- Người bảo hiểm chấp thuận bồi thường cho người được bảo hiểm ba phần tư (3/4) mọi số tiền hay những số tiền mà người được bảo hiểm đã trả cho người khác hay những người khác do người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp định phải bồi thường thiệt hại về:
+ Chậm trễ hay mất sử dụng của tàu khác và tài sản trên tàu khác;
+ Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu khác và tài sản trên tàu khác.
Do hậu quả của việc tàu được bảo hiểm đâm va phải tàu khác.
Ví dụ: Tàu A đã mua bảo hiểm thân tàu, số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng là 4.000.000 USD và bằng đúng giá trị bảo hiểm. Tàu A đâm va tàu khác và có trách nhiệm pháp định phải bồi thường cho tàu khác là 20.000 USD. Khi đó bảo hiểm thân tàu sẽ bồi thường cho tàu A là: ¾ * 20.000 = 15.000 USD.
- Trong mọi trường hợp, tổng số bồi thường của người bảo hiểm cho trách nhiệm này không vượt quá ¾ số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm thân tàu và máy móc.
Cũng con tàu trên với vụ đâm va khác, có trách nhiệm pháp định phải bồi thường cho tàu khác là 6.000.000 USD. Khi đó bảo hiểm chỉ bồi thường cho tàu A là : ¾ * 4.000.000 = 3.000.000 USD (vì ¾ trách nhiệm đâm va lớn hơn ¾ số tiền bảo hiểm, nên chỉ được bồi thường tối đa bằng ¾ số tiền bảo hiểm).
- Điều khoản này không giới hạn số lượng các vụ đâm va xảy ra trong thời gian hiệu lực của bảo hiểm. Mỗi tai nạn đâm va là một bồi thường riêng rẽ và là ¾ trách nhiệm.
- Đây là một bồi thường thêm vào mọi bồi thường khác theo điều kiện bảo hiểm thân tàu và máy móc.
Ví dụ : Tàu A mua bảo hiểm thân tàu với số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm là 4.000.000 USD. Tàu A đâm va tàu khác và bị chìm. Toà án phân xử tàu A phải bồi thường cho tàu khác là 20.000 USD. Trong trường hợp này, bảo hiểm thân tàu sẽ bồi thường cho tàu A như sau:
+ Bồi thường 4.000.000 USD về tổn thất toàn bộ (tàu A bị chìm). + ¾ trách nhiệm đâm va, tức là ¾ * 20.000 = 15.000 USD.
Lưu ý : các ví dụ trên đây chưa xét tới mức miễn thường qui định trong hợp đồng bảo hiểm và nếu tàu bảo hiểm thấp hơn giá trị thì tiền bồi thường về trách nhiệm đâm va sẽ tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm (tỷ lệ bảo hiểm dưới giá).
- Điều khoản này chỉ áp dụng trong trường hợp tàu được bảo hiểm đâm va phải tàu khác mà thôi.
- Trách nhiệm đâm va bị loại trừ:
+ Di chuyển, phá hủy xác tàu, hàng hóa hoặc bất kỳ vật gì khác. Chẳng hạn tàu được bảo hiểm đâm va tàu khác và bị chìm trong khu vực quản lý của một chính quyền. Chính quyền đó yêu cầu phá hủy, di chuyển xác tàu thì trách nhiệm về việc di
chuyển và những chi phí cho việc này không thuộc trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm thân tàu.
+ Bất cứ tài sản, vật gì không phải là tàu khác và tài sản trên tàu khác; + Hàng hóa hay tài sản trên tàu được bảo hiểm;
+ Chết người, thương tật hay đau ốm;
+ Ô nhiễm của bất cứ bất động sản hay bất cứ vật gì, trừ khi đó là tàu khác hay tài sản trên tàu khác mà tàu được bảo hiểm đâm va phải.
- Khi cả hai tàu cùng có lỗi trong một vụ đâm va và cùng gây tổn thất cho nhau, tòa án sẽ ấn định trách nhiệm pháp định căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi bên. Nếu một hoặc cả hai tàu áp dụng giới hạn trách nhiệm thì việc tính toán bồi thường giữa các tàu sẽ dựa trên nguyên tắc trách nhiệm đơn. Khi hai tàu đều không áp dụng giới hạn trách nhiệm thì dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chéo.
Giới hạn trách nhiệm: Khi xảy ra tai nạn đâm va với tàu khác, người được bảo hiểm (chủ tàu) có thể chịu trách nhiệm pháp định về tổn thất hay tổn hại gây ra cho tàu khác theo mức độ lỗi của mình. Trong nhiều trường hợp, trách nhiệm này là rất lớn, dẫn đến chủ tàu không thể đủ khả năng bồi thường hay phải phá sản. Để hạn chế trách nhiệm cho chủ tàu, trên thế giới người ta đã ký kết những công ước qua đó cho phép người được bảo hiểm có quyền giới hạn trách nhiệm của mình đến một giá trị xác định. Tuy nhiên trách nhiệm được giới hạn phải là những trách nhiệm mà lỗi gây ra là do người thừa hành chứ không phải do người được bảo hiểm và các trách nhiệm giới hạn phải phù hợp với qui định của công ước.
Ví dụ 1: Tàu A đâm va với tàu B. Lỗi tàu A là 40%, lỗi tàu B là 60%.
Thiệt hại thân tàu A là 40.000 USD, thiệt hại thân tàu B là 20.000 USD. Không có thiệt hại về tài sản và thiệt hại kinh doanh.
*/ Bồi thường theo nguyên tắc trách nhiệm đơn:
- Bảo hiểm thân tàu của tàu A sẽ bồi thường cho tàu A: 40.000 USD về thiệt hại thân tàu A, sau đó thực hiện quyền thế nhiệm đòi tàu B bồi thường 16.000 USD (phần này người bảo hiểm được hưởng).
- Bảo hiểm thân tàu của tàu B sẽ bồi thường cho tàu B: + 20.000 USD về thiệt hại của tàu B,
16.000
40.000 20.000
A (40%) B (60%)
40% * 20.000 = 8.000
+ 3/4*16.000 =12.000 USD về trách nhiệm của tàu B đối với tàu A. */ Bồi thường theo nguyên tắc trách nhiệm chéo:
- Bảo hiểm thân tàu của tàu A sẽ bồi thường cho tàu A:
+ 40.000 USD về thiệt hại thân tàu A, sau đó thực hiện quyền thế nhiệm đòi tàu B bồi thường 24.000 USD (phần này người bảo hiểm được hưởng),
+ 3/4*8.000 = 6.000 USD về trách nhiệm của tàu A đối với tàu B. - Bảo hiểm thân tàu của tàu B sẽ bồi thường cho tàu B:
+ 20.000 USD về thiệt hại của tàu B, sau đó thực hiện quyền thế nhiệm đòi tàu A bồi thường 8.000 USD (phần này người bảo hiểm được hưởng),
+ 3/4*24.000 =18.000 USD về trách nhiệm của tàu B đối với tàu A. Ví dụ 2: Tàu X đâm va với tàu Y. Lỗi tàu X là 3/5, lỗi tàu Y là 2/5.
Thiệt hại thân tàu X là 50.000 USD, thiệt hại thân tàu Y là 100.000 USD
Thiệt hại tài sản trên tàu X là 10.000 USD, thiệt hại tài sản trên tàu Y là 20.000 USD. */ Bồi thường theo nguyên tắc trách nhiệm đơn:
- Bảo hiểm thân tàu của tàu X sẽ bồi thường cho tàu X: + 50.000 USD về thiệt hại thân tàu X,
40.000 20.000 A (40%) B (60%) 40% * 20.000 = 8.000 60% * 40.000 = 24.000 48.000 50.000 100.00 0 X (3/5) Y (2/5) 3/5 * 120.000 = 72.000 2/5 * 60.000 = 24.000 Hàng hóa trên tàu X
hỏng 10.000
Hàng hóa trên tàu Y hỏng 20.000
- Bảo hiểm thân tàu của tàu Y sẽ bồi thường cho tàu Y:
+ 100.000 USD về thiệt hại của tàu Y, sau đó thực hiện quyền thế nhiệm đòi tàu X bồi thường 48.000*100.000/(100.000 + 20.000) = 40.000 USD (phần này người bảo hiểm được hưởng).
Lưu ý là : số tiền 8.000 = 48.000 – 40.000 do tàu X bồi thường sẽ thuộc về người chủ tài sản trên tàu Y, tức là phần của chủ hàng trên tàu Y.
*/ Bồi thường theo nguyên tắc trách nhiệm chéo:
- Bảo hiểm thân tàu của tàu X sẽ bồi thường cho tàu X:
+ 50.000 USD về thiệt hại thân tàu X, sau đó thực hiện quyền thế nhiệm đòi tàu Y bồi thường 24.000 * 50.000/(50.000 + 10.000) = 20.000 USD (phần này người bảo hiểm được hưởng),
+ ¾*72.000 = 54.000 USD về trách nhiệm của tàu X đối với tàu Y. - Bảo hiểm thân tàu của tàu Y sẽ bồi thường cho tàu Y:
+ 100.000 USD về thiệt hại của tàu Y, sau đó thực hiện quyền thế nhiệm đòi tàu X bồi thường 72.000*100.000/120.000 = 60.000 USD (phần này người bảo hiểm được hưởng),
+ ¾*24.000 = 18.000 USD về trách nhiệm của tàu X đối với tàu X.