Kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại việt nam (Trang 65 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Công tác tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin phòng, chống rửa tiền

3.5.2. Kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin

3.5.2.1. Số lượng và quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin a) Báo cáo CTR và EFT

Cục PCRT đã tiếp nhận hàng triệu đơn vị thông tin báo cáo từ các tổ chức tín dụng bao gồm báo cáo giao dịch có giá trị lớn (CTR) và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử (EFT).

Bảng 3.3: Báo cáo giao CTR và EFT Năm CTR EFT Số lƣợng báo cáo Số lƣợng giao dịch Số lƣợng báo cáo Số lƣợng giao dịch 2011 35.978 36.584.535 17.732 5.119.856 2012 45.144 33.238.941 22.133 3.710.936 2013 34.661 31.049.187 23.518 3.217.692

Nguồn: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Lãnh đạo Cục Phòng, chống rửa tiền cho biết: “Hiện nay, về cơ bản các ngân hàng thƣơng mại đã cài đặt hệ thống báo cáo tự động cáo giao dịch giá trị lớn về Cục Phòng, chống rửa tiền”.

b, Báo cáo STR

Tại Việt Nam, mặc dù hiện tại chƣa có vụ án rửa tiền nào đƣợc đƣa ra xét xử nhƣng nhƣ thế không phải là chúng ta không có rửa tiền. Trong thời gian qua, Cục Phòng, chống rửa tiền đã nhận đƣợc hàng trăm báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức tín dụng. Một trong những khâu quan trọng để phát hiện khách hàng hoặc giao dịch, hành vi nghi ngờ liên quan đến rửa tiền là thông qua việc phân tích các báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) mà đối tƣợng báo cáo có nghĩa vụ báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền. Kể từ khi Nghị định 74 đƣợc ban hành cho đến nay, số lƣợng các STR mà Cục Phòng, chống rửa tiền nhận đƣợc có xu hƣớng gia tăng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức của đối tƣợng báo cáo về công tác phòng, chống rửa tiền đã có nhiều tiến bộ.

Bảng 3.4. Số lượng STR nhận được

Loại đơn vị báo cáo 2010 2011 2012 2013

Ngân hàng thƣơng mại

Nhà nƣớc 47 203 192 337

Ngân hàng thƣơng mại

cổ phần 243 336 214 239

Các ngân hàng nƣớc

ngoài 27 50 39 85

Tổng cộng 317 589 445 661

Nguồn: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Năm 2010 là năm đánh dấu bƣớc tiến mới trong công tác phòng, chống rửa tiền nói chung và công tác xử lý thông tin nói riêng với số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ tăng đáng kể từ 148 báo cáo trong 4 năm 2005-2009 lên đến 326 báo cáo trong năm 2010 (tăng 121% so với 4 năm trƣớc) với số vụ có tính chất phạm tội phát hiện qua giao dịch đáng ngờ đƣợc chuyển cho cơ quan chức năng là 24 vụ việc liên quan tới 103 báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Năm 2011 đánh dấu những thăng trầm, đổi thay trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng, tài chính nói riêng. Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và nhân dân ta đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành kế hoạch năm 2011. Bên cạnh sự cố gắng của các cấp, các ngành không thể không nhắc tới những nỗ lực của hệ thống phòng, chống rửa tiền, nhất là các bộ phận liên quan tới công tác xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ trong công tác phòng, chống rửa tiền nói riêng và chống tội phạm nói chung. Năm 2011, khối lƣợng báo cáo và thông tin giao dịch đáng ngờ tăng mạnh. Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2011, Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã nhận đƣợc 590 báo cáo (tăng 85,8% so với năm 2010) và đã xử lý thông tin theo quy định của luật pháp.

Năm 2012, Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã nhận đƣợc 469 báo cáo giao dịch đáng ngờ (giảm 24,4% so với năm 2011) và xử lý thông tin theo quy định của luật pháp

Ngày 01/01/2013, Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực, khối lƣợng báo cáo và thông tin giao dịch đáng ngờ tiếp tục tăng. Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012, Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã nhận đƣợc 686 báo cáo (tăng 48,5% so với năm 2012).

Sau khi tiếp nhận các STR, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ tiến hành xử lý theo một quy trình nội bộ nhằm phân tích, sàng lọc thông tin nhận đƣợc và đƣa ra hƣớng xử lý phù hợp. Kết thúc quá trình xử lý thông tin, STR có thể đƣợc lƣu vào cơ sở dữ liệu của Cục Phòng, chống rửa tiền do xác định không có yếu tố nghi ngờ hoặc có thể đƣợc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền nếu đủ cơ sở để nghi ngờ cá nhân, tổ chức, giao dịch đƣợc nêu trong STR có liên quan tới rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác hoặc có thể đƣợc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền khác để tiếp tục xử lý nhƣ chuyển cho cơ quan hải quan, cơ quan có chức năng thanh tra…

Bảng 3.5. Số liệu kết quả xử lý các STR

Các đơn vị 2010 2011 2012 2013

Chuyển Cơ quan Công an 99 232 160 201

Chuyển cơ quan có chức

năng Thanh tra 4 5 5 38

Tổng 103 237 165 239

Nguồn: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng 3.5.2.2. Phân nhóm các hình thức giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền

Quá trình xử lý các STRs, Cục Phòng, chống rửa tiền đã tổng hợp các giao dịch đáng ngờ điển hình có thể liên quan đến rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác đƣợc các ngân hàng báo cáo cho Cục PCRT, bao gồm:

Phương thức 1: Gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền lòng vòng qua nhiều tài khoản

Một cá nhân đến ngân hàng để thực hiện một loạt các giao dịch sau Dùng tiền mặt nộp vào tài khoản Công ty A. Sau đó, cá nhân này dùng ủy nhiệm chi đã đƣợc ký sẵn để chuyển khoản tiền từ tài khoản Công ty A sang tài khoản Công ty B. Cuối cùng ngƣời này xuất trình séc để rút tiền mặt từ tài khoản Công ty B. Các giao dịch đƣợc lập lại nhiều lần trong cùng một ngày. Nhƣ vậy, cuối cùng, một số tiền ban đầu đƣợc thực hiện quay vòng nhiều lần, nên doanh số giao dịch trên tài khoản của các Công ty A và Công ty B là rất lớn. Phƣơng thức này có thể đƣợc mô tả theo sơ đồ dƣới đây:

Hình 3.2: Sơ đồ dòng tiền

Phương thức 2: Nhận tiền từ nước ngoài về thông qua điện SWIFT

Giao dịch đƣợc thực hiện có liên quan đến quốc đảo hoặc từ nƣớc ngoài: Cá nhân đến mở tài khoản tại ngân hàng. Sau một thời gian ngắn, tài khoản của cá nhân liên tục nhận đƣợc khoản tiền lớn do một công ty chuyển từ quốc đảo về. Số tiền này đƣợc rút ngay trong ngày. Trong phần nội dung thanh toán có đề cập đến một thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, khi thanh toán viên liên hệ với khách hàng để hỏi thông tin về mục đích nhận tiền, thì khách hàng không nêu đƣợc mục đích và không cung cấp đƣợc thỏa thuận giữa hai bên. Qua tra soát thông tin, không tìm thấy bằng chứng về việc có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa với tổ chức hay cá nhân nào, chƣa từng xuất nhập cảnh ra ngoài Việt Nam.

Cá nhân được ủy quyền Công ty A Cá nhân được ủy quyền Công ty B UNC Nộp tiền vào TK Séc, giấy lĩnh tiền

Phương thức 3: Sử dụng giấy tờ giả mạo để thực hiện giao dịch qua ngân hàng

Trường hợp 1: Hộ chiếu giả

Cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài đến ngân hàng thực hiện giao dịch. Khi xuất trình hộ chiếu, nhân viên giao dịch kiểm tra thì không thấy có dấu xuất nhập cảnh của cá nhân đó trong hộ chiếu. Qua thông tin tra cứu, không thấy thông tin xuất nhập cảnh của cá nhân đó. Điều đó cho thấy, có thể cá nhân nêu trên nhập cảnh bằng một hộ chiếu và thực hiện giao dịch với ngân hàng bằng hộ chiếu giả.

Trường hợp 2: Séc giả

Cá nhân S đến Ngân hàng H mở tài khoản để nhận tiền nhờ thu séc từ nƣớc ngoài gửi về và sử dụng máy ATM để rút tiền. Cá nhân nêu trên nhờ thu séc có giá trị lớn không tƣơng xứng với hoạt động bình thƣờng của cá nhân đó, Ngân hàng xác định tờ Séc là giả. Cá nhân S và chủ tờ Séc có quan hệ không rõ ràng, không cung cấp thông tin của chủ Séc nhƣ địa chỉ, nghề nghiệp... Sau khi xác định là séc giả, Ngân hàng đã thu hồi séc giả và đóng tài khoản giao dịch của cá nhân này.

Trường hợp 3: Thẻ giả

Trong khoảng thời gian từ ngày 12/2 đến 15/4/20XX, cá nhân đến ngân hàng đăng ký phát hành thẻ ghi nợ Visa, tài khoản của cá nhân liên tiếp nhận đƣợc các giao dịch hoàn trả hàng hóa với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Qua kiểm tra thông tin giao dịch trên hệ thống, cá nhân chƣa từng có giao dịch mua hàng hóa với các giao dịch hoàn trả hàng hóa bằng thẻ Visa và phát hiện thông số về ngân hàng thanh toán không chính xác với thông tin đăng ký trên hệ thống Visa. Có khả năng đây là chuyển tiền bất chính từ nƣớc ngoài về thông qua một loạt các đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo trên hệ thống; tạo ra một loạt các giao dịch hoàn trả hàng hóa giả sau đó rút tiền rồi thực hiện các giao dịch thu hồi để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Phương thức 4: Cá nhân và tổ chức Việt Nam thường xuyên nộp, rút hoặc chuyển khoản với giá trị giao dịch lớn (có trƣờng hợp giá trị không tƣơng xứng với mức thu nhập của cá nhân), mục đích chuyển tiền không rõ ràng.

Phương thức 5: Tổ chức Việt Nam nhận tiền từ công ty nước ngoài. Nhưng công ty có tên và địa chỉ không tồn tại trên thực tế ở nƣớc ngoài, có dấu hiệu rửa tiền quốc tế.

Phương thức 6: Tổ chức Việt Nam nhận đƣợc các khoản tiền từ tổ chức ở nƣớc ngoài; sau đó, liên tiếp ngân hàng nhận đƣợc yêu cầu hoàn trả gấp các khoản tiền với lý do giao dịch có liên quan đến hoạt động lừa đảo (có thể liên quan đến hacker). Hacker xâm nhập vào tài khoản của một chủ tài khoản ở nƣớc ngoài, tạo ra lệnh chuyển tiền giả, cho đồng phạm về Việt Nam mở tài khoản thanh toán. Hacker chuyển tiền từ tài khoản bị xâm nhập vào tài khoản của đồng phạm tại Việt Nam. Ngay sau đó, số tiền đƣợc chuyển vào đƣợc rút ra bằng tiền mặt. Tốc độ chuyển tiền rất nhanh.

Phương thức 7: Sử dụng hợp đồng ủy thác đầu tư, mua bán các công cụ tài chính

- Hình thức giao dịch: Hợp đồng ủy thác đầu tƣ giữa tổ chức tín dụng và cá nhân hoặc giữa tổ chức tín dụng và tổ chức đƣợc ký kết với mục đích sử dụng tiền huy động của tổ chức tín dụng gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng khác nhằm hƣởng chênh lệch lãi suất và tiền thƣởng (nếu có).

- Mô tả:

Ngày 21/8/20XX, Công ty H chuyển tiền từ tài khoản của mình tại Ngân hàng A về tài khoản trung gian của Ngân hàng B để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng B theo hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn đƣợc ký giữa Ngân hàng B và Công ty H. Tiền gửi của Công ty H tại Ngân hàng B nêu trên có nguồn gốc từ Ngân hàng A theo hợp đồng ủy quyền cho Công ty H.

Qua rà soát sao kê giao dịch trên tài khoản của Công ty H tại Ngân hàng A trong khoảng 7 ngày và các hợp đồng ủy quyền giữa Ngân hàng A và Công ty H cho thấy hoạt động này diễn ra tƣơng tự gồm nhiều hợp đồng với các ngân hàng khác. Số tiền phí môi giới (ủy thác) mà Công ty H nhận đƣợc lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong khi đó, hoạt động đăng ký theo Giấy phép đăng ký kinh doanh không bao gồm hoạt động ủy thác đầu tƣ, mua bán các công cụ tài chính.

Phương thức 8: Tiền chuyển từ tài khoản công ty sang tài khoản cá nhân với mục đích cá nhân, rồi thực hiện rút tiền ngay: Cá nhân không rút tiền mặt từ tài khoản của công ty mà chuyển sang tài khoản của cá nhân để nhận tiền với mục đích cá nhân, sau đó thực hiện rút tiền ngay. Số tiền giao dịch lớn lên tới vài tỷ đồng.

Bảng 3.6: Tổng hợp các vụ việc điển hình từ năm 2010 đến năm 2013

STT Nội dung các vụ điển hình Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng 1 Phương thức 1 90 138 121 176 525 2 Phương thức 2 4 5 10 19 3 Phương thức 3 2 2 4 Phương thức 4 6 4 10 5 Phương thức 5 4 1 1 6 6 Phương thức 6 3 3 7 Phương thức 7 2 1 3 8 Phương thức 8 2 2 10 14 9 Các dấu hiệu khác 1 7 27 2 37 Tổng 103 154 160 202 619

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại việt nam (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)