Các quan niệm về Năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tiền lương đến năng suất lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn truyền thông thanh niên nhà in báo thanh niên hà nội (Trang 32 - 34)

1.2. Lý luận chung về Tiền lƣơng, Năng suất lao động

1.2.3. Các quan niệm về Năng suất lao động

a. Năng suất

Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất đƣợc hiểu khá đơn giản là mối tƣơng quan giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra lớn hơn đạt đƣợc từ một lƣợng đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năng suất cao hơn. Những năm gần đây khái niệm năng suất đƣợc hoàn thiện bổ sung thêm những nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môi trƣờng kinh doanh hiện nay.

Theo Từ điển Oxford “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó” (Nguyễn Đình Phan, 1999, Trang 6).

Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) “Năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”(Nguyễn Đình Phan, 1999, Trang 6).

Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đƣa ra định nghĩa chính thức nhƣ sau: Năng suất là thƣơng số thu đƣợc bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sản xuất. Trong trƣờng hợp này có thể nói về năng suất của vốn, năng suất

đầu tƣ hoặc năng suất của nguyên vật liệu, tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tƣ hay nguyên liệu.

Nhƣ vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhƣng tất cả các quan niệm đó điều đó dựa trên một cách chung nhất: “Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó. Về mặt toán học năng suất được phản ánh bằng” (Nguyễn Đình Phan, 1999, Trang 8)

P = Tổng đầu ra / Tổng đầu vào

Theo cách tiếp cận mới năng suất : “Năng suất là một trạng thái tƣ duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng ngày hôm nay con ngƣời có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi. Đó là sự tin tƣởng chắc chắn trong quá trình tiến triển của loài ngƣời”(Nguuyễn Đình Phan, 1999, Trang 11)

b. Lao động

Sức lao động: “Là năng lực lao động của con ngƣời. Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con ngƣời. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong qua trình lao động, nó phát ra và đƣa các tƣ liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm” (Mai Quốc Chánh, 1998, Trang 5)

Quá trình lao động là quá trình tác động của con ngƣời vào giới tự nhiên và biến chúng thành những vật có ích đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Quá trình lao động là sự kết hợp ba yếu tố giản đơn là dụng cụ lao động, sức lao động và đối tƣợng lao động. Đây là ba yếu tố quan trọng không thê thiếu đƣợc trong trong quá trình lao động. Cách thức kết hợp ba yếu tố này trong quá trình lao động phụ thuộc vào từng loại lao động là lao động cá nhân hay lao động tập thể .

Trong ba yếu tố của quá trình lao động thì yếu tố có tính chất quyết định là sức lao động. Sức lao động là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lƣợng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội, sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao vai trò của nhân tố con ngƣời đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm của Các Mác Chỉ có sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dƣ. Chỉ có con

ngƣời mới tạo ra công cụ lao động cải tiến nâng cao công cụ lao động, năng suất lao động. Trong nền kinh tế thị trƣờng thị sức lao động là yếu tố đầu vào, yếu tố chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Vì thế cần phải giảm chi phí tối đa trong đó có chi phí sức lao động. Do đó phải quan tâm đến yếu tố sức lao động từ khi tuyển dụng đến khâu tổ chức bố trí lao động.

c. Năng suất lao động

Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả “Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm”(Mai Quốc Chánh, 1998,Trang 119)

Công thức : W = Q/F x F/T

Trong đó :

W : Mức năng suất lao động bình quân một lao động (W=Q/T)

Q : Sản lƣợng sản xuất ra trong đơn vị thời gian T, có thể biểu hiện bằng số lƣợng sản phẩm hoặc giá trị, doanh thu, lợi nhuận…

F : Quỹ lƣơng

T : Lƣợng lao động hao phí để hoàn thành sản lƣợng Q (đơn vị : ngƣời, ngày công, giờ công…)

Nhƣ vậy là một đồng tiền lƣơng phải tạo ra nhiều sản phẩm (Q/F phải lớn) và tiền lƣơng bình quân một lao động (F/T) phải cao thì sẽ làm cho năng suất lao động cao hơn.

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Thực chất nó là giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị đầu ra.Tiền lƣơng ảnh hƣởng đến NSLD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tiền lương đến năng suất lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn truyền thông thanh niên nhà in báo thanh niên hà nội (Trang 32 - 34)