4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt ở huyện
ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho giai đoạn 2020-2025
- Thời gian tới huyện Nho Quan nên tập trung vào quy hoạch những vùng có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gà thịt, đồng thời điều chỉnh bổ sung các khu chăn nuôi tập trung mới đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.
- Huyện tập trung chỉ đạo tái cơ cấu đàn gà và nâng cao chất lượng giống gà đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất; tập trung chỉ đạo tái cơ cấu phương thức chăn nuôi gà thương phẩm; tăng cường hợp tác hơn nữa giữa 4 nhà, nhất là giữa các doanh nghiệp với người chăn nuôi trong việc cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự chặt chẽ. Quan tâm tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết sản phẩm; tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm".
- Về chính sách: Ngoài việc triển khai thực hiện các chính sách, đề án đã được phê duyệt, cần có thêm các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng giống gà thả vườn nhằm hạn chế những tồn tại về công tác giống hiện nay. Thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho an toàn sinh học, chăn nuôi theo quy trình VietGAHP cho nông dân, tăng cường, xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho người chăn nuôi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ