2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Độ lệchchuẩn
- Tuổi của người nuôi Tuổi 34 55 43,2 12,230
- Trình độ học vấn Lớp 5,0 12,0 7,2 2,287
- Số năm kinh nghiệm Năm 3,0 12,0 6,9 1.854 - Số lao động gia đình Lao động 1,0 5,0 2,7 1,154 - Diện tích đất CNGT m2 37,0 920,0 152,0 210,590 - Vốn CNGT Triệu đồng 9,0 560,0 111,6 135,680 Trong đó, vốn vay Triệu đồng 5,0 183,0 25,6 43,560 - Số lần tập huấn kỹ thuật Lần 1,0 5,0 2,9 0,813
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra.
Tổng số vốn đầu tư cho hoạt động CNGT nhỏ nhất 9 triệu đồng và lớn nhất là 560 triệu đồng, có sự khác biệt lớn này là do quy mô chăn nuôi khác nhau. Đối với nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn thả thì không cần phải đầu
tư nhiều, nhưng với một số trang trại, gia trại chăn nuôi với quy mô hàng ngàn con theo hình thức CN thì số vốn đầu tư khá nhiều, đầu tư để xây dựng hệ thống chuồng trại và mua thức ăn, con giống.... Mặc dù đa số người chăn nuôi được vay vốn, nhưng mức vốn vay là không nhiều, bình quân là 25,6 triệu đồng/hộ và thường thì họ được vay vốn với lãi suất ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn hội.
Kết quả khảo sát cho thấy, số vụ nuôi bình quân/năm là khoảng gần 3 vụ, thời gian nuôi gà thịt bình quân là 91 ngày, tức khoảng 3 tháng. Thường thì giữa các vụ nuôi, người chăn nuôi dành một khoảng thời gian khoảng vài tuần để sữa chữa và vệ sinh chuồng trại. Số lượng gà nuôi/vụ nhỏ nhất là 70 con và lớn nhất lên đến 2.500 con và bình quân là 362 con. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng gà nuôi/vụ phụ thuộc vào nguồn lực của hộ như diện tích đất đai, chuồng trại, vốn đầu tư và khí hậu thời tiết. Điều này cũng cho thấy rằng sự lựa chọn quy mô chăn nuôi không dựa trên hiệu quả kinh tế tối ưu (quy mô tối ưu) mà chủ yếu dựa trên điều kiện sẵn có về nguồn lực của người chăn nuôi.
Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ hao hụt giữa các cơ sở chăn nuôi, điều này được thể hiện ở tỷ lệ hao hụt nhỏ nhất là 3%, tỷ lệ hao hụt lớn nhất lên đến 21% và bình quân chung là 7,2%. Tỷ lệ hao hụt khác nhau xuất phát từ công tác chăm sóc, thú y, chất lượng con giống và sự đảm bảo an toàn của hệ thống chuồng trại. Thường thì nuôi theo hình thức CN nghiệp có tỷ lệ hao hụt thấp hơn (bình quân khoảng 5%) so với hình thức nuôi BCN (bình quân khoảng 8%), điều này xuất phát từ hình thức nuôi CN đàn gà được chăm sóc tốt hơn, hệ thống chuồng trại hiện đại hơn và con giống được tiêm phòng đầy đủ hơn.
Bảng 3.2: Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuât về hoạt động CNGT các hộ khảo sát 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Đô lệch chuẩn - Số vụ nuôi Vụ/năm 2,0 4,0 2,8 0,551
- Thời gian nuôi Ngày/vụ 80,0 110,0 91,0 10,137 - Quy mô nuôi Con/vụ 70,0 2.500,0 362,0 212,49
- Tỷ lệ hao hụt %/vụ 3,0 21,0 7,2 5,152
- Trọng lượng xuất chuồng Kg/con 1,1 1,8 1,3 0,134
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra.
Trọng lượng xuất chuồng nhỏ nhất là 1,1kg/con và lớn nhất là 1,8kg/con và bình quân là 1,3kg/con (bình quân giống Ri Lai là 1,2kg/con, Lương Phượng 1,5kg/con và Tam Hoàng 1,47kg/con), có sự khác nhau về trọng lượng xuất chuồng là do công tác chăm sóc nuôi dưỡng và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của các giống gà.
Nếu so với các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của giống Tam Hoàng nuôi từ 77 đến 80 ngày có thể đạt 1,4-1,7kg/con, giống Lương Phượng nuôi từ 70 đến 75 ngày có thể đạt 1,7 -1,9kg/con [35], thì thời gian nuôi là tương đối dài và trọng lượng xuất chuồng là thấp (năng suất thấp). Như vậy, có thể nói hoạt động CNGT ở Nho Quan còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả và HQKT hoạt động chăn nuôi.
3.2.1.2. Chi phí chăn nuôi gà thịt
Theo hình thức nuôi
Chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì người sản xuất cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý chi phí sản xuất.
quân cho 100kg gà hơi xuất chuồng là 5.642,26 ngàn đồng. Nếu nuôi theo hình thức CN có TC là 4.633,07 ngàn đồng thì nuôi theo hình thức BCN có TC là 6.012,30 ngàn đồng, cao hơn so với hình thức nuôi CN là 1.339,05 ngàn đồng, tương ứng gần 30%. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ chi phí giống, thức ăn tinh và chi phí tự có giữa hai hình thức nuôi.
Chi phí CNGT bao gồm các khoản mục như chi phí trung gian (IC), khấu hao TSCĐ, chi phí khác và chi phí tự có của người chăn nuôi. Trong các khoản mục chi phí này thì IC chiếm cơ cấu lớn nhất, bình quân của hai hình thức nuôi là 4.804,39 triệu đồng, chiếm tương ứng 87,7% tổng chi phí chăn nuôi; chi phí tự có là 519,96 ngàn đồng, chiếm 9,5%; chi phí khác là 114,07 ngàn đồng, chiếm 2,08% và chi phí khấu hao TSCĐ là 39,50 ngàn đồng, chiếm 0,72%.
Trong IC thì chủ yếu là chi phí thức ăn tinh, chi phí này chiếm 62,57%, tiếp theo là chi phí giống 19,42% và chi phí thuốc thú y 4,28% trong tổng chi phí chăn nuôi. Trong chi phí tự có thì bao gồm lao động gia đình là 5,13% và thức ăn tự có 4,37% trong tổng chi phí.
Trong vụ Đông nhìn chung các khoản mục chi phí cũng như cơ cấu của các khoản mục này là không có sự khác biệt đáng kể so với vụ Hè. Tuy nhiên, TC chăn nuôi ở vụ Đông có sự tăng lên đáng kể so với vụ Hè, sự thay đổi này chủ yếu là do chi phí thức ăn và chi phí giống. Điều này được giải thích vào mùa Đông do thời tiết lạnh dẫn đến con giống khó sống và khó vận chuyển nên giá con giống tăng và vào mùa Đông do tiêu hao năng lượng nhiều hơn nên gà thường ăn nhiều hơn, bên cạnh đó trong năm 2016 giá thức ăn tinh tăng khoảng 5% nên cũng đã làm tăng chi phí này [11].
Bảng 3.3: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo hình thức nuôi trong vụ Hè
(Bình quân/100kg gà hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu
CN BCN Bình quân chung T -test
Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Sig. 1. Chi phí trung gian 415.630,75 92,40 5.239,00 8.975,42 494.852,17 90,33 0,05
- Giống 710,21 15,79 1.238,24 21,22 1.096,57 20,01 0,00
- Thức ăn tinh 3.113,44 69,22 3.683,18 63,10 3.530,33 64,45 0,01
- Thuốc thú y 252,11 5,60 237,06 4,06 241,10 4,40 0,28
- Điện nước 49,18 1,09 51,93 0,89 51,19 0,94 0,00
- Chi phí trung gian khác 31,35 0,70 28,59 0,49 29,33 0,54 0,00
2. Khấu hao TSCĐ 53,33 118,45 36,05 0,62 40,69 0,74 0,00 3. Chi phí khác 14.759,90 328,57 10.645,05 182,31 117,49 2,14 0,00 - Lãi vay 42,70 0,95 29,09 0,49 32,74 0,60 0,00 - Thuế, phí 82,31 1,83 54,41 0,94 61,90 1,13 0,00 - Thuê lao động 22,59 0,50 22,95 0,39 22,85 0,41 0,00 4. Chi phí tự có 27.582,37 6,13 630,79 10,80 535,56 9,77 0,00 - Lao động gia đình 275,82 6,13 293,62 5,03 288,85 5,27 0,00 - Thức ăn tự có 0,00 0,00 337,16 5,78 246,71 4,50 0,00 Tổng chi phí 4.633,07 103,00 6,012,30 103,00 5.642,26 103,00 0,04
Nếu tính cho 1kg gà thịt hơi xuất chuồng thì hình thức nuôi CN có TC khoảng gần 45 ngàn đồng, hình thức thức nuôi BCN là khoảng 58 ngàn đồng/kg và bình quân chung khoảng gần 55 ngàn đồng. Như vậy, có thể nói CNGT ở Nho Quan có chi phí tươngđốicao, nếusovớibìnhquân chungcủacả nước,hình thứcnuôi CNkhoảng 44 ngàn đồng/kg và hình thức nuôi BCN là khoảng 55 ngàn đồng/kg và giá thịt gà nhập khẩu bình quân trong năm 2016 là khoảng 54 ngàn đồng/kg [38][48].
Về mặt trực quan chúng ta nhận thấy có sự khác biệt về giá trị trung bình các khoản mục chi phí giữa hai hình thức nuôi. Và kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 0,05 cũng cho thấy chỉ có thuốc thú y là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hình thức nuôi. Còn tất cả các khoản mục chi phí còn lại, căn cứ vào giá trị Sig, chúng ta có thể bác bỏ giả thiết Ho (chi phí trung bình ở hai hình thức nuôi là như nhau), và có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các khoản mục chi phí này giữa hai hình thức nuôi ở cả hai mùa vụ.
Chi phí chăn nuôi gà thịt theo vùng sinh thái
Nếu so sánh về chi phí sản xuất giữa các vùng sinh thái thì chúng ta thấy có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể, TC bình quân/100kg nhóm hộ ở thị trấn Nho Quan phải bỏ ra trong vụ Hè là thấp nhất (5.292,33 ngàn đồng), tiếp theo là nhóm hộ ở xã Đồng Phong (5.502,77 ngàn đồng) và cao nhất là xãKỳ Phú (5.875,21 ngàn đồng). Nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt này chủ yếu là sự sẵn có và giá cả của các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi. Trong khi thị trấn Nho Quan và xã Đồng Phong nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá và đây cũng là những địa bàn có lợi thế về phát triển chăn nuôi nên có nhiều đại lý, cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn tinh... thì Kỳ Phú là một xã miền núi, giao thông đi lại khó khăn, có ít các đại lý, cơ sở cung cấp các yếu tố đầu vào và có giá bán cao hơn do phải tốn chi phí vận chuyển. Điều này được minh chứng rõ ở số liệu về chi phí con giống và thức ăn tinh được trình bày ở Bảng 3.6, hai khoản mục chi phí này nhóm hộ
ở Kỳ Phú bỏ ra tương ứng là 1.204,31 và 3.667,87 ngàn đồng, trong khi đó nhóm hộ ở xã Đồng Phong chỉ bỏ ra tương ứng là 1.048,21 và 3.473,09 ngàn đồng và nhóm hộ ở Thị trấn Nho Quan bỏ ra tương ứng là 1.017,91 và 3.292,70 ngàn đồng. Bên cạnh đó, ở Thị trấn Nho Quan có hoạt động CNGT phát triển sớm hơn so với xã Đồng Phong và Kỳ Phú nên người chăn nuôi ở vùng này có kỹ thuật chăn nuôi tốt hơn nên yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chi phí CNGT. Các khoản mục chi phí còn lại cũng có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, nhưng sự khác biệt này là không đáng kể do những chi phí này có sẵn ở các địa bàn nên người chăn nuôi không phải thuê, mua từ các địa phương khác.Ở vụ Đông TC bình quân/100kg của các nhóm hộ ở các vùng sinh thái cao hơn ở vụ Hè khoảng 330 ngàn đồng, điều này đã được giải thích ở phần trước. Còn lại nhìn chung các khoản mục chi phí khác cũng như cơ cấu của chúng là không có sự khác biệt đáng kể so với vụ Hè.
Bảng 3.4: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo vùng sinh thái trong vụ Hè
(Bình quân/100kg gà hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu
Thị trấn Nho Quan Đồng Phong Kỳ Phú Bình quân chung ANOVA Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Sig. Số mẫu 98 72 41 1. Chi phí TG 4,772.43 90.18 496,266.36 90.19 5,342.01 90.93 494,872.77 90.33 0.52 - Giống 1,048.45 19.81 1,079.66 19.62 1,240.44 21.12 1,096.57 20.01 0.35 - Thức ăn tinh 3,391.48 64.09 3,577.28 65.01 3,777.91 64.30 3,530.33 64.45 0.47 - Thuốc thú y 251.98 4.76 224.58 4.08 244.20 4.16 241.10 4.40 0.88 - Điện nước 50.84 0.96 51.59 0.94 51.35 0.88 51.19 0.94 0.00 - Chi phí TG khác 29.68 0.56 29.54 0.54 28.12 0.47 29.33 0.54 0.01 2. Khấu hao TSCĐ 41.90 0.79 41.21 0.75 36.87 0.63 4,068.50 0.74 0.02 3. Chi phí khác 11,691.53 220.42 111.26 201.88 129.76 220.42 11,841.91 2.14 0.14 - Lãi vay 32.04 0.61 31.56 0.58 36.45 0.62 32.74 0.60 0.36 - Thuế, phí 62.87 1.18 56.69 1.03 68.70 1.17 61.90 1.13 0.06 - Thuê lao động 21.99 0.41 23.01 0.42 24.61 0.42 22.85 0.41 0.11 4. Chi phí tự có 519.85 982.62 552.72 10.04 542.82 923.91 53,555.88 9.77 0.51 - LĐ gia đình 293.15 5.54 291.07 5.29 274.75 4.68 288.85 5.27 0.00 - Thức ăn tự có 226.70 4.28 261.64 4.76 268.07 4.56 246.71 4.50 0.49 Tổng chi phí 5,451.10 103.00 5,667.85 103.00 6,051.47 103.00 5,642.26 103.00 0.60
Chi phí chăn nuôi gà thịt theo loại giống
Trên địa bàn Nho Quan một số giống gà thịt thương phẩm được nuôi chủ yếu là giống Ri Lai, Lương Phượng và Tam Hoàng.... Các giống gà này có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật khác nhau, chính sự khác nhau về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật nên dẫn tới có sự khác nhau về chi phí đầu tư cũng như kết quả và HQKT chăn nuôi giữa các giống gà.
Số liệu trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy, ở cả hai mùa vụ TC cho 100kg gà thịt hơi xuất chuồng của giống Ri Lai là lớn nhất, 6.269,65 ngàn đồng trong vụ Hè, và 6.622,54 ngàn đồng trong vụ Đông, cao hơn khoảng 30% so với giống Lương Phương và 28% so với giống Tam Hoàng; còn giữa hai giống Lương Phượng và Tam Hoàng là không có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân của sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ hai lý do cơ bản:
Một là, chi phí con giống Ri Lai đắt hơn khá nhiều so với Tam Hoàng và
Lương Phượng, bình quân một con giống Ri Lai từ 5 ngày đến 1 tuần tuổi người chăn nuôi phải bỏ ra 15 ngàn đồng, trong khi đó con giống Tam Hoàng và Lương Phượng bình quân/con chỉ khoảng 12 đến 13 ngàn đồng. Bên cạnh đó, do năng suất của các giống gà là khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy để có được 100kg gà thịt hơi xuất chuồng người chăn nuôi cần phải nuôi khoảng 83 con giống Ri Lai, trong khi đó giống Lương Phượng chỉ cần khoảng 67 con và Tam Hoàng là khoảng 69 con. Chính số đầu con nuôi nhiều hơn, giá con giống cao hơn nên chi phí của giống Ri Lai cao hơn so với giống Lương Phượng và Tam Hoàng.
Hai là, do số đầu con nuôi nhiều hơn cộng với thời gian nuôi dài hơn
khoảng 10 ngày so với Tam Hoàng và Lương Phượng nên chi phí thức ăn (bao gồm thức ăn tinh và thô) của giống Ri Lailà cao hơn khá nhiều. Còn các khoản mục chi phí còn lại, nhìn chung không có sự khác biệt lớn giữa các loại giống ở cả hai mùa vụ.