Như vậy, trong các loại hình sử dụng đất ruộng chính cho thấy kiểu sử dụng chuyên màu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các hộ nghiên cứu. Hiệu quả kinh tế thấp nhất là canh tác chuyên lúa (1 vụ hoặc 2 vụ) trên đất ruộng, vụ đông thì ruộng để trống không trồng màu. Do đó trên đất canh tác 3 vụ để sử dụng đất đai có hiệu quả hơn thì các nhóm hộ cần phải gieo trồng các loại cây trồng theo cơ cấu một cách hợp lý, tức là đầu tư mạnh vào những cây trồng đem lại lợi thế và giảm dần những cây kém ưu thế hơn thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.
3.2.4. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất ruộng
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ đề cập một số các chỉ tiêu sau:
- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.
- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.
- Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phát triển hàng hoá.
- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật.
Phát triển sản xuất hàng hóa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
0 20 40 60 80 100 120 140 GTGT/ha GTGT/ha
hạn chế các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây nên. Mặt khác, tâm lý và tập quán sản xuất thay đổi từ quảng canh sang thâm canh, từ sản xuất theo kinh nghiệm đến kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.Thông qua các kiểu sử dụng đất, tác giả tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động, thu nhập bình quân trên một công lao động của các cây trồng chính và mỗi kiểu sử dụng đất. Kết quả thể hiện như sau
Bảng 3.7. Mức độ đầu tư lao động và thu nhập bình quân của canh tác một số loại cây trồng chính trên đất ruộng tại thị xã Phổ Yên
TT Cây trồng Công LĐ (Công) Tính trên 1 công LĐ GO/LĐ (1.000 đồng/công) VA/LĐ (1.000 đồng/công) 1 Lúa Xuân 210 180,00 123,57 2 Lúa Mùa 219 167,58 112,56 3 Ngô 198 148,84 101,67 4 Đậu Tương 139 176,55 109,78 5 Lạc 202 243,91 171,68 6 Khoai lang 180 225,89 169,28 7 Khoai Tây 205 213,41 110,20 8 Rau các loại 241 288,59 179,67
Qua bảng tổng hợp cho thấy mức đầu tư công của lao động đối với một số loại cây trồng chính có sự khác nhau, cao nhất là số công trồng các loại rau trung bình là 241 công/ha. Rau là loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả cao, năng suất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đòi hỏi công chăm sóc nhiều hơn so với các loại cây trồng khác, chăm sóc hàng ngày với nhiều công đoạn khác nhau. Cây đậu tương có mức đầu tư công thấp nhất là 139 công/ha do đây không phải là cây trồng chính của bà con, trồng theo tập quán nên mức độ đầu tư vào không nhiều.