Khảo sát tính cấp thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên​ (Trang 67)

Biện pháp

Khảo sát tính cấp thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Tổng phiếu SL % SL % SL % Biện pháp 1 153 76.5 29 14.5 18 9 200 Biện pháp 2 150 75 27 13.5 23 11.5 200 Biện pháp 3 135 67.5 46 23 19 9.5 200 Biện pháp 4 87 43.5 83 41.5 30 15 200 Biện pháp 5 41 20.5 119 59.5 40 20 200 Bảng 3.2: Khảo sát tính khả thi Biện pháp Khảo sát tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng phiếu

SL % SL % SL % Biện pháp 1 150 75 45 22,5 5 2.5 200 Biện pháp 2 137 68.5 38 19 25 12.5 200 Biện pháp 3 77 38.5 82 41 41 20.5 200 Biện pháp 4 34 17 57 28.5 109 54.5 200 Biện pháp 5 101 50.5 72 36 27 13,5 200

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tính cấp thiết

Kết quả khảo sát tính cấp thiết (tổng điểm)

TB

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng điểm

765 87 9 861 4.31

750 81 23 854 4.27

675 138 19 832 4.16

435 249 30 714 3.57

205 357 40 1668 3.01

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tính khả thi

Kết quả khảo sát tính khả thi (tổng điểm)

TB

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng điểm

750 135 5 890 4.45

685 114 25 824 4.12

385 246 41 672 3.36

170 171 109 450 2.25

Biểu đồ 3.1: Đánh giá tương quan giữa tình cần thiết, khả thi của các biện pháp dựa trên điểm trung bình

3.4.3. Nhận xét

Về mức độ cấp thiết: Biện pháp 1: Đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của công tác trao đổi thông tin giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh là cấp thiết nhất (765 điểm; 76.5% số phiếu đồng ý, điểm trung bình là 4.31).

Về tính khả thi: Biện pháp 1 đồng thời cũng là khả thi nhất (750 điểm; 75% số phiếu đồng ý, điểm trung bình là 4.45).

Từ kết quả tại biểu đồ Hình 3.1, xét về tương quan giữa cả tính cần thiết và tính khả thi, thì biện pháp “Đổi mới công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động trao đổi thông tin giữa nhà trường-cha mẹ học sinh-học sinh” là biện pháp vừa cấp thiết, vừa khả thi nhất. Để các biện pháp quản lý được đề xuất trên phát huy được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện cần có sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, giáo viên và cha mẹ, gia đình trẻ cũng như cần có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, bộ,

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chăm lo chú ý đến sự nghiệp giáo dục là chăm lo thiết thực nhất đến sự phát triển của con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá của đất nước. Hiện nay là thời đại của trí tuệ, nguồn gốc trực tiếp làm ra của cải; càng đi sâu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, càng đòi hỏi trình độ trí tuệ cao.

Qua các khảo sát cũng như kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục, từ những kết quả kiểm chứng trên, tác giả có thể kết luận: Những biện pháp quản lý thông tin giữa nhà trường cha mẹ học sinh cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Long Biên mà tác giả đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được trong điều kiện về kinh tế, xã hội hiện nay và phù hợp với thực tiễn, hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp trên đã được đa số các lực lượng phối hợp đa số học sinh tán thành. Thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác phối hợp quản lý thông tin giữa nhà trường, gia đình và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh trên địa bàn quận Long Biên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra những kết luận sau:

Với công nghệ thông tin hiện nay thì các phương tiện thông tin hiện đại dần thay thế các kênh thông tin truyền thống. Cha mẹ học sinh, giáo viên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, các ứng dụng của công nghệ như Zalo, Facebook, Zoom, sổ liên lạc điện tử, Cổng thông tin điện tử, email, ... Mỗi phương tiện thông tin đem lại nhiều lợi ích, nhanh chóng, phục vụ cho công tác phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh

Sử dụng nhiều kênh thông tin để phục vụ cho công tác quản lý giáo dục, phục vụ cho công tác giáo dục học sinh trong nhà trường.

Triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử... Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, vai trò của CNTT đã thể hiện ngày một rõ nét với viê ̣c triển khai các giải pháp về lớp học điện tử, lớp học thông minh, xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng e-learning dùng chung…

Thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác phối hợp quản lý thông tin giữa nhà trường, gia đình và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh.

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý thông tin giữa Nhà trường-cha mẹ học sinh ở trường tiểu học quận Long Biên cùng với việc tham khảo những ý kiến của nhiều cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh tâm huyết với ngành giáo dục, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý thông tin giữa nhà trường gia đình và cha mẹ học sinh.

liền vớ i viê ̣c ứng du ̣ng các thành tựu như: Kết nố i va ̣n vâ ̣t, Thực tế ảo, Dữ liê ̣u lớ n, Trí tuê ̣ nhân ta ̣o… công tác quản lý điều hành của ngành Giáo du ̣c - Đào tạo nói chung và các cơ sở đào ta ̣o đa ̣i ho ̣c nói riêng trở nên toàn diện, khoa học, minh bạch hơn.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục - Đào ta ̣o đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục và đào tạo phục vụ thông tin quản lý giáo dục. Trong đó, thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa, hợp tác với các doanh nghiệp lớn triển khai ứng dụng CNTT, năm 2017, Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), qua đó Viettel hỗ trợ ngành Giáo du ̣c và Đào ta ̣o xây dựng hạ tầng kết nối Internet trường học, xây dựng kho học liệu số dùng chung toàn Ngành, xây dựng cơ sở dữ liê ̣u ngành Giáo du ̣c và Đào ta ̣o và triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo du ̣c và đào ta ̣o.

Đến nay, toàn Ngành đã triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử... Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, vai trò của CNTT đã thể hiện ngày một rõ nét với viê ̣c triển khai các giải pháp về lớp học điện tử, lớp học thông minh, xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng e-learning dùng chung…

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, vẫn còn những hạn chế trong ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đào tạo khiến cho việc đánh giá, tổng kết chưa được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, kịp thời. Bên ca ̣nh đó, việc ứng dụng CNTT chỉ thực sự có hiệu quả khi cơ sở vật chất hạ tầng của các đơn vị giáo dục đào tạo cũng được quan tâm phát triển song hành cùng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và sự hỗ trợ của cơ chế, chính sách cũng như các quy định cho ứng dụng CNTT.

Nhà trường-cha mẹ học sinh-học sinh ở trường tiểu học quận Long Biên cùng với việc tham khảo những ý kiến của nhiều cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh tâm huyết với ngành giáo dục, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý thông tin giữa nhà trường gia đình và cha mẹ học sinh. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng những biện pháp đã trình bày trên sẽ góp phần giáo dục học sinh tốt hơn trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để đa ̣t được những mu ̣c tiêu của Chính phủ đề ra và tiếp tu ̣c đẩy ma ̣nh ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hỗ trợ cho công tác quản lý điều hành trở nên toàn diện hơn, khoa học hơn, minh bạch trong bố i cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần triển khai mô ̣t số nhiê ̣m vu ̣ sau:

2.1. Với Sở GD&ĐT Hà Nội

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý giáo du ̣c - đào ta ̣o, dạy - học, nghiên cứu khoa học. Cần xác đi ̣nh rõ rằng, muốn thành công và có hướng đi đúng đắn về ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, thì các đơn vị cần có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo về các thành tựu mà CNTT mang la ̣i.

- Triển khai, đưa vào sử dụng hệ thống CNTT theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT ở các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và đào tạo; chú trọng hệ thống CNTT cho các phòng thí nghiệm ở các cơ sở giáo dục đại học; ưu tiên lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án, dự án hiện có, thuê dịch vụ CNTT và xã hội hóa. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành Giáo dục và đào tạo; ưu tiên triển khai theo hình thức thuê dịch vụ CNTT…

- Xây dựng Quy chế thông tin giữa Nhà trường-Gia đình-Xã hội trong việc giáo dục học sinh.

- Có cơ chế khuyến khích các lực lượng giáo dục phối hợp giáo dục đạo đức học sinh.

- Tạo cơ hội cho các trường tham gia các dự án giáo dục học sinh, nhất là các học sinh còn nổi cộm về đạo đức trong giai đoạn hiện nay.

- Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho các đơn vị, cá nhân tổ chức tốt việc phối hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

2.2. Với trường học

- Cần xác định rằng việc dạy học theo cá thể hóa là xu thế tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, tạo môi trường thân thiện trong hoàn cảnh hiện nay. Mỗi học sinh trong mỗi lớp học có nhận thức, trí tuệ khả năng riêng của mình, do đó, giáo viên phải gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ cho học inh để cá em luôn thấy được sự thân thiện từ thầy cô của mình, sẵn sàng chia sẻ các tâm sự của mình với giáo viên, tạo động lực giúp trẻ ham học và học tốt hơn.

- Trẻ em là mầm xanh của đất nước, là tương lai của các quốc gia, chính vì thế, để tạo ra những mầm cây tốt không chỉ là nhiệm vụ của gia đình, mà còn là nhiệm vụ của nhà trường, của xã hội. Do đó, cần có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, học sinh trong mọi hoàn cảnh để nhanh chóng kịp thời giáo dục, đốc thúc sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, cần chú trọng đến việc sử dụng thông tin trong quản lý giáo dục làm cầu nối giữa nhà trường, phụ huynh học sinh và học sinh, bằng cách:

+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học. Trong tương lai, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ thực tế ảo trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sẽ là xu hướng nổi bật. Xu thế này đă ̣t ra yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá cũng như đòi hỏi đội ngũ chuyên nghiệp hóa và có khả năng sáng tạo cao, có phương pháp đào

tạo hiện đại với sự ứng dụng mạnh mẽ CNTT.

+ Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Để thực hiện tốt hơn việc ứng dụng CNTT, trong trường đa ̣i học cần nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ, quản lý, giáo viên, nhân viên bởi nhân lực ứng dụng CNTT có vai trò quyết định thành công ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiệu quả đầu tư.

+ Thu hút các nguồ n lực tài chính phu ̣c vu ̣ cho công tác ứng du ̣ng CNTT tại các trường đa ̣i ho ̣c. Theo đó, ngoài các nguồn hỗ trợcủa Nhà nước theo quy đi ̣nh, cần khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan để thực hiện nhiệm vụ.

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.

2.3. Với phụ huynh học sinh

- Cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình. Dành nhiều thời gian để giúp đỡ con trong học tập và tu dưỡng.

- Tăng cường liên lạc với nhà trường, phối hợp nhịp nhàng với nhà trường trong quản lý, giáo dục đạo đức cho con em mình.

- Tích cực học hỏi nâng cao hiểu biết về phương pháp, nội dung giáo dục đạo đức cho con em mình.

- Tích cực tham gia xây dựng cơ chế phối hợp với Nhà trường và Xã hội trong việc giáo dục con em mình

- Tích cực đóng góp nhân tài, vật lực vào việc phối hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội.

2.4. Với các tổ chức xã hội

- Phối hợp với nhà trường tạo dư luận, sức mạnh để ngăn chặn những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Cùng Nhà trường, Gia đình học sinh

xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh giúp học sinh học tập, tu dưỡng tốt. - Hỗ trợ Nhà trường về chuyên môn, kinh phí, phương tiện vật chất để tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức học sinh.

- Thống nhất cao với Nhà trường, gia đình học sinh trong các hoạt động giáo dục học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.G.afanaxep (1979), Con người trong quản lý xã hội, Bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà

trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà trường, Bài giảng cao học quản , Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, bản tiếng Việt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề GD và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên) (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Đặng Xuân Hải (2013), Giáo trình Quản lí giáo dục, quản lí nhà

trường trong bối cảnh thay đổi, Hà Nội.

8. Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức (2004), Hệ thống giáo dục hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên​ (Trang 67)