kỹ thuật Cây trồng Mức bón của hộ (Kg/ha) P/C (tấn/ha) Khuyến cáo (Kg/ha) P/C (tấn/ha)
N P2O5 K2O N P2O5 K2O
Lúa xuân 135-175 405-675 80-135 7-9 120-130 80-90 30-60 8-10 Lúa mùa 130-180 415-650 85-120 6-8 80-100 50-60 0-30 6-8 Khoai lang 65-90 300-330 70-100 5-6 20 40-60 40-60 5-6 Khoai tây 136,0 80,6 172,4 5,5 120-150 50-60 120-150 20-25 Đậu tương 70-100 270-350 85-120 4,5 20 40-60 40-60 5-6 Ngô 150-230 420-580 90-130 6,5-8 150-180 70-90 80-100 8-10 Lạc 70-90 280-400 90-120 4,5-5,5 20-30 60-90 30-60 - Rau 120-180 70-100 90-120 6,5-10 180-200 80-90 110-120 25-30
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra 2019)
+ Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa qua điều tra thực tế cho thấy người dân đã tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp với việc bón phân hoá học và kiểm soát việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm phần lớn diện tích đất ruộng toàn thị xã. Loại hình sử dụng đất này trong những năm qua mặc dù người dân vẫn có xu hướng tăng sử dụng phân hoá học, giảm lượng phân hữu cơ bón cho lúa, sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ thay thế làm cỏ thủ công, nên loại hình chuyên lúa ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất,
dân sử dụng nhiều phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV.
+ Các loại hình sử dụng đất có cây trồng ngắn ngày như lạc, đậu tương ... có tác dụng cải tạo đất rất tốt, còn loại hình sử dụng đất chuyên màu có ảnh hưởng lớn tới môi trường đất và môi trường nước do người dân bón nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thức ăn cho cá theo quy trình hướng dẫn. Đối với các kiểu sử dụng đất trong đó có trồng một số loại rau, ngô thấy rằng các loại cây trồng này sử dụng số lượng phân chuồng, phân hoá học, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật khá lớn. Vì vậy các loại cây trồng này có ảnh hưởng tới việc ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Nên cần có biện pháp kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV, cần khuyến cáo nông dân cần giảm số lượng phân hoá học và phân chuồng bằng việc thay thế bón phân hữu cơ vi sinh.
Trình độ canh tác của nông dân trong huyện chưa tốt nên vấn đề môi trường cũng như hiệu quả môi trường được đặc biệt quan tâm, cụ thể được thể hiện như sau:
+ Để tăng cường mối quan hệ của người dân với việc sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo đất. Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông và Hội nông dân của các xã đã có những theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn người dân thông qua các cuộc họp thôn và công tác truyền thanh xóm, xã về quy trình gieo trồng, chăm sóc, bón phân cho từng loại cây trồng ...
+ Thị xã cũng đã quan tâm đến việc bảo vệ và cải tạo đất.
+ Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân về khoa học, kỹ thuật, quy trình chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hợp lý, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mức, đúng quy định, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời cần quan tâm đến việc bảo vệ và cải tạo đất, quy hoạch, bố trí các cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu phù hợp, nhằm đảm bảo việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý.
3.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất ruộng của thị xã Phổ Yên theo hướng đô thị hóa
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Thị xã Phổ Yên có quỹ đất đai khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai. Địa hình của thị xã đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch của tỉnh như hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… Đây là điều kiện của sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12.197,68 ha chiếm 47,12% diện tích tự nhiên và 63,36% diện tích đất nông nghiệp. Gồm diện tích đất trồng cây hàng năm là 7.870,34 ha chiếm 30,4% diện tích đất tự nhiên và 64,52% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng lúa với 6.476,79 ha và đất trồng cây hàng năm khác 1.388,38 ha. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.327,34 ha chiếm 16,72% diện tích đất tự nhiên; chiếm 22,47% diện tích đất nông nghiệp và 35,47% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân, thị xã luôn luôn khuyến khích đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự thuyết phục, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh đó thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp có mưa nhiều và kéo dài, ẩm độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, gây hại trên diện rộng như bệnh khô vằn, bệnh thối nhũn vi khuẩn, rầy nâu, rầy lưng trắng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của các cây rau màu và các cây trồng khác trong vụ mùa. Việc đầu tư thâm canh cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản … của bà con nông dân bị hạn chế.
* Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Phổ Yên là một vùng nông nghiệp thuần tuý. Trong sản xuất nông nghiệp mới tập trung chủ yếu vào cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, các loại cây trồng khác chưa được người dân quan tâm phát triển.
Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như sau này vẫn là ngành cho thu nhập chính đối với đời sống của nhân dân trên địa bàn thị xã và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Phát triển nông nghiệp là một quan điểm tất yếu để nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển trên địa bàn thị xã.
Trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ còn hạn chế, năng suất cây trồng chưa cao. Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do nhu cầu sử dụng đất cho các ngành phi nông nghiệp và nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội.
Lúa vẫn là cây trồng chủ đạo trên địa bàn thị xã, ngoài cây lúa thị xã đã chỉ đạo trồng một số loại cây trồng khác như dưa chuột, bí xanh, khoai tây ... nhưng mới ở bước đầu thử nghiệm chưa đưa vào sản xuất đại chà.
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Ðể nông nghiệp Phổ Yên phát triển bền vững, huyện đã chỉ đạo cho rà soát lại quy hoạch, phát huy lợi thế đất đai, khí hậu để gắn với quy hoạch chung của cả tỉnh. Phổ Yên tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng hàng hóa gắn với thị trường; nghiên cứu, đề xuất chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2020 - 2025; tiếp tục nghiên cứu, phát triển HTX kiểu mới gắn kết các hộ gia đình với doanh nghiệp trong chuỗi nông sản bền vững. Thu hút các HTX, doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học - công nghệ, chế biến nâng cao giá trị hàng hóa; ứng dụng mô hình nông nghiệp thông minh, hình thành 17 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nông nghiệp của thị xã vẫn chủ yếu chú trọng cây lương thực và cây thức ăn chăn nuôi. Trong đó, cây lúa cho giá trị sản xuất cao nhất, nhìn chung GO của các cây trồng khác đều tăng nhưng mức tăng trưởng không cao, phần nhiều do tăng diện tích gieo trồng. Trên địa bàn thị xã do đặc điểm phân bố địa hình, các loại cây trồng phân bố rải rác trên mỗi cánh đồng, các cánh đồng thường nhỏ hẹp, kéo dài nên khó có điều kiện để cơ giới hoá. Những năm gần đây, xuất hiện vùng chuyên rau – màu tại xã Đông Cao cho giá trị sản xuất cao. Nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, cơ cấu mùa vụ thay đổi với 2 - 3 vụ trong năm. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất đối với ngành nông nghiệp vẫn là khả năng tưới tiêu hạn chế.
Nhìn chung, nền nông nghiệp Phổ Yên đang từng bước phát triển, đời sống nhân dân đang dần được ổn định. Mặc dù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã đảm bảo được an ninh lương thực, nhưng hiệu quả sử dụng đất còn thấp với năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, chưa có sản phẩm mang tính chất hàng hoá, chưa tạo được giá trị kinh tế cao với khối lượng lớn. Nông nghiệp toàn thị xã quá chú trọng tới trồng cây lương thực cho nên mất đi tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai vẫn còn nhiều khả năng khai thác, mở rộng cũng như thâm canh tăng vụ. Do hạn chế về khả năng tưới tiêu, rất nhiều diện tích đất canh tác vẫn chưa được đưa vào sử dụng trong vụ đông.
* Nhóm các yếu tố xã hội
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung còn chậm. Chưa nhân rộng được các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp ở một số địa phương chưa được quan tâm chú trọng. Việc thông tin báo cáo của các xã, phường về Phòng Kinh tế còn chưa kịp thời, chưa thường xuyên.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn thị xã phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; năng suất, chất
lượng, giá trị và thu nhập còn thấp, sức cạnh tranh hạn chế; sản xuất phát triển chưa bền vững, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những cây trồng, vật nuôi có lợi thế, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm ngành nông nghiệp chưa thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa có hiệu quả bền vững. Nhiều nơi, việc thay đổi nhận thức về nông nghiệp hàng hóa, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ cho nông dân, phát triển liên kết sản xuất, huy động vốn đầu tư còn hạn chế.
Nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là người cao tuổi, do các lao động trong độ tuổi tham gia vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực phi nông nghiệp khác.
Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng đất ruộng của thị xã Phổ Yên.
3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất ruộng
Yêu cầu lựa chọn các loại hình sử dụng đất được xác định dựa trên đặc tính, tính chất đất đai, yêu cầu của cây trồng. Để xác định các yêu cầu sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất đã chọn cần căn cứ vào các đặc trưng của cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng tới chúng.
Các yêu cầu sử dụng đất có thể được chia thành 3 nhóm sau: + Các yêu cầu về sinh trưởng
+ Các yêu cầu về sản xuất
+ Các yêu cầu về bảo vệ tính bền vững của các loại hình sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại lựa chọn được các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu để từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất thích hợp trên địa bàn nghiên cứu một cách hợp lý và có hiệu quả cao.
Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng:
+ Phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất.Tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, địa hình của vùng, đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất lựa chọn.
+ Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
+ Phải phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương: Hệ thống giao thông, thuỷ lợi.
+ Phải mang tính kế thừa, tính truyền thống và tính văn hoá của địa phương để phát huy kinh nghiệm sản xuất của nông dân, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất của các nhà quản lý.
+ Phải bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ độ màu mỡ của đất. Đây là nguyên tắc rất được chú trọng trong đánh giá đất cũng như trong việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của mỗi địa phương. Nếu không trú trọng nguyên tắc này rễ dẫn đến việc chỉ tính đến lợi dụng trước mắt mà sẽ dẫn đến làm thoái hoá đất, huỷ hoại môi trường và người sử dụng đất trong tương lai phải gánh chịu hậu quả đó.
3.4. Đề xuất các loại hình sử dụng đất ruộng ở thị xã Phổ Yên
3.4.1. Quan điểm sử dụng đất đất ruộng ở thị xã Phổ Yên
Phổ Yên là một thị xã đang trong giai đoạn đổi mới, công nghiệp hoá , hiện đại hoá vì vậy cần phải có những quan điểm sử dụng đất đúng đắn để khai thác tiềm năng đất hợp lý và có hiệu quả cao. Những quan điểm đó là:
- Ưu tiên đất cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn về lương thực, phát huy thế mạnh sẵn có của thị xã về sản xuất lúa gạo.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hàng hoá, hình thành những vùng chuyên canh với chất lượng nông sản cao để đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu. Khai thác tiềm năng đất theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều
kiện sinh thái từng khu vực. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng nông sản phẩm.
- Ưu tiện sử dụng đất thích nghi với các loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, thị trường tiêu thụ rộng. Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, tập trung, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp.
- Không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ hệ sinh thái ổn định, chống gây ô nhiễm môi trường trên cơ sở xây dựng và phất triển một nến nông nghiệp hữu cơ bền vững. Không lạm dụng phân bón hoá học, hạn chế tối thiểu việc sử dụng các hoá chất trừ cỏ, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình thâm canh nông nghiệp.
3.4.2. Định hướng sử dụng đất ruộng đến năm 2025
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp đã được đánh giá. Căn cứ vào mục tiêu phát triển nông nghiệp của thị xã vấn đề sử dụng đất và phát triển đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp được đặt ra theo những định hướng sau:
- Quy hoạch cải tạo nâng cấp thuỷ lợi, xác định hệ thống sản xuất thích hợp nhằm khai thác đất đai, khí hậu thuỷ văn, điều kiện kinh tế xã hội một cách hữu hiệu để phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo sử dụng đất nông nghiệp bền vững có hiệu quả cao trong cơ chế thị trường .
- Mở rộng các ngành sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản với các loại hình sử dụng đất thích hợp cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, sử dụng nguồn lao động hợp lý tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.