CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.1. Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu
Theo Vũ Cao Đàm [14] và Giuseppe Iarossi [18] trong điều tra chọn mẫu có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có 4 phương pháp thông dụng đó là: chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng/tổ, chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và chọn mẫu tỷ lệ tương ứng với cỡ mẫu. Chúng tôi nhận thấy hoạt động CNGT ở Nho Quan tương đối đa dạng về quy mô, hình thức, loại giống.... Bên cạnh đó, các số liệu thống kê về số lượng cơ sở chăn nuôi, số lượng đàn gà thịt, hình thức nuôi, loại giống nuôi... đã được cung cấp bởi các cơ quan quản lý, vì thế chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng/tổ. Để đạt được mục tiêu đánh giá và so sánh HQKT CNGT theo hình thức nuôi, loại giống, vùng sinh thái và quy mô nuôi, cỡ mẫu khảo sát được xác định theo công thức Slovin và được trình bày trong bảng sau:
0.00 20,0.00 40,0.00 60,0.00 80,0.00 100,0.00 120,0.00 140,0.00 160,0.00 2016 2017 2018 128,5.84 135,0.13 148,5.14 57,8.63 64,8.06 66,8.31 Ng ười Dân Số và Lao Động Dân số Lao động
Bảng 2.1. Mẫu khảo sát chia theo hình thức, giống và quy mô nuôi
Địa bàn Số mẫu
Theo hình
thức nuôi Theo giống nuôi Theo quy mô nuôi CN BCN Ri Lai Lương Phượng Tam Hoàng Gia trại Trang trại Nông hộ - Thị trấn Nho Quan 98 27 71 47 32 19 18 2 78 - Đồng Phong 72 20 53 36 25 12 12 3 57 - Kỳ Phú 41 10 31 21 14 5 6 0 35 Tổng số 211 57 155 104 71 36 36 5 170
Tổng số mẫu tôi tiến hành khảo sát là 211 mẫu, trong đó: nếu phân theo địa bàn thì thị trấn Nho Quan là 98 mẫu (chiếm 46%), xã Đồng Phong là 72 mẫu (chiếm 34%) và xã Kỳ Phú là 41 mẫu (chiếm 20%); nếu phân theo hình thức nuôi thì CN là 55 mẫu (chiếm 27%) và BCN là 150 mẫu (chiếm 73%); nếu phân theo giống thì giống Ri Lai là 101 mẫu (chiếm 49%), giống Lương Phượng là 69 mẫu (chiếm 34%) và giống Tam Hoàng là 35 mẫu (chiếm 17%); nếu phân theo quy mô nuôi thì quy mô gia trại 35 mẫu (chiếm 17%), trang trại 5 mẫu (chiếm 2,4%) và nông hộ 165 mẫu (chiếm 80,6%). Và để đảm bảo tính so sánh được giữa các vùng sinh thái thì cơ cấu mẫu theo hình thức nuôi hay giống nuôi ở các địa bàn cơ bản là như nhau.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin Thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm:
-Thông tin về số lượng và sản lượng thịt gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng được thu thập từ tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi Việt Nam và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Nho Quan. Những thông tin này giúp tôi nắm rõ tình hình phát triển ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng trên thế giới và trong nước, bên cạnh đó còn giúp chúng tôi trong việc lựa chọn điểm nghiên cứu.
-Thông tin từ các Hội nghị, Hội thảo về phát triển chăn nuôi gia cầm giúp tôi nắm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua và những định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới. Trong thời gian nghiên cứu luận văn này tôi đã thu thập những thông tin này từ 3 Hội thảo do Cục Chăn nuôi tổ chức vào các năm 2012 và 2013 tại Hà Nội, Nghệ An và các tỉnh miền Trung.
Các luận án, luận văn, sách, báo... trong và ngoài nước liên quan đến HQKT trong nông nghiệp tại các trường Đại học, Thư viện Quốc gia, Cục Chăn nuôi, các trang web chuyên ngành... Những thông tin này giúp tôi nắm được lĩnh
vực nghiên cứu đã được các tổ chức, tác giả khác nghiên cứu đến đâu, giải quyết như thế nào để đề xuất định hướng và phương pháp nghiên cứu.
Thông tin sơ cấp
Các thông tin sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu gồm:
-Tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm,diện tích đất, vốn đầu tư cho CNGT;
- Số lượng đàn gà thịt, giống gà nuôi, hình thức nuôi, quy mô nuôi, thời gian nuôi, tỷ lệ hao hụt;
-Các chi phí chăn nuôi, sản lượng, giá bán gà thịt, thị trường tiêu thụ trong từng mùa vụ;
-Kết quả và HQKT CNGT của các trang trại, gia trại, nông hộ...
Để thu thập các thông tin này, tôi tiến hành khảo sát trực tiếp các cơ sở CNGT, người thu gom, bán buôn đại diện trên địa bàn nghiên cứu với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Người được phỏng vấn là chủ các cơ sở chăn nuôi, thu gom, bán buôn. Trong một số trường hợp các thành viên trong gia đình cùng tham gia trả lời phỏng vấn do đó họ có thể hỗ trợ lẫn nhau nhằm cung cấp những thông tin chính xác nhất. Trước khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi giải thích rõ ràng mục đích của cuộc phỏng vấn này để họ cung cấp những thông tin đáng tin cậy nhất có thể. Quy trình khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp có thể mô tả như sau:
-Khảo sát tình hình CNGT của huyện để chọn các xã, thị trấn đại diện.
-Thiết kế mẫu điều tra và khảo sát thử 10 mẫu.
-Khảo sát 211 trang trại, gia trại, hộ CNGT để thu thập thông tin về CNGT trong vụ Hè các năm 2016-2018.
Song song với khảo sát các trang trại, gia trại, nông hộ CNGT tôi tiến hành khảo sát người thu gom, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế biến (nhà hàng) và một số cơ sở cung cấp thức ăn, thuốc thú y... để thu thập thông tin về thị trường, chuỗi cung gà thịt trên địa bàn nghiên cứu.
2.2.1.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng nhằm thực hiện nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp, cán bộ Chăn nuôi - Thú y của tỉnh, huyện, xã. Tiến hành chuyên khảo kinh nghiệm của các cơ sở CNGT giỏi, đạt HQKT cao để đề xuất xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKT CNGT ở địa bàn nghiên cứu. Mặt khác thực hiện tra cứu các công trình đã công bố, từ đó lựa chọn, kế thừa và vận dụng chọn lọc phù hợp để hệ thống hoá cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích thống kê
Sử dụng các chỉ tiêu phân tích trong dãy số biến động theo thời gian như tốc độ tăng trưởng, bình quân, lượng tăng giảm... để phân tích đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và thực trạng chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng của cả nước và Nho Quan trong thời gian qua.
Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tôi xác định các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động CNGT; xác định chi phí, kết quả và HQKT CNGT của các nhóm hộ khác nhau.
Để so sánh trị trung bình về các chỉ tiêu như chi phí, kết quả và hiệu quả CNGT của các nhóm hộ CNGT khác nhau có ý nghĩa kinh tế và thống kê hay không chúng tôi sử phương pháp kiểm định trị trung bình tổng thể. Trong trường hợp có hai tổng thể mẩu độc lập thì kiểm định Independent - samples T-test được sử dụng, còn trong trường hợp có 3 nhóm tổng thể mẫu độc lập thì
chúng tôi sử dụng phân tích phương sai (ANOVA). Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (BCA)
Phương pháp này dùng để tính toán các chỉ tiêu như chi phí trung gian, tổng chi phí, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận kinh tế ròng cho 100kg gà hơi xuất chuồng của các nhóm hộ CNGT khác nhau.
Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA)
DEA) hay còn gọi là phương pháp phi tham số (Non Parametric Method) được dùng để đo lường hiệu quả kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh [62]. DEA là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá một đơn vị (cơ sở CNGT) ra quyết định hoạt động tương đối so với các cơ sở chăn nuôi khác trong mẫu như thế nào. Kỹ thuật này tạo ra một tập hợp biên các cơ sở CNGT hiệu quả và so sánh nó với các cơ sở CNGT không hiệu quả để đo các chỉ số hiệu quả.
DEA cho phép xác định hiệu quả tương đối của các cơ sở hoạt động trong một hệ thống phức tạp. Theo DEA thì một cơ sở hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số hiệu quả là 1, trong khi đó chỉ số của các đơn vị phi hiệu quả được tính bằng việc chiếu các cơ sở phi hiệu quả lên trên biên hiệu quả. Đối với mỗi cơ sở phi hiệu quả, DEA đều đưa ra một tập các điểm chuẩn của các cơ sở khác để giá trị của các cơ sở được đánh giá có thể so sánh được, bởi vậy những thông tin thu được thông qua phân tích DEA rất có ích trong việc nhận diện thực tế hoạt động của một cơ sở phi hiệu quả so với các cơ sở khác, từ đó có các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở phi hiệu quả [62].
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà thịt trên địa bàn. Mô hình được mô tả như sau:
Yi = α + β1X1i + β2X2i + β3X3i + εi
Trong đó:
- Yi đại diện cho lợi nhuận ròng hoặc thu nhập hỗn hợp từ nuôi gà thịt hoặc hiệu quả kinh tế (lợi nhuận ròng/tổng chi phí) của cơ sở thứ i;
- X1i là trình độ học vấn của chủ cơ sở thứ i;
- X2i là đại diện cho các đặc điểm của cơ sở thứ i như thời gian nuôi/lứa, quy mô nuôi, tỷ lệ hao hụt/lứa, số lần được tập huấn/năm, phương thức nuôi và vụ nuôi;
thú y.
Ngoài ra, để xác định tác động của các yếu tố liên quan đến hiệu quả chăn nuôi gà thịt, sau khi ước lượng các chỉ số hiệu quả, mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TE. Việc sử dụng mô hình hồi quy Tobit bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) là thích hợp vì các chỉ số TE làm biến phụ thuộc là loại số liệu bị kiểm lọc. Nếu áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) có thể làm cho các ước lượng của các tham số bị sai lệch [20][24].
Mô hình hồi quy Tobit được Tobin giới thiệu đầu tiên vào năm 1958, và mô hình này còn được gọi mô hình Tobin probit hoặc mô hình quy chuẩn bị cắt cụt.
Đây là mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là một biến ngầm lưỡng phân mà trong đó một số quan sát của biến ngầm bị mất khi biến ngầm ở trên hoặc dưới một ngưỡng nhất định, biến như vậy gọi là biến cắt cụt và hồi quy với các biến như vậy gọi là hồi quy cắt cụt.
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt
Phương pháp xác định với hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT đúng sẽ định hướng phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao HQKT.
Nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT phải đảm bảo được các yêu cầu sau [31][49]:
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Đảm bảo được tính so sánh trình độ HQKT giữa các vùng, các chủ thể, các đốitượng nghiên cứu và có khả năng so sánh trong quan hệ đối ngoại.
- Đảm bảo tính chính xác, tính toàn diện về đánh giá HQKT cần phải sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu bổ sung với hệ thống chỉ tiêu cùng loại của nền kinh tế quốc dân.
mục tiêu theo đuổi của từng ngành, từng đối tượng nghiên cứu và với xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT CNGT
Do mục tiêu sản xuất của trang trại, gia trại, nông hộ khác với doanh nghiệp nên việc xác định HQKT trong CNGT cần có hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp. Trên thế giới khi đánh giá HQKT trang trại, gia trại, nông hộ đều áp dụng tài khoản quốc gia thống nhất và được sử dụng rộng rãi [31][80]. Ở nước ta, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất của các trang trại, gia trại, nông hộ này đã được các trường Đại học, các tác giả sử dụng trong giảng dạy, các đề tài, dự án, luận văn như Vũ Thị Phương Thụy [42], Phạm Vân Đình và CTV [15], Nguyễn Thị Phương Hảo [21], Nguyễn Khắc Quỳnh [31] và Nguyễn Ngọc Châu [5], Bùi Minh Vũ [49]. Ưu điểm của phương pháp này là xác định được hệ thống chỉ tiêu, các công thức tính HQKT phù hợp, xác định được HQKT theo quy mô, theo chiều sâu, theo từng khía cạnh và cả tổng thể. Tuy nhiên, gần đây có một số quan điểm cho rằng trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải tính toán đầy đủ các loại chi phí, phải tính đến lợi nhuận, cái mà các đơn vị kinh tế tự chủ như các trang trại quan tâm nhất, đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay. Gần đây các tác giả như Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính, Sandra Martin và Keith Woodford [50] đã đưa ra hệ thống công thức và chỉ tiêu xác định HQKT của các trang trại và nông hộ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế ròng.
Kế thừa quan điểm của các tác giả trên và yêu cầu, mục tiêu trong quản lý hoạt động CNGT ở Nho Quan, chúng tôi xây dựng hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí, kết quả và HQKT của trang trại, gia trại, nông hộ CNGT như sau:
Hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí
- Chi phí trung gian (Intermediate Cost —IC):Là toàn bộ các khoản chi
phíthường xuyênvềvậtchất vàdịchvụ(bằngtiền) đượcsửdụng trong quá trình sảnxuất sản phẩmtrongmộtchukỳ sản xuấtcủatrang trại,giatrại,nônghộ CNGT. Trong CNGT, IC chủ yếu là các khoản chi phí mua con giống, thức ăn,
thuốc thú y, điện, nước và thường được tính cho một vụ nuôi.
IC là một bộ phận của chi phí sản xuất. Trong cấu thành IC không bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và chi phí thù lao lao động [27][31].
- Khấu hao tài sản cố định (Depreciation - D):Khấu hao máy móc, chuồng trại... Tuy vậy, trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động CNGT ở nước ta hiện nay việc tính khấu hao trở nên rất khó khăn, thiếu chính xác do một loại tài sản có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau trong một chu kỳ sản xuất. Bên cạnh đó, ở một số nông hộ sản xuất ở quy mô nhỏ hầu hết các công cụ sản xuất có giá trị thấp nên khi tính hiệu quả các tài sản này rất nhỏ nên thường được bỏ qua [31][50].
-Chi phí khác (Other Cost -O): Bao gồm các chi phí như trả lãi tiền vay,
tiền thuê đất (nếu có), các loại phí kiểm dịch, tiền thuê lao động bên ngoài khi cần... Đối với cách tính chi phí công lao động cho sản xuất quy mô trang trại, nông hộ hoàn toàn khác với một hình doanh nghiệp, công gia đình không tính vào chi phí sản xuất của trang trại, nông hộ [58].
-Chi phí tự có (Ch):Là các khoản chi phí mà cơ sở chăn nuôi không phải
dùng tiền mặt để thanh toán và có khả năng cung cấp như công lao động gia đình, các loại thức ăn tự có (lúa, khoai, sắn, các sản phẩm thuỷ sản), hay các loại vật tư khác như tranh, tre... để làm chuồng trại. Đối với CNGT, do các nguồn lực tự có như lao động gia đình (bao gồm cả chính và phụ, thường tranh thủ làm thêm), thức ăn tự có thường là sản phảm phụ nông nghiệp có chất lượng thấp nên khi tính chi phí này thường phải lấy giá thấp hơn giá của thị trường [31][50].
-Tổng chi phí (Total cost - TC):Là giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên
được sử dụng cho hoạt động sản xuất trong một chu kỳ nhất định. Như vậy, trong trường hợp này tổng chi phí không chỉ bao gồm các khoản mà trang trại, nông hộ thuê, mua bên ngoài để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi mà còn bao gồm cả công lao động gia đình, thức ăn và vật tư tự có được tính theo giá thị