Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và HQKT CNGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 86 - 106)

Biến độc lập Hệ số của các biến phụ thuộc

NB (1) MI (2) NB/TC (3) Hằng số 3779,1009*** 4162864,48*** 1,01867*** Chi phí giống -0,58813*** -0,58401*** -9,91787*** Chi phí thức ăn -0,66538*** -0,66435*** 0*** Chi phí thuốc thú y 0,07 0,06 -7,65 Trình độ học vấn chủ cơ sở 257313,57*** 265345,51*** 0,03811*** Thời gian nuôi -8,63449* -8,02885* -0,00103*

Quy mô đàn 10684,19* 10392,7* 0,00103* Tỷ lệ hao hụt -18,39168* -25,05166** -0,00412** Số lần tập huấn 34348,44 32947,64 0,02 Phương thức nuôi 871574,67*** 1193,5125*** 0,09476*** Vụ nuôi 388018,51*** 353649,47*** 0,05562*** Giống gà 317782,81*** 336140,5*** 0,04223*** Hệ số F 60009,86 71808,51 80089,71 Hệ số R2 0,64 0,68 0,70 Hệ số R2 điều chỉnh 0,62 0,67 0,69 Kiểm định Durbin-Watson 1900,35 1894,17 1875,63 Số quan sát 422 422 422

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra.

Ghi chú: ***, **, *, ns, có ý nghĩa thống kê tương ứng 99%, 95%, 90%.

Kết quả phân tích cho thấy, các biến như chi phí giống, thức ăn, thời gian nuôi và tỷ lệ hao hụt có tương quan nghịch với kết quả CNGT, cụ thể: với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi khi tăng 1 ngàn đồng chi phí giống sẽ làm

NB giảm 0,588 ngàn đồng, MI giảm 0,584 ngàn đồng/100kg, tương tự tăng 1 ngàn đồng chi phí thức ăn sẽ làm NB giảm 0,665 ngàn đồng, MI giảm 0,664 ngàn đồng/100kg. Hệ số hồi quy riêng của biến giống và thức ăn khá nhỏ, chứng tỏ người chăn nuôi cơ bản đã đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật trong CNGT và điều này sẽ được thể hiện rõ ở nội dung phân tích hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa kết quả CNGT người chăn nuôi cần tiết giảm các loại chi phí này bằng một số giải pháp như tăng mật độ nuôi, đặc biệt là vào mùa Đông, tích cực học hỏi khoa học kỹ thuật để có chế độ cho ăn, phối hợp các loại thức ăn hợp lý và khoa học hơn.

Khi thời gian nuôi tăng thêm 1 ngày sẽ làm NB và MI giảm khoảng 8 ngàn đồng/100kg; khi tỷ lệ hao hụt tăng lên 1% sẽ làm NB giảm gần 18 ngàn đồng và MI giảm khoảng 24 ngàn đồng/100kg với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Các hệ số hồi quy riêng của biến thời gian nuôi và tỷ lệ hao hụt khá lớn, chứng tỏ đây là những yếu tố có tác động khá mạnh đến kết quả CNGT. Vì thế, trong thời gian tới người chăn nuôi cần rút ngắn thời gian nuôi (so với tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của các giống gà nuôi thì người chăn nuôi cần rút ngắn thời gian nuôi bình quân khoảng 10 ngày) và chú trọng công tác thú ý, phòng trừ dịch bệnh để hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt trong CNGT.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các biến như trình độ học vấn, quy mô nuôi có tương quan thuận với kết quả CNGT, cụ thể: khi trình độ học vấn của người nuôi tăng lên 1 lớp thì NB tăng 249 ngàn đồng, MI tăng 257 ngàn đồng/100kg, điều này chứng tỏ rằng có sự tác động tích cực từ trình độ học vấn đến kết quả CNGT; khi quy mô tăng lên 100 con thì NB và MI tăng lên khoảng 10 ngàn đồng/100kg, như vậy hoạt động CNGT trong điều kiện hiện tại là có HQKT theo quy mô.

Bên cạnh đó, với độ tin cậy trên 95% kết quả CNGT theo hình thức BCN sẽ cao hơn hình thức CN, mùa Đông cao hơn mùa Hè và nuôi giống Ri Laicó kết quả cao hơn giống Lương Phượng hoặc Tam Hoàng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Đối với mô hình (3) trong 11 biến đưa vào mô hình có 9 biến có ý nghĩa thống kê và 2 biến không có ý nghĩa thống kê là chi phí thuốc thú y và số lần tập huấn. Kết quả của mô hình cũng cho thấy, các biến như con giống, thời gian nuôi và tỷ lệ hao hụt có tương quan nghịch, trong khi đó các biến như trình độ học vấn và quy mô nuôi là có tương quan thuận với HQKT CNGT. Bên cạnh đó, với độ tin cậy trên 95% HQKT CNGT theo hình thức BCN sẽ cao hơn hình thức CN, mùa Đông cao hơn mùa Hè và nuôi giống Ri Laicó HQKT cao hơn giống Lương Phượng hoặc Tam Hoàng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

Các kết quả nghiên cứu trên một lần nữa gợi ý rằng trong điều kiện hiện tại ở Nho Quan để nâng cao hơn nữa kết quả và HQKT CNGT của các cơ sở chăn nuôi và thông qua đó để thúc đẩy ngành CNGT phát triển, bên cạnh tiết giảm chi phí thức ăn, con giống, rút ngắn thời gian nuôi, tăng quy mô nuôi (quy mô khoảng từ 700 đến 1.000 con) thì người chăn nuôi nên phát triển hình thức nuôi BCN, nuôi vào đầu mùa Đông để bán vào dịp tết Âm lịch và giống Ri Lai là thích hợp hơn.

Như vậy, hầu hết các biến đều tác động đúng như kỳ vọng, kết quả phân tích ở phần 3.2 cũng như các kết quả nghiên cứu trước đây.

3.4. Phân tích SWOT chăn nuôi gà thịt Điểm mạnh (S) Điểm mạnh (S)

S1:Kinh nghiệm chăn nuôi gà thịt và trình độ quản lý của người chăn nuôi ngày càng cải thiện.

Điểm yếu (W)

S1:Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao, khả năng đầu tư, trình độ thâm canh, kiểm soát dịch bệnh của khu vực này còn thấp.

S2: Sản phẩm chưa được phát triển thành chuỗi nên kém cạnh tranh.

S3: Tính hợp tác, liên kết giữa các trung gian kém, sản phẩm được chế biến thô sơ, giá trị gia tăng thấp, lợi ích phân phối không đồng đều. S4:Người chăn nuôi còn thiếu các điều kiện cần thiết như vốn, con giống, kỹ thuật, thông tin về thị trường và chính sách nên chưa mạnh dạn đầu tư, không có kế hoạch chăn nuôi dài hạn.

Cơ hội (O)

O1: Chính phủ và Chính quyền địa phương đã phê duyệt Chiến lược phát triển

Giải pháp

O9 + S1: Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi gà thịt theo hướng trang trại, áp dụng các tiến

Giải pháp

O1, 2, 5 + W2: Chính quyền

địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan, các trường đại học và viện

chăn nuôi đến năm 2020.

O2: Các cấp đã chú trọng hơn công tác quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi. O3: Nguồn lao động tương đối dồi dào. - Quỹ đất dành cho chăn nuôi còn nhiều. O4: Các sản phẩm phụ trong nông nghiệp tương đối dồi dào, đa dạng nên có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

O5: Có nhiều trường Đại học, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn nên rất thuận lợi cho việc khảo nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. O6: Hợp tác quốc tế về kiểm soát dịch bệnh, VSATTP, ứng dụng và chuyển giao bộ KHKT và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để có thể xuất khẩu.

nghiên cứu và các hộ chăn nuôi cần xây dựng được chuỗi giá trị gà thịt.

O5, 6 + W2: Chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan, các trường đại học và viện nghiên cứu tăng cường công tác tuyên truyền về kiểm soát bệnh dịch, chuyển giao tiến bộ nhằm phòng trừ bệnh dịch cho các cơ sở chăn nuôi gà thịt.

O5, 6 + W2: Chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan, các trường đại học và viện nghiên cứu tăng cường công tác nghiên cứu phục tráng các giống gà bản địa, lai tạo giống mới, nhập giống mới và xây dựng các trại gà bố mẹ.

khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng được tăng cường.

O7: Sự phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, nhập lậu gia cầm... ngày càng có hiệu quả. O8:Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về thịt gà ngày lớn.

O9: Ngành chăn nuôi đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh theo hướng chăn nuôi trạng trại, công nghiệp và ưu tiên phát triển đàn gà.

Thách thức (T)

T1: Nguồn cung các yếu tố đầu vào chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, phụ thuộc nhiều vào các

Giải pháp

T1 + S1: Địa phương cần có chính sách khuyến khích về đất đai, thuế nhằm thu hút các doanh nghiệp trong

địa phương khác nên giá thành chăn nuôi cao, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, người chăn nuôi còn bị lệ thuộc, bị động. T2: Thị trường tiêu thụ kém phát triển, chỉ tiêu thụ trong nội bộ tỉnh, gà thịt CN khó tiêu thụ;

T3:Giá cả cũng như chất lượng các yếu tố đầu vào biến động thất thường, khó kiểm soát; giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định, khó tiên liệu và rất nhạy cảm trước thông tin dịch bệnh và quan hệ cung cầu nên rủi ro trong CNGT là rất lớn. T4: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn tiềm ẩn. T5:Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu giá

và ngoài tỉnh đầu tư các nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn và các yếu tố đầu vào khác trên địa bàn huyện. T2 + S1: Địa phương cần xây dựng các mô hình nuôi gà thịt bản địa, theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu đang tăng của thị trường.

rẻ và gia cầm sống nhập lậu còn nhiều khó khăn, bất cập. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI ngày càng khốc liệt. T6:Sảnphẩmchăn nuôi chủ yếutiêuthụ dướidạngtươisống, đượcbày bánkhắp nơi, khó kiểm soát VSATTP và lây lan dịch bệnh.

T7:Sự cạnh tranh của sản phẩm từ các nước có nền chăn nuôi gia cầm phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Úc do các Hiệp định CPTPP, EVFTA được ký kết và thực thi. T8: Ngành chăn nuôi gà vẫn phụ thuộc nặng vào các điều kiện về khí hậu thời tiết.

3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho giai đoạn 2020-2025 ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho giai đoạn 2020-2025

- Thời gian tới huyện Nho Quan nên tập trung vào quy hoạch những vùng có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gà thịt, đồng thời điều chỉnh bổ sung các khu chăn nuôi tập trung mới đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

- Huyện tập trung chỉ đạo tái cơ cấu đàn gà và nâng cao chất lượng giống gà đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất; tập trung chỉ đạo tái cơ cấu phương thức chăn nuôi gà thương phẩm; tăng cường hợp tác hơn nữa giữa 4 nhà, nhất là giữa các doanh nghiệp với người chăn nuôi trong việc cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự chặt chẽ. Quan tâm tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết sản phẩm; tập trung chỉ đạo làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm".

- Về chính sách: Ngoài việc triển khai thực hiện các chính sách, đề án đã được phê duyệt, cần có thêm các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng giống gà thả vườn nhằm hạn chế những tồn tại về công tác giống hiện nay. Thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho an toàn sinh học, chăn nuôi theo quy trình VietGAHP cho nông dân, tăng cường, xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhân rộng các mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho người chăn nuôi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu phản ánh về kết quả như GO, VA, MI và NB ở Thị trấn Nho Quan là cao nhất, tiếp theo là xã Đồng Phong và Kỳ Phú, tuy nhiên mức chêch lệch giữa các vùng sinh thái là không lớn nếu so sánh với mức chênh lệch giữa các hình thức nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy GO của giống Ri Lai là lớn nhất, khoảng hơn 8.100 ngàn đồng/100kg cao hon khoảng 40% so với Lương Phượng và Tam Hoàng.

Trong 11 biến đưa vào mô hình thì có 9 biến có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa trên 90%) và 2 biến không có ý nghĩa thống kê là chi phí thuốc thú ý và số lần tập huấn, có thể do mức biến thiên của các yếu tố này thấp. Kết quả phân tích cho thấy, các biến như chi phí giống, thức ăn, thời gian nuôi và tỷ lệ hao hụt có tương quan nghịch với kết quả CNGT, cụ thể: với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi khi tăng 1 ngàn đồng chi phí giống sẽ làm NB giảm 0,588 ngàn đồng, MI giảm 0,584 ngàn đồng/100kg, tương tự tăng 1 ngàn đồng chi phí thức ăn sẽ làm NB giảm 0,665 ngàn đồng, MI giảm 0,664 ngàn đồng/100kg. Hệ số hồi quy riêng của biến giống và thức ăn khá nhỏ, chứng tỏ người chăn nuôi cơ bản đã đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật trong CNGT và điều này sẽ được thể hiện rõ ở nội dung phân tích hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các biến như trình độ học vấn, quy mô nuôi có tương quan thuận với kết quả CNGT, cụ thể: khi trình độ học vấn của người nuôi tăng lên 1 lớp thì NB tăng 249 ngàn đồng, MI tăng 257 ngàn đồng/100kg, điều này chứng tỏ rằng có sự tác động tích cực từ trình độ học vấn đến kết quả CNGT; khi quy mô tăng lên 100 con thì NB và MI tăng lên khoảng 10 ngàn đồng/100kg, như vậy hoạt động CNGT trong điều kiện hiện tại là có HQKT theo quy mô.

Trong quá trình trao đổi với các đối tượng nghiên cứu, những thuận lợi đối với ngành chăn nuôi gà thịt trên địa bàn nghiên cứu gồm: Kinh nghiệm chăn nuôi và trình độ quản lý của người chăn nuôi ngày càng cải thiện. Chính phủ

và Chính quyền địa phương đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Các cấp đã chú trọng công tác quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi. Nguồn lao động tương đối dồi dào. Quỹ đất dành cho chăn nuôi còn nhiều. Các sản phẩm phụ trong nông nghiệp tương đối dồi dào, đa dạng nên có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc khảo nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoạt động kiểm soát dịch bệnh, VSATTP, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng được tăng cường. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, nhập lậu gia cầm... ngày càng có hiệu quả. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về thịt gà ngày lớn. Ngành chăn nuôi đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh theo hướng chăn nuôi trạng trại, công nghiệp và ưu tiên phát triển đàn gà. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi này còn gặp những khó khăn như: Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao, khả năng đầu tư, trình độ thâm canh, kiểm soát dịch bệnh của khu vực này còn thấp. Sản phẩm chưa được phát triển thành chuỗi nên kém cạnh tranh. Tính hợp tác, liên kết giữa các trung gian kém, sản phẩm được chế biến thô sơ, giá trị gia tăng thấp, lợi ích phân phối không đồng đều. Người chăn nuôi còn thiếu các điều kiện cần thiết như vốn, con giống, kỹ thuật, thông tin về thị trường và chính sách nên chưa mạnh dạn đầu tư, không có kế hoạch chăn nuôi dài hạn. Nguồn cung các yếu tố đầu vào chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, phụ thuộc nhiều vào các địa phương khác nên giá thành chăn nuôi cao, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, người chăn nuôi còn bị lệ thuộc, bị động. Thị trường tiêu thụ kém phát triển, chủ yếu tiêu thụ trong nội bộ tỉnh, gà thịt CN khó tiêu thụ. Giá cả cũng như chất lượng các yếu tố đầu vào biến động thất thường, khó kiểm soát; giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định, khó tiên liệu và rất nhạy cảm trước thông tin dịch bệnh và quan hệ cung cầu nên rủi ro trong CNGT là rất lớn. Nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn tiềm ẩn. Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu giá rẻ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 86 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)