Vị trí, vai trò Cục Phòng, chống rửa tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại việt nam (Trang 63 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Công tác tiếp nhận, phân tích và xử lý thông tin phòng, chống rửa tiền

3.5.1. Vị trí, vai trò Cục Phòng, chống rửa tiền

Theo Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tháng 8/2009, Trung tâm TTPCRT hợp nhất với 3 đơn vị khác là Thanh tra Ngân hàng, Vụ Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác thành Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Theo quyết định trên Trung Tâm thông tin phòng chống rửa tiền đƣợc cơ câu lại và đổi tên thành Cục Phòng, chổng tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục PCRT đƣợc quy Quyết định 1654/QĐ-NHNN ngày 14/7/2009 và Quyết định 1047/QĐ- NHNN ngày 19/5/2011 của Thống đốc NHNN, cụ thể nhƣ sau:

- Tham mƣu, giúp Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, chƣơng trình quốc gia, chƣơng trình hành động, đề án, dự án liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ký ban hành.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền: (i)Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, xử lý, lƣu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ về các giao dịch có nghi vấn; cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch đƣợc báo cáo; chuyển giao, cung cấp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; (ii) Phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật; (iii) Đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về giao dịch có nghi vấn theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

- Tham mƣu, giúp các cấp trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ xử lý thông tin phòng, chống rửa tiền.

- Tiếp nhận, quản lý các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nƣớc ngoài về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền theo phân cấp, ủy quyền.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng giao.

Theo các quy định trên, Cục Phòng, chống rửa tiền đã thực hiện vai trò: Tiếp nhận, phân tích, xử lý, lƣu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ về các giao dịch có nghi vấn; cảnh báo hoặc khuyến nghị tới các cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có liên quan về những vấn đề nảy sinh từ các giao dịch đƣợc báo cáo; chuyển giao, cung cấp cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có liên quan tới rửa tiền để thanh tra, điều

tra, xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định pháp luật; đề xuất với Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ các thông tin về giao dịch có nghi vấn theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Sự ra đời của Cục Phòng, chống rửa tiền là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam hiện nay. Việc ra đời Cục Phòng, chống rửa tiền không chỉ là một yêu cầu của quá trình hội nhập, trong xu thế toàn cầu hoá mà còn là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo các vấn đề an ninh, kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự lành mạnh và ổn định của hệ thông tài chính, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng tại việt nam (Trang 63 - 65)