Kết quả của khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên​ (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Kết quả của khảo sát

Qua khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, học sinh tôi thấy hiệu quả của các kênh thông tin giữa nhà trường và phụ huynh. Thông qua các kênh thông tin tác động rất lớn đến kết quả giáo dục, đặc biệt kết quả này phụ thuộc lớn vào thầy cô chủ nhiệm.

Khảo sát 250 cha mẹ học sinh, 50 giáo viên ở 4 trường trong Quận. Kết quả thu được(200 phiếu của cha mẹ học sinh và 50 phiếu của giáo viên) về các kênh thông tin, tần xuất của các kênh thông tin, nội dung thông tin, hiệu quả của các kênh thông tin đối với phụ huynh học sinh khi trao đổi với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên.

Bảng 2.1: Các kênh thông tin thường dùng để truyền đạt, tiếp nhận thông tin

Kênh thông tin

Không SL % SL % Điện thoại 200 100 0 0 Nhắn tin 165 82,5 35 17,5 Gặp trực tiếp 200 100 0 0 Họp phụ huynh 200 100 0 0 Zalo 191 95,5 9 4,5 Fecabook 103 51,5 97 48,5 Email 50 25 150 75

Sổ liên lạc điện tử (eNetViet)

200 100 0 0

Zoom 190 95 10 5

Qua khảo sát các kênh thông tin thường được sử dụng trong nhà trường. Có nhiều kên thông tin để phục vụ cho hoạt động giáo dục. Với công nghệ thông tin hiện nay thì các phương tiện thông tin hiện đại dần thay thế các kênh thông tin truyền thống. Cha mẹ học sinh, giáo viên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, các ứng dụng của công nghệ như Zalo, Facebook, Zoom, sổ liên lạc điện tử, Cổng thông tin điện tử, email,... Mỗi phương tiện thông tin đem lại nhiều lợi ích, nhanh chóng, phục vụ cho công tác phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh. Có nhiều kênh thông tin đến với nhà trường cũng như đến với cha mẹ học sinh. Để nhà trường, cha mẹ học sinh cùng hiểu nhau, thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.

Bảng 2.2: Mức độ trao đổi thông tin (Tần xuất)

Kênh thông tin

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL % Điện thoại 200 100 0 0 0 0 Nhắn tin 165 82,5 35 17,5 0 0 Gặp trực tiếp 50 25 150 75 0 0 Họp phụ huynh 200 100 0 0 0 0 Zalo 200 100 0 0 0 0 Fecabook 103 51,5 57 28,5 40 20 Email 50 25 60 30 90 45 Cổng thông tin điện tử 155 77,5 40 20 5 2,5 Sổ liên lạc điện tử 200 100 0 0 0 0

(eNetViet)

Zoom 180 90 20 10

Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả của các kênh thông tin

Kênh thông tin

Nhanh chóng

Tiện lợi Tiết kiệm Khó sử dụng

SL % SL % SL % Điện thoại 200 100 200 100 0 0 Nhắn tin 200 100 200 100 0 0 Gặp trực tiếp 100 50 100 50 0 0 Zalo 200 100 200 100 0 0 Fecabook 200 100 200 100 0 0 Email 100 50 200 100 100 50 Cổng thông tin điện tử 155 77,5 200 100 41 20,5 Sổ liên lạc điện tử (eNetViet) 200 100 150 75 50 25 Zoom 180 90 200 100 20 10

Hiệu quả của các kênh thông tin: Qua khảo sát thấy rằng các kênh thông tin Zalo, Facebook, Zoom, sổ liên lạc điện tử, Cổng thông tin điện tử, email, ... Các kênh thông tin đạt kết quả nhanh chóng, tiện lợi đều dùng các phương tiện thông tin hoắc các phần mềm công nghệ hiện đại. Các kênh ứng dụng công nghệ hiện đại dần thay thế các kênh thông tin truyền thống như Sổ nhất kí, gặp trực tiếp, ... Do vậy hiện nay nhà trường, lớp học đề có những kênh thông tin riêng nhằm phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường. Các

kênh thông tin như Zalo, Facebook, Zoom, sổ liên lạc điện tử, Cổng thông tin điện tử, email, ... Mỗi kênh đều đem lại những hiệu quả nhất định trong việc phục vụ cho công tác quản lý, giáo dục học sinh. Các kênh sử dụng công nghệ thông tin thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm. Trong đợt dịch Covid-19, các nhà trường thực hiện chủ trương: Nghỉ dịch chứ không nghỉ học” các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học. Các nhà trường sử dụng phần mềm Zoom, lika, để dạy học cho học sinh khi học sinh nghỉ học. Hiệu quả của việc sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến đã được cha mẹ học sinh đánh giá cao. Cha mẹ học sinh đã cùng với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tham gia công tác giáo dục học sinh. Học sinh cũng hứng thú trong việc học trực tuyến. Thông qua phần mềm Zoom nhà trường đã tổ chức các cuộc họp đại diện cha mẹ học sinh, đưa ra những chủ trương, kế hoạch của nhà trường trong thời gian nghỉ dịch. Đối với giáo viên chủ nhiệm cũng đã tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh khi thực hiện dãn cách xã hội.

Bảng 2.4: Sự cần thiết của các kênh thông tin

Kênh thông tin

Cần thiết Không cần thiết

SL % SL % Điện thoại 200 100 0 0 Nhắn tin 200 100 0 0 Gặp trực tiếp 185 92,5 15 7,5 Họp phụ huynh 195 97,5 5 2,5 Zalo 200 100 0 0 Fecabook 150 75 50 25 Email 100 50 100 50

Sổ liên lạc điện tử (eNetViet) 200 100 0 0

Zoom 180 90 20 10

Nhìn vào bảng tổng hợp cho thấy các kênh thông tin rất cần thiết trong công tác quản lý nhà trường và hoạt động giáo dục. Mỗi kênh thông tin có những ưu điểm riêng. Do vậy cần phải sử dụng nhiều kênh thông tin để điều hành, nắm rõ thông tin liên quan đến nhá trường, từ đó có những biện pháp xử lý, giải quyết các khúc mắc, khó khăn liên quan tới công tác quản lý, giáo dục học sinh. Nhà quản lý cần nắm rõ những thông tin (Thông tin tốt, thông tin xấu) từ những thông tin đó nhà quản lý tìm hiểu, kiểm chứng các thông tin, đưa ra những biện pháp xử lý, giải quyết nội dung các thông tin đó đề cập. Thông tin từ các kênh cho biết nhiều nội dung thông tin (thông tin về công tác giáo dục, về giáo viên, về phụ huynh, học sinh, các vấn đề khác liên quan tới nhà trường). Càng nắm được nhiều thông tin người quản lý càng có nhiều biện pháp giải quyết các công việc, quản lý nhà trường tốt hơn. Do vậy các kênh thông tin là rất cần thiết trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.

Bảng 2.5: Mức độ ảnh hưởng của thông tin giữa nhà trường và phụ huynh tới kết quả giáo dục học sinh

Mức độ Theo GVCN Theo CMHS SL % SL % 1.Rất nhiều 50 100% 200 100% 2.Nhiều 0 0% 0 0% 3.Một phần 0 0% 0 0% 4.Không phụ thuộc 0 0 0 0

Dựa vào các phiếu khảo sát về mức độ ảnh hưởng của thông tin giữa nhà trường và phụ huynh tới kết quả giáo dục học sinh cho thấy, cả giáo viên

chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đều tán thành quan điểm kết quả giáo dục học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh. Ngoài ra, trong các cuộc phỏng vấn, tôi ghi nhận thấy rằng, việc quan tâm của giáo viên tới học sinh cũng là yếu tố quan trọng trong việc học tập và phát triển của học sinh mỗi khi tới lớp, tới trường.

Bảng 2.6: Tần xuất của các kênh thông tin

Giáo viên

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

Giáo viên chủ nhiệm 50 100% 0 0 0 0

Giáo viên bộ môn 6 30% 7 35% 7 35%

Giáo viên chăm sóc bán trú 6 30% 7 35% 7 35%

Giáo viên chủ nhiệm đánh giá cao về vai trò của các lực lượng giáo dục trong việc phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh. Sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm, người luôn quan tâm, hiểu rõ học sinh khi học sinh ở lớp, ở trường là rất quan trọng, từ đó giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tâm lý của từng học sinh để phối hợp với cha mẹ học sinh, với ban giám hiệu, với hội phụ huynh của lớp, của trường để cùng đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất cho việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên, giáo viên bộ môn và giáo viên bán trú ít có liên lạc với cha mẹ học sinh hơn, bởi mọi thông tin, họ sẽ thông tin cho giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm thông tin đến nhà trường, đến cha mẹ học sinh và học sinh. Trong những trường hợp đặc biệt, các giáo viên bộ môn hoặc giáo viên bán trú mới có những liên lạc trực tiếp với cha mẹ học sinh, mặc dù, họ có sự tiếp xúc thường xuyên với học sinh.

Cha mẹ học sinh luôn cho rằng sự chủ động của giáo viên chủ nhiệm với học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp giáo dục học

sinh. 100% các phiếu đều đánh giá cao sự chủ động của giáo viên trong việc gần gũi, quan tâm đến học sinh. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm chủ động liên lạc với cha mẹ học sinh nếu có những việc cần trao đổi gấp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, sự họ lại không đánh giá cao vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong mối quan hệ này.

Giáo viên chủ nhiệm cho rằng nhà trường cần chủ động thông tin với gia đình trong việc giáo dục học sinh, ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cũng đánh giá cao việc phụ huynh cần chủ động trong việc thông tin với nhà trường, ví dụ cung cấp thêm thông tin, trao đổi thêm với giáo viên chủ nhiệm về tính cách, sở thích, nhu cầu của học sinh để giáo viên chủ nhiệm phối hợp với nhà trường, với cha mẹ học sinh dạy dỗ học sinh trong điều kiện tốt nhất. Cha mẹ học sinh lại thấy vai trò của nhà trường rất quan trọng trong việc chủ động liên lạc, thông tin tới học sinh và cha mẹ học sinh quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh tại trường. Cha mẹ học sinh luôn tin tưởng vào sự giáo dục, quan tâm của giáo viên chủ nhiệm tới con em mình, chính vì thế, họ luôn mong thầy cô chủ nhiệm chủ động trong việc thông báo tình hình của con em họ sau mỗi buổi học qua tin nhắn, điện thoại, zalo, facebook… tất cả mọi hình thức để họ nắm bắt được tình hình của con họ tại trường diễn ra như thế nào.

Nhiều bậc phụ huynh có thể do bận công tác, hoặc vì lý do nào đó nên chưa thể thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường để nắm bắt tình hình của con em mình, đồng thời, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đưa ra các biện pháp để cùng dạy dỗ con em. Đôi khi, giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường gửi các phiếu nhận xét hoặc các bài kiểm tra để yêu cầu cha mẹ học sinh có ý kiến nhưng một số các phụ huynh chỉ ký chứ không đưa ra bất kỳ nhận xét nào hoặc yêu cầu gì đối với giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường.

Bảng 2.7: Nhận thức của cha mẹ học sinh về mức độ cần thiết của các nội dung thông tin với nhà trường

Nội dung Thường xuyên Ít Không bao giờ SL % SL % SL %

1. Gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm sau mỗi buổi

học(Học tập, Sức khỏe, ...) 150 66.7% 50 33.3% 0 0

2. Sử dụng điện thoại, Zalo hoặc nhóm Facebook để biết thông tin của con từ phía nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm

200 100% 0 0% 0 0

3. Trao đổi thông tin qua các hội nhóm, fanpage

để biết các hoạt động của con và nhà trường 100 50% 100 50% 0 0

4. Trao đổi thông tin tại các cuộc họp phụ huynh 50 33.3% 150 66.7% 0 0 Cha mẹ học sinh luôn muốn biết các thông tin về con cái của mình ở trường, do đó, họ cố gắng tận dụng các cơ hội để có được các thông tin đó, nhưng hình thức mà họ sử dụng nhiều nhất là sử dụng điện thoại, Zalo hoặc nhóm Facebook để biết thông tin của con từ phía nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm.

Bảng 2.8: Yêu cầu của CMHS đối với nhà trường để nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin trong việc phối hợp giáo dục học sinh

Yêu cầu SL %

1. Thông báo kết quả học tập và giáo dục của học sinh theo

tháng bằng văn bản 100 50%

2. Thông báo kết quả học tập và giáo dục của học sinh theo

tháng bằng cách họp phụ huynh theo tháng 100 50%

3. Nhắn tin, gọi điện ngay để thông tin cho gia đình biết

100% cha mẹ học sinh tán thành với việc giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nhắn tin hoặc gọi điện để thông tin cho gia đình về con cái của họ khi ở trường. Họp phụ huynh theo tháng không phải là giải pháp mà họ ưng ý. Tuy nhiên, hàng tháng nhà trường và giáo viên gửi văn bản tới gia đình thông báo tình hình học tập của học sinh được 50% cha mẹ học sinh cho là cần thiết.

Bảng 2.9: Nhận thức của GVCN về những công việc chủ động thông tin với cha mẹ học sinh và học sinh trong việc giáo dục học sinh

Nội dung Rất cần Cần Có hoặc không cũng được Không cần SL % SL % SL % SL % 1. Liên lạc thường

xuyên với gia đình 50 100% 0 0 0 0 0 0

2. Thường xuyên trao

đổi với học sinh 50 100% 0 0 0 0 0 0

Cha mẹ học sinh và học sinh luôn tin tưởng vào giáo viên và nhà trường, vì vậy, 100% số phiếu được hỏi đều cho rằng rất cần thiết việc nhà trường và giáo viên chủ nhiệm liên lạc với phụ huynh học sinh và thường xuyên trao đổi với học sinh.

Bảng 2.10: Một số yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đối với nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với cha mẹ học sinh, học sinh

Yêu cầu SL %

1. Hàng ngày thông báo với phụ huynh học sinh các tin tức

của học sinh 50 100%

2. Hướng dẫn, phân tích, dạy dỗ học sinh những việc tốt xấu 50 100% 3. Tuyên dương kịp thời học sinh ngoan để các bạn khác noi

Hàng ngày, ngoài việc dạy học, giáo viên tiểu học vô cùng vất vả với việc dỗ và giáo dục học sinh, các em ở lứa tuổi 6-11 còn non nớt trong các hoạt động, luôn cần giáo viên hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, thường xuyên. Có những học sinh hiếu động, việc tiếp thu của các em có thể gặp hạn chế ở một mặt nào đó càng có thể làm giáo viên chủ nhiệm vất vả hơn. Do đó, 100% giáo viên chủ nhiệm thấy rằng, thông báo với cha mẹ học sinh tin tức của con hàng ngày là cần thiết để cha mẹ học sinh nắm bắt thông tin của con em họ một cách kịp thời. Vì học sinh còn nhỏ, học sinh tin tưởng gần như tuyệt đối vào lời nói và hướng dẫn của giáo viên, nên việc trò chuyện, tiếp cận gần gũi với học sinh cũng là điều cần thiết. Trên thực tế, có nhiều học sinh kể với cô giáo mọi việc của mình, của gia đình, của bạn bè, đối với trẻ, đó như một chiến tích kỳ vĩ bởi bao nhiêu tâm sự, trẻ tâm sự hết với cô. Có những chuyện, học sinh không nói với bố mẹ, nhưng lại có thể trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm, bởi trẻ thấy thầy cô giáo như thần tượng đầu đời của chúng. Chính vì thế, đôi khi giáo viên chủ nhiệm khen bạn cùng học, với mục đích tạo động lực thúc đẩy các đôi bạn cùng tiến trong học tập, giúp các con thân thiện nhau hơn, biết cách tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để phát triển hoàn thiện hơn các kỹ năng sống của mình.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu quá trình phát triển nhân cách, tránh mâu thuẫn, tránh sự tách rời, gây nên tình trạng nghi ngờ, vô hiệu hoá lẫn nhau, gây dao động, hoang mang đối với cá nhân trong việc tiếp thu, lựa chọn các giá trị đạo đức tốt đẹp.

Gia đình có ưu thế đối với việc hình thành chuẩn mực về đạo đức trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)