Mối quan hệ giữa Tiền lương và NSLD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tiền lương đến năng suất lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn truyền thông thanh niên nhà in báo thanh niên hà nội (Trang 34 - 38)

1.2. Lý luận chung về Tiền lƣơng, Năng suất lao động

1.2.4. Mối quan hệ giữa Tiền lương và NSLD

a. Thực chất mối quan hệ

Trƣớc khi tìm hiểu về mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa tiền lƣơng, thu nhập và NSLD, ta hiểu thực chất về mối quan hệ này là gì và nó là sợi dây xuyên suốt mối quan hệ này.

Thực chất của mối quan hệ giữa tiền lƣơng và NSLD là mối quan hệ giữa ăn và làm hay cái đƣợc hƣởng và cái làm ra hay xét trong phạm vi toàn xã hội là tiêu dùng và sản xuất.

Giữa tiền lƣơng và NSLD có một điểm gắn kết nhƣ sợi dây dàng buộc,đó là quá trình lao động. Quá trình lao động gồm nhiều hoạt động lao động, sử dụng sức lao động để tạo ra NSLD làm ra sản phẩm. Quá trình lao động đã làm hao phí sức lao động của ngƣời lao động để tạo ra sản phẩm nên ngƣời lao động phải đƣợc nhận một khoản tiền để bù đắp lại lƣợng lao động đã hao phí trong quá trình lao động, đó là tiền lƣơng. Đây chính là cái mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng sau khi đã sử dụng sức lao động của mình tạo ra NSLD để tạo ra sản phẩm. Cụ thể hơn, NSLD là một yếu tố của quá trình lao động, là thƣớc đo của việc sử dụng sức lao động, đó là lao động. Lao động sản xuất ra của cải vật chất, còn tiền lƣơng là giá cả trả cho sức lao động đã bỏ ra để lao động làm ra của cải vật chất đó. Nhƣ vậy, ngƣời lao động sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm và họ đựoc hƣởng một lƣợng tiền gọi là tiền lƣơng tƣơng ứng với sức lao động họ đã bỏ ra. Vậy mối quan hệ giữa tiền lƣơng và NSLD là mối quan hệ giữa làm và ăn.

Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa tiền lƣơng và NSLD, tốc độ tăng của tiền lƣơng thấp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Nhƣ trên đã nói, giữa tiền lƣơng và NSLD có mối quan hệ nhƣng mối quan hệ đó nhƣ thế nào, làm ra bao nhiêu hƣởng bấy nhiêu hay chỉ hƣởng một phần của cải làm ra, khi NSLD tăng lên thì tiền lƣơng cũng tăng lên một lƣợng tƣơng ứng hay chỉ tăng lên thêm một phần của làm ra. Thực tế cho thấy tốc độ tăng năng suất lớn hơn tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân. Tức là lƣợng vật chất làm đƣợc thêm phải nhiều hơn phần đƣợc hƣởng thêm do một số nguyên nhân sau:

- Do yêu cầu tăng cƣờng khả năng cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trƣờng, trong sản xuất để cạnh tranh đƣợc thì giá thành sản phẩm phải thấp tức là phải giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiền lƣơng là một chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, giảm chi phí tiền lƣơng cho một đơn vị sản phẩm làm giảm giá thành sản phẩm.Tăng NSLD làm giảm hao phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm hay

giảm chi phí tiền lƣơng cho một đơn vị sản phẩm. Nhƣng mối quan hệ giữa tăng NSLD và giảm chi phí tiền lƣơng này là nhƣ thế nào, hay mối quan hệ giữa tăng NSLD và tăng tiền lƣơng là nhƣ thế nào.

- Do NSLD chỉ là một bộ phận của tổng năng suất. NSLD tăng lên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nhƣ công nghệ sản xuất, môi trƣờng lao động, tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời...trong đó có tiền lƣơng. Nhƣ vậy tiền lƣơng chỉ góp một phần làm tăng NSLD. Khả năng tăng NSLD là lớn hơn so với khả năng tăng tiền lƣơng.

Cho đến nay, khi nói đến mối quan hệ giữa tiền lƣơng và NSLD, hay mối quan hệ giữa làm và ăn, quan niệm giữa làm trƣớc, ăn sau hay ăn trƣớc, làm sau vẫn không đƣợc rõ ràng nhƣng thực tế giữa tiền lƣơng và NSLD có mối quan hệ biện chứng.

b. NSLD tác động đến tiền lương

NSLD tác động đến quỹ tiền lƣơng, làm tăng hoặc giảm quỹ tiền lƣơng trong tổ chức, doanh nghiệp nhƣng không có nghĩa là tƣơng ứng với nó cũng làm tăng hoặc giảm tiền lƣơng của ngƣời lao động.

NSLD tăng làm rút ngắn thời gian để hoàn thành một lƣợng công việc hay sản xuất ra một khối lƣợng sản phẩm, từ đó hoàn thành vƣợt mức sản lƣợng hay hoàn thành đúng mức sản lƣợng trƣớc thời định. Vì vậy, ngƣời lao động đƣợc thƣởng theo quy định góp phần làm tăng thu nhập của ngƣời lao động. Mặt khác, tăng NSLD làm tăng sản phẩm làm ra, đối với công nhân hƣởng lƣơng sản phẩm thì lƣợng sản phẩm tăng thêm này làm tăng tiền lƣơng theo công thức:

TLTL = ĐGsp x Q

Trong đó:

- TLTL là tiền lƣơng thực lĩnh

- ĐGsp là đơn giá sản phẩm (hiểu theo cách hiểu thứ nhất) - Q là lƣợng sản phẩm làm ra.

- Tóm lại “làm” có liên quan chặt chẽ đến “hƣởng” làm ra đƣợc nhiều hơn thì đƣợc hƣởng nhiều hơn.

c. Tiền lương tác động, ảnh hưởng đến NSLD.

Tiền lƣơng chính là giá cả sức lao động, là hình thức biểu hiện giá trị sức lao động, là lƣợng tiền dùng để mua sắm các tƣ liệu sinh hoạt nhằm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Tiền lƣơng là một phạm trù thu nhập quốc dân đƣợc biểu hiện bằng tiền bảo đảm thoả mãn nhu cầu vật chất, văn hoá trực tiếp mà Nhà nƣớc dùng để phân phối một cách hợp lý và có khoa học cho ngƣời lao động căn cứ vào số lƣợng, chất lƣợng mà ngƣời đó đã cống hiến cho xã hội phù hợp với nền kinh tế. Tiền lƣơng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, ngƣời ta dùng công cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động do đó tiền lƣơng là một nhân tố mạnh mẽ để tăng NSLD, hay nói cách khác, đối với ngƣời lao động, tiền lƣơng là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lƣơng họ phải tăng NSLD.

Tiền lƣơng chính là công cụ hữu hiệu mà Doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm, chú trọng nhằm xây dựng một hệ thống tiền lƣơng hiệu quả nhất, vừa phải đảm bảo công bằng lợi ích cho Ngƣời lao động (ngƣời trực tiếp tạo ra năng suất lao động), vừa phải đảm bảo cân bằng Quỹ tiền lƣơng hợp lý của Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của tiền lương đến năng suất lao động tại chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn truyền thông thanh niên nhà in báo thanh niên hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)