Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên​ (Trang 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin giữa nhà trường cha mẹ học sinh và học sinh ở trường tiểu học quận Long Biên được dựa trên một số nguyên tắc sau:

3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất

Đảm bảo thống nhất thực hiện mục tiêu, trước hết mục tiêu giáo dục như Điều 29 Luật Giáo du ̣c 2019 quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.”

Các biện pháp cần phải đạt được mục tiêu quản lý thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời phải phù hợp với bối cảnh, điều kiện của địa phương, nhà trường và gia đình. Các biện pháp phải đạt được mục tiêu phát huy sức mạnh môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục học sinh, giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực thực tiễn để giải quyết thành công những vấn đề của thực tiễn của cuộc sống. Gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự thống nhất, đồng thuận về nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp để có thể phát huy hết sức mạnh tập thể, phát huy môi trường giáo dục lành mạnh.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng biện pháp quản lý thông tin giữa nhà trường - cha mẹ học sinh và học sinh ở trường tiểu học quận Long Biên phải đảm bảo tính thực tiễn. Các biện pháp tổ chức hoạt động trao đổi thông tin giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh có khả năng thực thi, phù hợp thực tế hàng ngày mà

cụ thể là phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học cũng như nhu cầu cần thiết của cha mẹ các cháu. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thông tin giữa nhà trường, gia đình và học sinh trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh tiểu học cần phải phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện của nhà trường, phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của cha mẹ các cháu đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện đại.

Do vậy, khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp như: nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian và không gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán... Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xây dựng kế hoạch không có cơ sở thực tiễn, khó tổ chức thực hiện, xa vời, viển vông.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

“Hiệu quả” là kết quả đạt như yêu cầu của việc làm mang lại kết quả đích thực, các giải pháp quản lý phải đảm bảo được tính hiệu quả bởi được soi sáng trong lý luận và rút kinh nghiệm từ kết quả thực tiễn để tránh những sai lầm và kế thừa những thành quả đã đạt được.

3.2. Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh

3.2.1. Đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường - cha trọng của cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh. Quản lý các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết đầy đủ, toàn diện về sự phối hợp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ để họ chủ động, tích cực hơn trong việc phối hợp cùng chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền về tầm quan trọng và sự cần thiết của cơ chế thông tin trong tam giác giữa nhà trường gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh vai trò, trách nhiệm của gia đình trong cơ chế thông tin để họ luôn tham gia phối hợp một cách chặt chẽ hơn trong công tác giáo dục học sinh.

Xác định mục tiêu cơ chế thông tin giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

Lên kế hoạch trong năm học tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, thảo luận với cha mẹ các cháu về các vấn đề cần phối hợp, trao đổi giữa nhà trường và gia đình. Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu (thư điện tử - email, facebook, zalo, điện thoại, tin nhắn) về công tác phối hợp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ để họ hiểu rõ hơn thực trạng của hoạt động phối hợp hiện nay giữa gia đình và nhà trường cũng như những ảnh hưởng của thực trạng đó đến kết quả hoạt động quản lý trao đổi thông tin nhằm làm thay đổi nhận thức của họ về công tác này, cho họ thấy tầm quan trọng của công tác này đối với việc xây dựng một trường tiểu học có chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tốt nhất.

- Cách thức tổ chức thực hiện

Nhà trường có trách nhiệm tăng cường ý thức trách nhiệm giáo dục con em và nâng cao nhận thức giáo dục cho các bậc cha mẹ trẻ. Cụ thể giáo viên phụ trách lớp, cần thực hiện tốt những hình thức trao đổi thông tin cơ bản như sau: thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh cho gia đình đồng thời đề nghị với gia đình những biện pháp chăm sóc - giáo dục; thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung và phương pháp chăm sóc - giáo dục để tạo ra môi trường giáo dục thống nhất; phổ biến các quy định về trách nhiệm chăm sóc- giáo dục của cha mẹ đối với con cái, các văn bản liên quan đến chăm sóc - giáo dục trẻ cũng như những tri thức về khoa học giáo dục.

Triển khai và thực hiện tốt những công việc trên sẽ làm cho cha mẹ học sinh có ý thức trách nhiệm hơn trong việc phối hợp cùng với nhà trường để chăm sóc - giáo dục trẻ, có nhận thức về giáo dục tốt hơn và từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thực hiện bằng các hình thức như:

+ Tổ chức các buổi họp trao đổi trực tiếp hoặc giao lưu trực tuyến như chat trên Facebook, zalo với từng nhóm cha mẹ trẻ ở các lớp, do hiệu trưởng hoặc những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín đảm nhiệm…

- Trao đổi thường xuyên, hằng ngày thông giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn với phụ huynh qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp.

+ Thảo luận, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về thực trạng việc nhận thức không đầy đủ và chưa đúng về giáo dục tiểu học từ đó cho thấy sự cần thiết của công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như ảnh hưởng của thực trạng này tới kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ.

+ Thu thập tài liệu về công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ và hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ nghiên cứu tham khảo tài liệu bằng cách chia sẻ những bài viết hay, gửi hoặc dán trên bảng thông tin tuyên truyền những bài viết đã được chọn lọc có tính cần thiết, chia sẻ đường link những video clip có tính chất giáo dục trẻ em tiên tiến cần học tập….Tài liệu gửi cho các đối tượng cần phải phong phú và có sự chọn lọc, thật sự hữu ích, phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm chú ý của họ. Nếu làm tốt công tác này nhà trường còn có thể nhận được sự chủ động tham gia cung cấp các tài liệu từ phía họ.

Tổ chức nhiều các sự kiện, thu hút sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong đó kết hợp mời chuyên gia có kinh nghiệm đến nói chuyện, trao đổi thuyết trình về công tác phối hợp.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành cơ chế thông tin phù hợp với các đặc điểm nhà trường

Giải pháp xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành cơ chế thông tin phù hợp với đặc điểm nhà trường sẽ giúp cho người quản lý xác định mục tiêu, chiến lược, chức năng cụ thể nội dung phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động, tránh sự tùy tiện trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch, chương trình xác định mục tiêu hoạt động quản lý thông tin giữa gia đình và nhà trường gắn liền với kế hoạch quản lý chung của nhà trường được hội đồng nhà trường thông qua vào mỗi đầu năm học.

Qua kết quả khảo sát và phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý cơ chế thông tin ở phần trên, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết các trường chưa xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành phù hợp với đặc điểm nhà trường một cách chu đáo mà chỉ đề ra một số công việc sẽ thực hiện như là họp cha mẹ các học sinh, gửi thông báo, sổ liên lạc cho cha mẹ học sinh…, nên hiệu quả trao đổi thông tin, cũng như sự liên kết chưa cao.

- Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được Kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm cung cấp cho các nhà quản lý một ngôn ngữ chung trong việc đánh giá các tình huống chiến lược, trong thảo luận những phương án lựa chọn và quyết định hành động vào những thời điểm hợp lý.

Kế hoạch chiến lược giúp nhà trường thêm khả năng thực hiện nhiệm vụ trong một khung thời gian xác định. Giúp nhà trường hiểu rõ hơn về môi trường nơi trường hoạt động, những điểm mạnh và hạn chế của bản thân để tổ chức, phát triển và thống nhất các hoạt động của mình.

Đồng thời kế hoạch chiến lược buộc lãnh đạo nhà trường phải có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược tốt.

- Nội dung của biện pháp

- Công việc khó khăn nhất của quá trình lập kế hoạch chiến lược là xác định sứ mạng của nhà trường, đó là một tuyên bố ngắn gọn, súc tích về lí do tồn tại của nhà trường, về nhiệm vụ và chức năng mà nhà trường mong muốn đạt được. Tuyên bố sứ mạng tạo ra bối cảnh để nhà trường kiến tạo nên những lĩnh vực hoạt động cụ thể, nó quyết định cách thức phân bổ các nguồn lực và hình thức phát triển cũng như định hướng phát triển tương lai của nhà trường. Mục đích chủ yếu của tuyên bố sứ mạng là làm cho từng cá nhân hiểu rõ hơn về nhà trường, giúp họ hiểu rằng những gì họ làm đều là gắn bó chặt chẽ với mục tiêu to lớn của nhà trường. Sứ mạng được xây dựng dành cho nội bộ của trường, chứ không dành cho các đối tác bên ngoài.

- Xác định tầm nhìn là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược. Tầm nhìn mang lại một cái nhìn về tương lai, được chia sẻ sẽ tạo nên tính đồng bộ, mọi người làm việc vì mục tiêu chung. Tầm nhìn sẽ giúp tìm ra những nguồn lực mới, giúp nhà trường tận dụng mọi thời cơ, khắc phục khó khăn để tìm tới tương lai bền vững hơn.

- Phân tích môi trường là một khâu không thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. Cần xác định những yếu tố cần xem xét trong quá trình phân tích môi trường vĩ mô (chính trị, kinh tế, công nghệ, xã hội), những biến động lớn của môi trường và ảnh hưởng của nó tới nhà trường trong tương lai.

- Cách thức tổ chức thực hiện

Ban Giám hiệu của trường sẽ là bộ phận chủ trì thực hiện xây dựng kế hoạch chiến lược quản lý hoạt động quản lý cơ chế thông tin giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh

Tổ chức họp trao đổi tham khảo ý kiến của giáo viên, cha mẹ trẻ để chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược.

chuyên gia quản lý giáo dục, lãnh đạo cấp trên đối với kế hoạch đã xây dựng. Ban hành kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch tới rộng rãi cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh.

3.2.3. Tăng cường triển khai các hoạt động phối hợp với vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc thực hiện cơ chế thông tin trong tam giác quản của nhà trường trong việc thực hiện cơ chế thông tin trong tam giác quản ly giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh.

- Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trò chủ động của nhà trường trong công tác trao đổi thông tin giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh, chủ động điều chỉnh công tác này đi theo kế hoạch đã xây dựng. Tăng cường phát triển cơ chế thông tin, phối hợp trao đổi thông tin với gia đình trong điều kiện cụ thể của nhà trường. Tạo nên tính chu kỳ cho các hoạt động cố định và mở rộng các hoạt động theo chủ điểm trong từng giai đoạn khác nhau.

- Nội dung của biện pháp

Nhà trường chủ động đứng ra tổ chức các hoạt động tuyên truyền và kêu gọi cha mẹ học sinh cùng gia đình tham gia xây dựng.

Giáo viên phụ trách lớp đóng vai trò như những điều phối viên trong hoạt động trao đổi thông tin, là sợi dây kết nối giữa nhà trường và gia đình, cụ thể là cần chủ động thực hiện các nội dung trao đổi, gắn kết gia đình với nhà trường theo các nội dung, hình thức phối hợp khác nhau.

Nhà trường chủ động nắm bắt và thông tin lại đối với cha mẹ trẻ về những vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục học sinh. Kịp thời phối hợp với gia đình để xử lý những tình huống phát sinh đặc biệt. Đẩy mạnh vai trò và hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và của từng lớp. Tăng cường các hoạt động giao lưu, gắn kết của ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Cách thức tổ chức thực hiện

tới từng giáo viên trong trường, đặc biệt là giáo viên phụ trách lớp. Thông báo thường xuyên tới giáo viên trong trường bằng văn bản, email và có yêu cầu báo cáo lại quá trình thực hiện của từng giáo viên.

Kế hoạch thực hiện được xây dựng theo từng năm học và có sự điều chỉnh, sửa đổi hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế. Kiểm tra việc thực hiện theo tuần, vào các buổi đánh giá chuyên môn của từng tổ bộ môn, của từng khối.

Đẩy mạnh công tác thi đua thực hiện triển khai nội dung trao đổi giữa các lớp và giữa các giáo viên trong trường, kịp thời ghi nhận những sáng kiến kinh nghiệm, những ý tưởng hay trong quá trình thực hiện công tác này của cán bộ, giáo viên, từ đó nhân rộng những ý tưởng hay trong toàn trường.

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý cơ chế thông tin trên cơ sở phát huy sức mạnh tập hợp của nhà trường - gia đình

- Mục tiêu của biện pháp

Đa dạng hóa các nội dung, hình thức trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, chăm sóc học sinh.

Phát huy và tận dụng triệt để các nguồn lực, sức mạnh của sự phối hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh và trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Tăng cường thêm các hoạt động quản lý, các điều kiện về vật chất, tinh thần để thực hiện hỗ trợ công tác trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên​ (Trang 55)