CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp thống kê, bảng biểu
Luận văn sẽ thống kê số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Cục Phòng, chống rửa tiền đã nhận đƣợc từ các tổ chức tín dụng báo cáo:
Xây dựng các bảng thống kê về số lƣợng các giao dịch đáng ngờ đƣợc thống kê theo biểu hiện rửa tiền, sau đó dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích cơ cấu biểu hiện của rửa tiền qua hệ thống các ngân hàng.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng Excel để xây dựng các bảng biểu thể hiện sự tăng giảm số lƣợng báo cáo giao dịch đáng ngờ qua các năm.
2.5. Phƣơng pháp lịch sử
Luận văn phân tích đánh giá theo quan điểm lịch sử, cụ thể nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp. Tiến hành so sánh số lƣợng các giao dịch đáng ngờ qua các năm từ 2010-2013. Từ đó thấy đƣợc mức độ biến động qua các năm, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, cũng tiến hành so sánh tình trạng phòng, chống rửa tiền của Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ… để tìm ra những điểm mới, từ đó đƣa ra các biện pháp phòng, chống rửa tiền phù hợp.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÕNG, CHỐNG RỬA TIỀN QUA NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2013 3.1. Khái quát sự phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣợc hình thành từ năm 1951 dƣới dạng hệ thống ngân hàng một cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc theo cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung thời kỳ này.
Kể từ khi đất nƣớc giành độc lập đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc, mô hình kế hoạch hóa tập trung dần bộc lộ nhiều bất cập: kìm hãm phát triển kinh tế, gây ra tình trạng lạm phát cao, sản xuất đình trệ. Tất cả những vấn đề đó đã dẫn đến yêu cầu phải chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng buộc phải thay đổi tƣơng ứng để đáp ứng tình hình mới.
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời năm 1990 đã đánh dấu mốc mới cho lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống các tổ chức tài chính nói chung của Việt Nam, đặc biệt là sự chuyển đổi mô hình từ một cấp thành hai cấp, gồm NHNN và các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng hoạt động vì lợi nhuận. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật các TCTD năm 1997 và năm 2010 lần lƣợt ra đời cho phép từng bƣớc hoàn thiện cơ chế quản lý ngành ngân hàng; đồng thời, kéo theo hàng loạt sự chuyển biến về số lƣợng các ngân hàng, quy mô vốn điều lệ, phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu các ngân hàng Việt Nam.
Với xuất phát điểm ban đầu gồm 4 ngân hàng thƣơng mại cổ phần có quy mô tài chính và cơ cấu sản phẩm dịch vụ hạn chế năm 1991, tính đến tháng 12/2013 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển lên tầm vóc mới, bao gồm: 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1 ngân hàng
TM Nhà nƣớc, 37 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và 42 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Sự tồn tại của nhiều loại hình ngân hàng thƣơng mại với quy mô khác nhau đã từng bƣớc tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.
Hình 3.1: Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Nguồn: Trang Web của Ngân hàng Nhà nước
Trƣớc đây, cả nƣớc có tất cả 5 ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nhà nƣớc. Năm 2008, Việt Nam thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam; năm 2009 cổ phần hóa Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam, năm 2011 cổ phần hóa Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, năm 2012 cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Hiện nay chỉ còn 1 ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nhà nƣớc là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc có mạng lƣới rộng lớn với khoảng 2000 chi nhánh các loại đƣợc phân bố trên phạm vi cả nƣớc. Ngân hàng này có đƣợc mối quan hệ truyền thống, gắn bó lâu năm với khách hàng và có uy tín khá cao trong xã hội, và là ngân hàng đóng vai trò
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1 Ngân hàng chính sách xã hội 1 Ngân hàng hợp tác xã 1 Ngân hàng TM Nhà nƣớc 37 Ngân hàng TMCP 5 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 42 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 4 Ngân hàng liên doanh
chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần chủ yếu đƣợc thành lập sau khi có 2 pháp lệnh ngân hàng và là một trong những kết qủa đáng chú ý của quá trình cải cách ngân hàng. Hiện nay có 37 NHTM nội địa đang hoạt động, chiếm hơn 30% thị phần huy động và cho vay. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam hiện nay thƣờng đƣợc đặt tại ở những thành phố lớn và những khu vực nông thôn có sản xuất hàng hóa phát triển, khách hàng mục tiêu là những doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nƣớc có quy mô kinh tế vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình. Đã có một số ngân hàng phát triển tƣơng đối tốt nhƣ: MB, Sacombank, Techcombank ….
Cùng với chính sách mở cửa kinh tế, khu vực ngân hàng cũng đƣợc mở cửa cho các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam dƣới các hình thức cơ bản là: Liên doanh với các TCTD trong nƣớc, thành lập chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Cho đến nay ở Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh, 39 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài.
3.2. Khái quát quá trình hoàn thiện cơ sở pháp luật về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam
Quy định pháp luật đầu tiên của Việt Nam về phòng, chống rửa tiền đƣợc nhắc đến trong điều 251 Bộ Luật hình sự năm 1999 đƣợc Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 và đƣợc sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 19/06/2009. Điều luật đã nêu bật lên đƣợc nội hàm cơ bản của hành vi rửa tiền, cụ thể đã nêu lên nguồn gốc của khoản tiền bất hợp pháp là tiền do phạm tội mà có và các phƣơng thức phạm tội của hành vi rửa tiền, đó là thông qua các giao dịch ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Để phù hợp thông lệ quốc tế về phòng chống rửa tiền, lành mạnh và minh bạch hóa các giao dịch về tài chính trong nƣớc và quốc tế, sau khi nghiên cứu phòng, chống rửa tiền ở một số nƣớc và nhận đƣợc sự hỗ tài trợ về kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày 07/6/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đã thành lập Trung tâm Thông tin phòng chống rửa tiền trực thuộc NHNN nay là Cục Phòng chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Trên cơ sở Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2006 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành Thông tƣ số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; Thông tƣ số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 hƣớng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đã ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 74/2005/NĐ-CP: Thông tƣ số 148/2010/TT-BTC ngày 24/9/2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thƣởng; Thông tƣ số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Ngày 12/8/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1451/QĐ- TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, trong đó có nội dung xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền.
Thực hiện Nghị quyết số 07/2011/QH13 của Quốc hội về Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XIII (2011-2015), NHNN
đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành xây dựng dự án Luật phòng, chống rửa tiền.
Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 đã giải quyết những thiếu hụt liên quan đến phạm vi điều chỉnh; đối tƣợng áp dụng; khái niệm về rửa tiền, tài sản; cấm mở và duy trì các tài khoản vô danh và các tài khoản sử dụng tên giả; cấm thiết lập và quan hệ với ngân hàng vỏ bọc; các vấn đề liên quan đến nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng; chủ sở hữu hƣởng lợi; báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử...
Luật phòng, chống rửa tiền bao gồm 5 chƣơng và 50 điều với các nội dung cơ bản nhƣ sau:
Chƣơng I - Những quy định chung. Chƣơng này gồm 7 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tƣợng áp dụng; áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ƣớc quốc tế; giải thích từ ngữ; nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền; chính sách của Nhà nƣớc trong phòng, chống rửa tiền; các hành vi bị cấm. Theo đó, Luật đã mở rộng tới một số đối tƣợng là các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.
Chƣơng II - Biện pháp phòng, chống rửa tiền. Chƣơng này gồm 28 điều (từ Điều 8 đến Điều 35) đƣợc chia thành 4 mục với các nội dung: Nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng; trách nhiệm báo cáo, cung cấp và lƣu giữ thông tin; thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền; áp dụng các biện pháp tạm thời và xử lý vi phạm.
Các quy định cụ thể bao gồm: Nhận biết khách hàng; thông tin nhận biết khách hàng; cập nhật thông tin nhận biết khách hàng; biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro; khách hàng nƣớc ngoài là cá nhân có ảnh hƣởng chính trị; quan hệ ngân hàng đại lý; các giao dịch liên quan tới công nghệ mới; giám sát đặc biệt một số
giao dịch; hoạt động kinh doanh qua giới thiệu; bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền; bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận; xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; báo cáo giao dịch có giá trị lớn; báo cáo giao dịch đáng ngờ; báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhƣợng qua biên giới; hình thức báo cáo; thời hạn báo cáo; thời hạn lƣu giữ hồ sơ, báo cáo; trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin; bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo; báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; thu thập, xử lý thông tin; chuyển giao, trao đổi thông tin; trì hoãn giao dịch; phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản; xử lý vi phạm.
Chƣơng III - Trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong phòng, chống rửa tiền. Chƣơng này có 10 điều (từ Điều 36 đến Điều 45), nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tƣ pháp, các cơ quan khác của Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và quy định về bảo mật thông tin.
Chƣơng IV - Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Chƣơng này có 3 điều (từ Điều 46 đến Điều 48) quy định về: nguyên tắc về hợp tác quốc tế, nội dung hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Chƣơng V - Điều khoản thi hành. Chƣơng này gồm 2 điều (Điều 49 và Điều 50) quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm hƣớng dẫn chi tiết và thi hành Luật.
Triển khai quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật phòng, chống rửa tiền, ngày 18/4/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Theo đó, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là
300.000.000 (Ba trăm triệu) đồng mức giá trị này phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và yêu cầu về công tác phòng, chống rửa của Việt Nam cũng nhƣ của quốc tế.
Ngày 04/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2013/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền (Nghị định 116); Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2013 và thay thế Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền. Nghị định 116 đƣợc kết cấu gồm 5 Chƣơng và 31 Điều.
Thực hiện trách nhiệm đƣợc giao trong Luật phòng, chống rửa tiền và Nghị định 116, ngày 31/12/2013, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tƣ số 35/2013/TT-NHNN hƣớng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền. Thông tƣ này quy định về đánh giá tăng cƣờng đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nƣớc ngoài có ảnh hƣởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhƣợng phải khai báo hải quan.
Ngày 11/11/2014, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tƣ số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tƣ số 35/2013/TT-NHNN hƣớng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Ngày 17/10/2014, Chính phủ đã ký Nghị định số 96/2014/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong đó Mục 12 có quy định mức phạt về vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền.
3.3. Khái quát hoạt động rửa tiền ở Việt Nam
Theo Lãnh đạo Cục Phòng, chống rửa tiền: “Việt Nam chƣa có đánh giá chính thức của cơ quan có thẩm quyền về tình hình tội phạm rửa tiền. Nguyên nhân là cần chờ hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền: Năm 2009, Quốc hội mới thông qua Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 1999, sửa
đổi điều 251 thành tội rửa tiền. Luật sửa đổi bổ sung này có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Mặt khác, Luật phòng, chống rửa tiền mới có hiệu lực năm 2013. Đến cuối năm 2013, Nghị định hƣớng dẫn Luật PCRT mới có hiệu lực. Năm 2014, các thông tƣ hƣớng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền mới