CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn và thu thập dữ liệu thứ cấp
2.1.1. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích áp dụng: Phƣơng pháp phỏng vấn nhằm mục đích cụ thể hóa, bổ sung những dữ liệu mà điều tra thứ cấp chƣa cung cấp đƣợc. Qua phỏng vấn để làm rõ, cụ thể hơn thực trạng phòng, chống rửa tiền thông qua các ngân hàng ở nƣớc ta hiện nay.
Cách thức tiến hành: Dựa trên những thông tin cần sử dụng cho nghiên cứu, tiến hành chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn. Sau đó gặp các đối tƣợng phỏng vấn theo thời gian hẹn trƣớc để tiến hành phỏng vấn. Trong suốt quá trình phỏng vấn, tiến hành bút ký những ý kiến trả lời, lƣu lại thông tin quan trọng để tiến hành xử lý thông tin.
Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ lãnh đạo Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của ngƣời đƣợc phỏng vấn làm việc trong Cục Phòng, chống rửa tiền thƣờng bận bịu, nên địa điểm phỏng vấn đƣợc chọn là tại Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong khoảng từ 30 đến 50 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: Phỏng vấn viên điện thoại liên hệ trƣớc với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian
Nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Ông (bà) cho biết về thực trạng rửa tiền Việt Nam trong thời gian vừa qua?
Câu 2: Ông (bà) có thể cho biết trách nhiệm của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong việc phòng, chống rửa tiền?
Câu 3: Để phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra quy định giao dịch trên 300 triệu đồng trong ngày thì phải báo cáo việc này có đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tuân thủ?
Câu 4: Ông (bà) cho biết về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phòng, chống rửa tiền ở các ngân hàng tại Việt Nam.
Câu 5: Quan điểm và mục tiêu chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới là gì?
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm: Dữ liệu thứ cấp là xuất phát điểm của việc nghiên cứu, đây là những thông tin đã có sẵn, (những thông tin) đƣợc thu thập trƣớc đây về mục tiêu khác. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp này sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức.
Nhược điểm: Cần phải đề phòng những dữ liệu này đã cũ, không chính xác, không đầy đủ và độ tin cậy thấp.
Các dữ liệu thứ cấp cần thu thập: - Thống kê các giao dịch đáng ngờ.
- Tình hình kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động rửa tiền tại Việt Nam.
- Hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền. - Cơ quan chuyên trách về phòng, chống rửa tiền. - Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng…
- Thông tin ở các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tổng cục Hải quan.
- Báo, tạp chí: Một số báo, tạp chí chuyên ngành nhƣ tạp chí tài chính (Học viện Tài chính), Tạp chí Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nƣớc).
- Mạng internet: Tìm hiểu thông qua một số trang web nhƣ: http:www.sbv.gov.vn (trang web của Ngân hàng Nhà nƣớc). Tìm hiểu một số thông tin trên một số trang báo mạng nhƣ vnexpress.net, laodong.com, thoibaonganhang.vn. Thông qua các trang web này để thu thập các dữ liệu về thực trạng phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ tìm hiểu về quy chế phòng chống rửa tiền thông qua thông tin trên website của một số ngân hàng thƣơng mại nhƣ Oceanbank.vn, saigonbank.com, vietinbank.vn (trang web của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam), bidv.com.vn (trang web của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam).