Quy trình lấy mẫu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN mối QUAN hệ GIỮA bộ PHẬN lễ tân và các bộ PHẬN KHÁC tại BAN THACH RIVERSIDE HOTEL RESORT (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tiến trình nghiên cứu

3.3.1. Quy trình lấy mẫu

Chọn mẫu là một quá trình hoặc kỹ thuật chọn một nhóm nhỏ từ một quần thể để tham gia vào nghiên cứu; nó là quá trình lựa chọn một số cá thể cho một nghiên cứu theo cách mà những cá nhân được chọn đại diện cho một nhóm lớn mà họ được chọn từ đó (Ogula, 2005). Có hai quy trình lấy mẫu chính trong nghiên cứu. Chúng bao gồm lấy mẫu xác suất và không xác suất (Kenpro, 2012).

Ngày 7/2/2022 – ngày đầu tiên thực tập tại Ban Thach Riverside Hotel & Resort, được anh Trương Quốc Sơn (quản lý bộ phận tiền sảnh) giới thiệu chị Đoàn Thị Kiều Thu (Trưởng bộ phận Lễ tân), chị Thu cho biết bộ phận Lễ tân gồm 5 người. Trong tuần đầu thực tập, chị Thu giới thiệu với các anh /chị tại bộ phận Lễ tân gồm: chị Võ Thị Kim Ngân, chị Đoàn Thị Kim Ngân, anh Huỳnh Phát Cổ Mân và anh Hoàng Bùi Anh Nhựt. Sau đó, qua quá trình thực tập được giới thiệu các anh/chị thuộc các bộ phận khác có: chị Trần Thị Thanh Thủy (bộ phận Buồng phòng), anh Nguyễn Ngọc Toàn (bộ phận Bảo trì). Qua đó, các anh/chị đã đồng ý thực hiện phỏng vấn và khảo sát để tác giả thu thập ý kiến và hoàn thành khóa luận.

3.3.2. Đại diện mẫu

Đại diện mẫu là tập hợp nhỏ những phần tử lấy ra từ một tổng thể lớn, người ta sẽ nghiên cứu những mẫu đó để tìm ra các đặc trưng của mẫu. Các đặc trưng mẫu được sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng chung của tổng thể do nó làm đại diện (Nguyễn Nam Phong, 2022).

Đại diện mẫu của bài khóa luận là những nhân viên làm việc tại bộ phận Lễ tân, Buồng phòng và Bảo trì được giới thiệu trong quá trình thực tập.

3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu

3.4.1. Khái niệm phân tích dữ liệu

liệu để khám phá thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh. Mục đích của phân tích dữ liệu là trích xuất thông tin hữu ích từ dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu (Daniel Johnson, 2022).

3.4.2. Quy trình phân tích dữ liệu

Theo Daniel Johnson, 2022:

- Thu thập yêu cầu dữ liệu: quyết định những gì cần phân tích và làm thế nào để đo lường nó, hiểu lý do tại sao điều tra và những biện pháp phải sử dụng để thực hiện phân tích này.

- Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu dựa trên các yêu cầu. Khi thu thập dữ liệu, hãy nhớ rằng dữ liệu đã thu thập phải được xử lý hoặc tổ chức để phân tích. Khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phải ghi nhật ký với ngày thu thập và nguồn dữ liệu.

- Làm sạch dữ liệu: các dữ liệu được thu thập có thể không hữu ích hoặc không liên quan đến mục đích phân tích, do đó nó cần được làm sạch. Dữ liệu được thu thập có thể chứa các bản ghi trùng lặp, khoảng trắng hoặc lỗi. Dữ liệu phải được làm sạch và không có lỗi. Giai đoạn này phải được thực hiện trước khi phân tích vì dựa trên việc làm sạch dữ liệu, kết quả phân tích sẽ gần hơn với kết quả mong đợi.

- Phân tích dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập, làm sạch và xử lý, dữ liệu đã sẵn sàng để phân tích.Trong giai đoạn này, có thể sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu để diễn giải và đưa ra kết luận dựa trên các yêu cầu.

- Diễn giải dữ liệu: có thể chọn cách diễn đạt hoặc truyền đạt phân tích dữ liệu của mình hoặc có thể sử dụng đơn giản bằng từ ngữ hoặc có thể là bảng hoặc biểu đồ. Sau đó, sử dụng kết quả của quá trình phân tích dữ liệu để quyết định hướng hành động tốt nhất.

- Trực quan hóa dữ liệu: thường xuất hiện dưới dạng biểu đồ và đồ thị. Trực quan hóa dữ liệu thường được sử dụng để khám phá các sự kiện và xu hướng chưa biết. Bằng cách quan sát các mối quan hệ và so sánh các tập dữ liệu, có thể tìm ra cách để tìm ra thông tin có ý nghĩa.

3.4.3. Kỹ thuật thống kê

Nguyễn Văn Phi (2021) định nghĩa “Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định. Thống kê được chia làm hai lĩnh vực: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối với mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng riêng. Xác định được mục đích thống kê là gì giúp chủ thể lựa chọn được cho mình phương pháp thực hiện, qua đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất khi thực hiện thống kê”.

3.4.4. Kỹ thuật phân tích biểu đồ

“Biểu đồ là những hình dạng hình học khác nhau được biểu diễn dưới dạng biểu đồ, ngày và số được biểu lộ bằng những ký hiệu như hình tròn trụ, đường thẳng, biểu đồ cột, v.v. Biểu đồ thường được sử dụng để miêu tả, nhận xét hoặc nhìn nhận những nguồn tài liệu lớn. Chúng được sử dụng trong nhiều nghành khác nhau và hoàn toàn có thể được tạo bằng tay thủ công hoặc trên máy tính có ứng dụng đồ họa”.

Dạng biểu đồ phổ biến nhất hiện nay là biểu đồ tròn. Biểu đồ hình tròn là biểu đồ thể hiện sự so sánh các phần với toàn bộ. Nó được sử dụng để biểu diễn cơ cấu theo phần trăm. Toàn bộ hình tròn đại diện cho tổng số và mỗi phần nhỏ đại diện cho một mục cụ thể trong tổng thể. Vì vậy, để sử dụng biểu đồ hình tròn, dữ liệu đo lường phải được đưa về dạng tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ (Trịnh Thị Thanh, 2019).

3.5. Độ tin cậy và tính hợp lệ

- Độ tin cậy: dữ liệu được trích xuất từ quá trình phỏng vấn và khảo sát các nhân viên.

Mối quan hệ giữa bộ phận Lễ tân với các bộ phận khác. Sự giao tiếp

Sự gắn kết

Đào tạo và phát triển Sự công bằng quyền lực

STT Bộ phận Số lượng được phỏng vấn

1 Lễ tân 1

2 Buồng phòng 1

3 Bảo trì 1

Bảng 3.5.2 Thông tin nhân viên thực hiện khảo sát

- Tín

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM cải THIỆN mối QUAN hệ GIỮA bộ PHẬN lễ tân và các bộ PHẬN KHÁC tại BAN THACH RIVERSIDE HOTEL RESORT (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w