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)