(Bình quân/100kg gà hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu
Ri Lai Lương Phượng Tam Hoàng Bình quân chung ANOVA Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Sig. Số mẫu 104 71 36 1. CP trung gian 5,623.46 89.69 4,243.36 91.08 439,100.33 91.33 4,948.52 90.33 0.17 - Giống 1,313.55 20.95 903.01 19.38 852.01 17.72 1,096.57 20.01 0.00 - Thức ăn tinh 3,944.64 62.91 3,078.65 66.08 3,225.19 67.08 3,530.33 64.45 0.81 - Thuốc thú y 278.16 4.44 190.20 4.08 234.50 4.88 241.10 4.40 0.85 - Điện nước 54.93 0.88 46.63 1.00 49.40 1.03 51.19 0.94 0.00 - Chi phí TG khác 32.18 0.52 24.87 0.54 29.90 0.62 29.33 0.54 0.00 2. KH TSCĐ 40.02 0.64 38.45 0.82 47.05 0.98 4,068.50 0.74 0.00 3. Chi phí khác 114.39 1.82 107.18 2.30 146.76 3.05 117.49 2.14 0.00 - Lãi vay 32.72 0.53 29.75 0.64 38.69 0.80 32.74 0.60 0.00 - Thuế, phí 57.35 0.92 56.63 1.22 85.44 1.78 61.90 1.13 0.00 - Thuê LĐ 24.32 0.39 20.81 0.44 22.65 0.47 22.85 0.41 0.00 4. Chi phí tự có 679.87 10.85 409.57 8.80 367.47 7.64 53,555.88 9.77 0.00 - LĐ gia đình 315.80 5.04 253.18 5.44 281.39 5.85 288.85 5.27 0.00 - Thức ăn tự có 364.07 5.81 156.38 3.36 86.09 1.79 246.71 4.50 0.00 Tổng chi phí 6,457.74 103.00 4,798.55 103.00 4,952.30 103.00 5,642.26 103.00 0.01
Chi phí chăn nuôi gà thịt theo quy mô nuôi
Nếu so sánh giữa các quy mô chăn nuôi, chúng ta thấy có sự khác biệt về một số khoản mục chi phí, số liệu trình bày ở Bảng 3.8 cho chúng ta thấy điều này.
Cụ thể, ở quy mô chăn nuôi càng lớn thì chi phí thức ăn tinh, chi phí thuốc thú y, khấu hao TSCĐ, thuê lao động và thuế, phí/100kg càng cao. Những lý do này được giải thích: ở quy mô chăn nuôi lớn thì chi phí thức ăn tự có sẽ thấp hơn do người chăn nuôi không đủ khả năng đáp ứng, thậm chí có một vài trang trại không có thức ăn tự có do chủ trang trại không tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong khi đó các nông hộ luôn có sẵn nguồn thức ăn tự có từ các sản phẩm phụ nông nghiệp nên họ có thể tận dụng nguồn thức ăn này để giảm chi phí thức ăn mua ngoài (điều này cũng có nghĩa chi phí tự có của nông hộ sẽ cao nhất, tiếp theo là gia trại và trang trại); chăn nuôi ở quy mô lớn người chăn nuôi sợ rủi ro nên ý thức phòng trừ dịch bệnh cao hơn nên chi phí thuốc thú y cao hơn, điều này khác với các nông hộ chăn nuôi nhỏ có ý thức phòng trừ dịch bệnh thấp hơn, thậm chí một ít hộ không thực hiện công tác phòng trừ dịch bệnh; chăn nuôi ở quy mô lớn có hệ thống chuồng trại hiện đại hơn nên khấu hao tài sản cố định cao hơn; chăn nuôi ở quy mô lớn thường phải thuê lao động trong khi ở quy mô nông hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình; một số chủ trang trại, gia trại phải thuê đất để chăn nuôi nên có chi phí thuế, phí cao hơn khá nhiều so với quy mô nông hộ. Chính vì phải tốn các chi phí thuê, mua ngoài nhiều hơn nên IC/100kg của quy mô trang trại là cao nhất, tiếp theo là gia trại và nông hộ ở cả hai mùa vụ.
Còn chi phí giống thì có sự ngược lại, quy mô chăn nuôi càng nhỏ thì có chi phí giống càng cao. Điều này được giải thích, mặc dù các giống gà khác nhau đều có thể được nuôi ở trang trại, gia trại hay nông hộ, nhưng giống gà Ri Laithường được nuôi nhiều hơn ở quy mô chăn nuôi nhỏ nên tính bình quân ở quy mô nhỏ có chi phí giống cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về giá giống khi người chăn nuôi mua ở các số lượng khác nhau.
Mặc dù nhóm hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ có IC thấp hơn so với quy mô lớn, nhưng nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có chí phí tự có cao hơn khá nhiều nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn, cụ thể chi phí tự có của nông hộ là 563,93 ngàn đồng/100kg cao hơn khoảng gần 300 ngàn đồng so với gia trại và khoảng 350 ngàn đồng so với trang trại. Chính điều này đã làm cho TC/100kg của quy mô nông hộ là cao nhất, tiếp theo là trang trại và gia trại ở cả hai mùa vụ.
Bảng 3.6: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất theo quy mô nuôi trong vụ Hè
(Bình quân/100kg gà hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu
Gia trại Trang trai Nông hộ Bình quân chung ANOVA
Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1.000đ) Cơ cấu (%) Sig. Số mẫu 36 5 170 1. CP trung gian 497,164.52 93.16 5,107.14 93.17 4,939.47 89.66 494,852.17 90.33 0.05 - Giống 987.06 18.50 928.80 16.94 1,124.88 20.41 1,096.57 20.01 0.09 - Thức ăn tinh 3,682.15 69.00 3,800.82 69.34 3,512.34 63.76 3,530.33 64.45 0.03 - Thuốc thú y 227.50 4.26 305.91 5.58 140.96 2.55 241.10 4.40 1.00 - Điện nước 48.45 0.91 61.45 0.85 45.72 0.94 51.19 0.94 0.00 - Chi phí TG khác 26.49 0.49 24.58 0.45 30.08 0.55 29.33 0.54 0.00 2. KH TSCĐ 6,012.11 1.12 79.71 1.45 40.98 0.74 4,068.50 0.74 0.00 3. Chi phí khác 16,965.13 3.18 238.96 4.36 112.90 204.97 117.49 2.14 0.03 - Lãi vay 46.84 0.88 69.13 1.26 34.28 0.62 32.74 0.60 0.01 - Thuế, phí 86.19 1.62 90.38 1.65 55.89 1.01 61.90 1.13 0.14 - Thuê LĐ 36.62 0.69 79.44 1.45 22.72 0.41 22.85 0.41 0.08 4. Chi phí tự có 29,491.99 553.11 219.79 4.01 58,084.79 1,065.02 53,555.88 9.77 0.04 - LĐ gia đình 189.62 3.55 168.60 3.08 313.54 5.70 288.85 5.27 0.00 - Thức ăn tự có 105.30 1.98 51.19 0.94 267.31 4.85 246.71 4.50 0.02 Tổng chi phí 5,496.33 103.00 5,645.61 103.00 5,674.20 103.00 5,642.26 103.00 0.00 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra.
3.2.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo hình thức nuôi
Có sự khác biệt đáng kể về kết quả và HQKT CNGT giữa các hình thức nuôi. Các nhóm chỉ tiêu phán ánh kết quả và HQKT ở Bảng 3.9 sẽ cho chúng ta thấy điều này. Cụ thể, ở vụ Hè, GO của nhóm hộ nuôi CN đạt được là 5.511,34 ngàn đồng, bằng khoảng 74% so với GO của nhóm hộ nuôi BCN và vụ Đông GO của nhóm hộ nuôi CN là 6.304,94 ngàn đồng, bằng khoảng 78% so với GO của nhóm hộ nuôi BCN. Sở dĩ GO của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn là do gà thịt nuôi theo hình thức BCN có chất lượng thịt thơm ngon hơn, được người tiêu dùng ưu chuộng hơn nên có giá bán cao hơn, cụ thể giá gà thịt nuôi BCN từ 65 - 75 ngàn đồng/kg, thời điểm tết có thể lên tới 100 ngàn đồng/kg, trong khi đó giá gà thịt CN chỉ dao động trong khoảng từ 50 - 60 ngàn đồng/kg, tính bình quân giá bán gà thịt nuôi BCN cao hơn khoảng 35% so với giá bán gà thịt nuôi CN.
Mặc dù nhóm hộ nuôi BCN có IC cao hơn nhóm hộ nuôi CN khoảng 1.000 ngàn đồng/100kg ở vụ Hè và gần 800 ngàn đồng/100kg ở vụ Đông, nhưng GO của nhóm hộ nuôi BCN lại lớn hơn nhiều so với GO của nhóm hộ nuôi CN, cụ thể mức chênh lệch này là khoảng 1.943 ngàn đồng ở vụ Hè và gần 1.730 ngàn đồng ở vụ Đông. Chính vì vậy, VA của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn VA của hình thức nuôi CN là khoảng hơn 600 ngàn đồng/100kg ở cả hai mùa vụ.
Bảng 3.7: Kết quả và HQKT theo hình thức nuôi vụ Hè
(Bình quân/100kg gà hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu ĐVT CN BCN Bình
quân
T - test Sig.
Số mẫu Mẫu 57 155 N/A N/A
1. GO 1000đ 5,676.68 7,678.26 7,141.20 0.00 2. VA 1000đ 1,520.37 2,439.26 2,192.67 0.00 3. MI 1000đ 1,319.52 2,296.76 2,034.50 0.00 4. NB 1000đ 1,043.61 1,665.97 1,498.95 0.00 5. GO/IC Lần 1.41 1.51 1.48 0.00 6. VA/IC Lần 0.38 0.48 0.45 0.00 7. MI/IC Lần 0.33 0.45 0.42 0.00 8. NB/IC Lần 0.26 0.33 0.31 0.00 9. NB/TC Lần 0.24 0.29 0.28 0.00
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy MI của nhóm hộ nuôi BCN trong hai mùa vụ đều cao hơn khoảng 1.000 ngàn đồng so với nhóm hộ nuôi CN. Cụ thể, nhóm hộ nuôi BCN có MI ở 2 mùa vụ lần lượt là 2.229,86 ngàn đồng và 2.556,60 ngàn đồng/100kg, trong khi đó MI của nhóm hộ nuôi CN là 1.281,09 ngàn đồng và 1.522,30 ngàn đồng/100kg. Điều này được giải thích, mặc dù chi phí trung gian của nhóm hộ nuôi BCN là cao hơn so với nhóm hộ nuôi CN, tuy nhiên sự chênh lệch này là không lớn, trong khi đó GO của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn khá nhiều so với GO của nhóm hộ nuôi CN, tốc độ tăng của kết quả trong trường hợp này lấn át tốc độ tăng của chi phí. Bên cạnh đó, nuôi theo hình thức BCN người chăn nuôi còn tận dụng tốt hơn nguồn thức ăn tự có của gia đình, chính những điều này đã làm cho MI của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn nhiều so với MI của nhóm hộ nuôi CN.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, NB của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn khá nhiều so với NB của nhóm hộ nuôi CN ở hai mùa vụ, cụ thể NB của nhóm
hộ nuôi. BCN ở hai mùa vụ lần lượt là 1.617,45 và 1.960,89 ngàn đồng/100kg, trong khi đó NB của nhóm hộ nuôi CN lần lượt là 1.013,21 và 1.221,49 ngàn đồng/100kg.
Nhờ có tốc độ tăng của kết quả sản xuất lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên HQKT của nhóm hộ nuôi BCN cao hơn so với nhóm hộ nuôi CN, điều này được thể hiện ở nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả. Cụ thể, khi bỏ ra một đồng IC thì nhóm hộ nuôi BCN nhận được 1,47 đồng GO, 0,47 đồng VA, 0,44 đồng MI, 0,32 đồng NB ở vụ Hè và 1,51 đồng GO, 0,51 đồng VA, 0,48 đồng MI, 0,37 đồng NB. Trong khi đó nhóm hộ nuôi CN bỏ ra một đồng IC chỉ nhận được 1,37 đồng GO, 0,37 đồng VA, 0,32 đồng MI, 0,25 đồng NB ở vụ Hè và 1,38 đồng GO, 0,38 đồng VA, 0,33 đồng MI, 0,27 đồng NB ở vụ Đông.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, kết quả và HQKT CNGT ở vụ Đông là cao hơn vụ Hè đối với cả hai hình thức nuôi, nguyên nhân chính của vấn đề này là do sản phẩm chăn nuôi của vụ Đông thường được bán vào dịp cuối năm, Tết âm lịch nên có giá bán cao hơn ở vụ Hè bình quân khoảng 6.000đ/kg, tức khoảng 8%.
Như vậy, về mặt trực quan chúng ta dễ dàng nhận thấy kết quả và HQKT CNGT của hình thức nuôi BCN là cao hơn so với hình thức nuôi CN trên địa bàn nghiên cứu trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, để các kết luận đưa ra chính xác hơn cho tổng thể nghiên cứu (các kết luận đưa ra có ý nghĩa thống kê), phương pháp kiểm định trị trung bình của hai tổng thể mẫu độc lập được sử dụng. Với mức ý nghĩa 0,05 và căn cứ vào giá trị Sig chúng ta có thể kết luận tất cả các chỉ tiêu phản ánh kết quả và HQKT của hình thức nuôi BCN là cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với hình thức nuôi CN ở cả hai mùa vụ.
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt theo khu vực nghiên cứu Nhờ nằm ở vị trí thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào nên chi phí của Thị trấn Nho Quan và xã Đồng Phong thấp hơn so với xã Kỳ Phú như đã phân tích ở phần chi phí. Còn về giá bán, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa các vùng (giá bán bình quân/kg ở mỗi vùng là
khoảng 70 ngàn đồng/kg), điều này xuất phát từ quy mô CNGT ở Nho Quan là không lớn, thị trường chưa phát triển, không có các nhà máy chế biến, địa điểm tiêu thụ tập trung lớn nên sản phẩm CNGT chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương. Nhưng nhờ có điều kiện tiết giảm chi phí nên kết quả và HQKT CNGT ở các vùng đồng bằng trung du và vùng đầm phá ven biển là cao hơn so với vùng miền núi. Điều này được thể hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả và HQKT được trình bày ở Bảng 3.10.
Cụ thể, các chỉ tiêu phản ánh về kết quả như GO, VA, MI và NB ở Thị trấn Nho Quan là cao nhất, tiếp theo là xã Đồng Phong và Kỳ Phú, tuy nhiên mức chêch lệch giữa các vùng sinh thái là không lớn nếu so sánh với mức chênh lệch giữa các hình thức nuôi.