CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT&PTVN CN
4.1.1. Định hướng chung
Xuất phát từ chủ trƣơng, định hƣớng của BIDV trong việc phát triển hệ thống ngân hàng, CN PGD1 cũng đã đặt ra cho mình những chiến lƣợc và mục tiêu phát triển cụ thể. Trong hoạt động kinh doanh, định hƣớng phát triển của CN PGD1 đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau:
-Phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV CN PGD1 phải dựa trên cơ sở định hƣớng phát triển chung của BIDV. Trƣớc định hƣớng đó, CN PGD1 đã nắm bắt để xác định các loại hình dịch vụ phát triển, thực hiện đúng định hƣớng cũng nhƣ giành đƣợc những sự quan tâm, hỗ trợ nhất định từ phía BIDV.
-Việc đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh cũng phải xét trên cả hai khía cạnh: Chiều sâu và chiều rộng. Điều này đƣợc thực hiện thông qua việc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ đang đƣợc cung cấp, đồng thời tăng cƣờng, mở rộng thêm các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú và luôn thay đổi cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khác.
-Phát triển hoạt động kinh doanh CN PGD1 phải dựa trên xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều cơ hội nhƣng cũng tiềm ẩn không tí những thách thức đối với sự phát triển của ngân hàng. Và thực tế, xu thế này đã là một yếu tố khách quan hết sức quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động phi tín dụng.
-Bên cạnh đó, để phát triển đƣợc hoạt động kinh doanh thì nhân tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của hoạt động ngân hàng là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin có hiện đại thì mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Công nghệ thông tin tốt thì mới tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, thu hút đƣợc khách hàng, tạo nền tảng khách hàng mới và giữ
vững đƣợc khách hàng cũ. Do đó, trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh của CN PGD1 phải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại.
-Cùng với sự phát triển chung thì thu nhập của dân cƣ có xu hƣớng tăng lên, thu nhập tăng dẫn đến tăng tích lũy, đầu tƣ và đặc biệt là tiêu dùng. Đây chính là điều kiện chính để CN PGD1 tập trung vào phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm tiến tới sự phát triển bền vững trong tƣơng lai. Tuy nhiên cần phải xem xét ƣu tiên phát triển những hoạt động bán lẻ xuất phát từ nhu cầu khách hàng và điều kiện có thể của CN PGD1, không dàn đều các nguồn lực cho tất cả các hoạt động bán lẻ mà phải xác định, lựa chọn các hoạt động chiến lƣợc có ƣu thế nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Thêm vào đó, việc phát triển hoạt động ngân hàng phải dựa trên cơ sở nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của nhu cầu khách hàng trong tƣơng lai. Có nhƣ vậy, khi đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh mới, các sản phẩm dịch vụ mới sẽ chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng và nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh.
4.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể.
Dự báo năm 2015 – 2017 , nền kinh tế thế giới tiếp tục sẽ khởi sắc hơn nhƣng nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, mục tiêu mà chính phủ đặt ra là: Ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống ngân hàng và thực hiện tài cấu trúc hệ thống ngân hàng. Hoạt động ngân hàng hiện tại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và bất ổn. Trong khi đó, cạnh tranh giữa các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng cổ phần ngày càng gay gắt để chiếm lĩnh thị phần. Trƣớc tình hình chung của nền kinh tế, mục tiêu của BIDV CN PGD1 đặt là năm 2016 là: Phát triển bền vững, hiệu quả cao và quản lý rủi ro tốt. Lấy hiệu quả kinh doanh và chất lƣợng hoạt động làm mục tiêu chính trong quản trị điều hành và định hƣớng hoạt động kinh doanh, đảm bảo tốt các chỉ tiêu an toàn vốn, khả năng chi trả và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Phân đấu đạt tăng trƣởng bình quân các chỉ tiêu khoảng 20% cụ thể nhƣ sau:
4.1.2.1. Đối với công tác nguồn vốn
- Đối với huy động vốn tổ chức:
+ Thực hiện phân đoạn khách hàng đối với từng đối tƣợng khách hàng để có chính sách ứng xử phù hợp. Phân công, phân nhiệm tới từng đầu mối cán bộ
thực hiện quản lý và phát triển khách hàng, phát triển bán các sản phẩm. Bám sát diễn biến dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, không ngừng gia tăng số dƣ tiền gửi.
+ Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân làm sụt giảm nguồn vốn, thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp để kịp thời ngăn chặn và khắc phục sự sụt giảm nguồn vốn trong công tác quản trị điều hành và triển khai thực hiện huy động vốn một cách quyết liệt.
+ Thực hiện các biện pháp tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các khách hàng tổ chức lớn, có tiềm lực về nguồn vốn để thu hút nguồn tiền gửi. Tăng cƣờng công tác tiếp xúc, tiếp thị, kết nối lại mối quan hệ với những khách hàng thân thiết. Sử dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ƣu đãi theo chỉ đạo của Hội sở chính BIDV đối với các khách hàng lớn để củng cố và tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác.
+ Tiếp tục công tác rà soát, theo dõi chặt chẽ các khoản tiền gửi đến hạn, đánh giá khả năng quay vòng để có cơ chế chính sách duy trì các khoản tiền gửi đến hạn. - Đối với huy động vốn bán lẻ:
+ Tiếp tục xác định đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn từ khách hàng dân cƣ bằng cách chủ động theo dõi, bám sát và cập nhật diễn biến tình hình lãi suất thị trƣờng để có phản hồi kịp thời về BIDV.
+ Đối với các khách hàng quan trọng, khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn: ƣu tiên phân công, bố trí cán bộ có kinh nghiệm quản lý, tƣ vấn và chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên; áp dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của BIDV để duy trì số dƣ tiền gửi tại Chi nhánh.
+ Đối với khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông: đẩy mạnh chất lƣợng, phong cách phục vụ, tích cực quảng bá các tiện ích sản phẩm của BIDV để thu hút và phát triển nhóm khách hàng này.
4.1.2.2. Đối với công tác tín dụng
- Nghiêm túc tuân thủ các chỉ đạo của BIDV trong hoạt động tín dụng theo từng thời kỳ.
- Điều hành công tác tín dụng tại Chi nhánh theo hƣớng tăng trƣởng tín dụng gắn liền với tăng trƣởng nguồn vốn và đảm bảo an toàn vốn vay theo đúng chỉ đạo của NHNN và của BIDV.
- Tập trung kiểm soát chặt chẽ các khoản vay phát sinh trong năm, cải thiện chất lƣợng tín dụng, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc gia tăng nợ xấu, nợ nhóm 2, giảm lãi dự thu, tích cực thu hồi các khoản nợ hạch toán ngoại bảng, các khoản lãi treo.
- Chú trọng đáp ứng nhu cầu cho các đối tƣợng ngành hàng xuất khẩu và các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời chủ động thực hiện cơ cấu hỗ trợ đối với các khách hàng truyền thống gặp khó khăn do tác động khách quan của khủng hoảng kinh tế; đồng thời thực hiện thu hút các khách hàng mới, có hoạt động lành mạnh, kinh doanh hiệu quả.
- Đối với việc cấp tín dụng trung dài hạn: thực hiện rà soát lại toàn bộ các dự án trung dài hạn. Ƣu tiên tài trợ các dự án đã ký hợp đồng, các dự án có thời gian triển khai và hoàn vốn nhanh, khả thi, có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.
- Gắn liền việc cấp tín dụng cho khách hàng với tăng trƣởng huy động vốn và dịch vụ, yêu cầu khách hàng vay vốn phải có cam kết chuyển doanh thu qua tài khoản mở tại CN PGD1 tƣơng đƣơng với doanh số cho vay; sử dụng tối đa các dịch vụ ngân hŕng của CN PGD1
- Làm việc với khách hàng để yêu cầu bổ sung tối đa nhằm bảo đảm an toàn tín dụng
- Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của doanh nghiệp đảm bảo thu hồi nợ vay đầy đủ, đúng hạn, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn.
4.1.2.3. Đối với hoạt động dịch vụ
- Đối với các sản phẩm dịch vụ dành cho tổ chức:
+ Có kế hoạch tự đào tạo cho cán bộ QHKH về cơ chế sản phẩm và các dòng sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm dịch vụ mới; có tổng hợp và phản ánh kịp thời về Hội sở chính để đƣợc hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai sản phẩm.
nhằm khai thác tối đa lợi nhuận, đồng thời đẩy mạnh cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng, tăng sự gắn kết của khách hàng với BIDV.
+ Đánh giá hiệu quả triển khai sản phẩm dịch vụ cho từng khách hàng, để từ đó có chính sách áp dụng riêng biệt đảm bảo vừa cạnh tranh, vừa mang lại hiệu quả tổng hòa cho Chi nhánh.
- Đối với các sản phẩm dịch vụ bán lẻ:
+ Tập trung triển khai các sản phẩm có thế mạnh để gia tăng nguồn thu phí cho Chi nhánh, góp phần cải thiện cơ cấu thu nhập.
+ Tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới theo đúng chỉ đạo của Hội sở chính.
+ Đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là các sản phẩm tích hợp với sản phẩm tiền gửi và tín dụng.
+ Có kế hoạch đào tạo định kỳ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác ngân hàng bán lẻ để nâng cao trình độ và kỹ năng xử lý công việc.
- Khai thác thế mạnh về khách hàng, đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng mục tiêu.
- Tăng cƣờng quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lƣợng bán hàng và chăm sóc khách hàng để từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu và hình ảnh BIDV trên thị trƣờng.
- Chủ động tìm kiếm mở rộng và đa dạng nền khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của BIDV.
4.1.2.4. Đối với công tác khác
- Thực hiện thƣờng xuyên và nghiêm túc công tác kiểm tra việc chấp hành quy chế, quy trình trong hoạt động. Chú trọng công tác quản lý rủi ro, công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tiềm ẩn. Thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị, khắc phục, chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra.
- Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, công tác hậu kiểm, công tác chi tiêu tại đơn vị.
- Tiết kiệm các chi phí trong hoạt động kinh doanh