Giúp đỡ chủ tàu giải quyết tranh chấp với nguời khiếu nạ i, kiện tụng trước Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài.

Một phần của tài liệu BAO HIEM HANG HAI ppt (Trang 82 - 84)

Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài.

Mạng lưới thông tín viên của Hội ở hầu hết các nước trên thế giới. Khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc tranh chấp, nếu được chủ tàu hoặc thuyền trưởng thông báo, Hội sẵn sàng cử các đại diện , thông tín viên của mình đến địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn để giúp đỡ họ.

Đại đa số sự cố, tai nạn, tranh chấp xảy ra với chủ tàu dù được thông báo sớm hay muộn, Hội cũng cố gắng góp phần điều khiển, chỉ đạo, giải quyết tranh chấp cho chủ tàu. Hội có thể thuê hoặc nhờ thông tín viên, thuê luật sư am hiểu về luật lệ địa phương, luật lệ và tập quán quốc tế ở nước sở tại làm cố vấn pháp lý hoặc được ủy quyền ra trước Tòa án, Hội đồng trọng tài địa phương để bênh vực quyền lợi cho chủ tàu một cách hiệu quả nhất nhằm hạn chế các trách nhiệm mà chủ tàu phải gánh vác.

Thông thường thì các vụ xét xử như vậy không có sự hiện diện của chủ tàu, do đó sự giúp đỡ tích cực của Hội được các chủ tàu thành viên đánh giá rất cao. Hội cũng có thể thuê hoặc nhờ thông tín viên mời chuyên gia thương mại đến giúp đỡ chủ tàu trong việc chỉ định giám định viên, điều tra viên, giám sát viên để giải quyết những việc liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu.

Ngoài ra, thông qua mạng lươi thông tín viên, Hội còn có thể giúp đỡ chủ tàu trong việc thu xếp nằm viện, chi phí thuốc men cho người làm công của chủ tàu khi họ ốm đau, thương tật và giải quyết cho họ hồi hương khi khỏi bệnh.

Khi có sự cố, tai nạn xảy ra thuộc trách nhiệm của chủ tàu gây thiệt hại cho người và tài sản có giá trị lớn, người ta thường nghi ngờ khả năng gánh vác trách nhiệm của chủ tàu thì Tòa án thường áp dụng biện pháp bắt giữ tàu. Việc bắt giữ tàu thường được làm theo lệnh của Toà án theo đơn kiện của người bị nạn. Khi con tàu bị bắt giữ, chủ tàu muon giải thoát con tàu phải tìm được nơi bảo lãnh cho mình. Người bảo lãnh cam kết trước toà sẽ có nghĩa vụ gánh vác phần trách nhiệm của tàu gây thiệt hại theo phán quyết của Toà án.

Hội bảo hiểm P&I bảo hiểm không giới hạn nên sự bảo lãnh của Hội cho chủ tàu là một bảo đảm tuyệt đối tin cậy. Việc bảo lãnh của Hội có các đặc điểm chính sau đây:

+ Là sự hứa hẹn trả tiền phạt hay bồi thường vật chất, nếu có

+ Việc hứa trả tiền phạt phải kèm theo điều kiện là Tòa án phải cho thả con tàu bị bắt giữ và không dự tính tiếp tục bắt giữ nữa.

+ Việc thanh toán của Hội thông thường sẽ phải dựa vào sự phán quyết của Tòa án được coi là có thẩm quyền trong việc xét xử tranh chấp hoặc có một sự thỏa thuận giải quyết giữa các bên.

+ Trách nhiệm của bên bị cáo sẽ được giải quyết theo luật tranh chấp hoặc do Tòa án phán quyết, do hợp đồng quy định chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào lý do Hội đã cấp bảo lãnh.

Thể lệ của Hội không ràng buộc trách nhiệm của Hội phải cấp bảo lãnh cho hội viên trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra. Việc có cấp bảo lãnh hay không là do Hội đơn phương quyết định, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc hội viên đã thanh toán đầy đủ bảo hiểm cho Hội hay chưa. Việc cấp bảo lãnh tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa Hội và hội viên cũng như nguyên nhân bị bắt giữ, trách nhiệm của Hội sẽ phát sinh do việc bắt giữ này. Nếu chủ tàu hội viên thường xuyên không thanh toán phí bảo hiểm với Hội hoặc không chịu ký bảo lãnh đối tịch vơi Hội thì Hội có thể không cấp bảo lãnh để giải thoát tàu. Ngoài ra, Hội cũng không cấp bảo lãnh trong những trường hợp sau đây:

+ Hội không có khả năng thoả thuận được với người khiếu nại về những điều kiện chấp nhận được,

+ Hội không có khả năng để có đuợc sự bảo lãnh có giá trị và chấp nhận được khi Hội không có tư cách như là người bảo hiểm trong vụ tranh chấp.

Khi cấp bảo lãnh , Hội đòi hỏi các hội viên phải thực hiện các nghĩa vụ sau: + Bồi hoàn các chi phí đã chi ra liên quan đến việc cấp bão lãnh hoặc thư đảm bảo trừ trường hợp hội viên đã chi ra trước,

+ Chi tiền hoa hồng cấp bảo lãnh cho Hội theo tỷ lệ 1% của số tiền lãnh hoặc bảo đảm.

+ Trao cho Hội bản cam đoan hoặc bảo lãnh đối tịch giữa Hội và hội viên theo mẫu in sẵn của Hội để hoàn trả những chi phí bỏ ra không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Hội,

+ Dù có trao cho Hội bản cam đoan hoặc bảo lãnh đối tịch hay không thì trách nhiệm của hội viên cũng không thay đổi đối với những rủi ro không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Hội. Hình thức cấp bảo lãnh của Hội là thư bảo lãnh hay giấy đảm bảo cam kết của ngân hàng, Hội cấp thư bảo lãnh đối với những nơi tuyệt đối tin tưởng vào uy tín của Hội. Còn ở một số nước, theo luật hay tập quán thì sự bảo lãnh phải được đảm bảo qua ngân hàng, vì vậy sự bảo lãnh của Hội được thể hiện qua giấy bảo đảm của một ngân hàng lớn có uy tín.

Một phần của tài liệu BAO HIEM HANG HAI ppt (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w