Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.5. Quy trình quản trị chiến lƣợc cấp công ty
1.5.3. Phân tích môi trƣờng bên trong
Môi trƣờng bên trong bao gồm tất cả những yếu tố nội tại của doanh nghiệp, có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trƣờng bên trong bao gồm: lãnh đạo và quản lý, sản xuất, tài chính, nhân sự, marketing, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin quản lý, văn hóa doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác. Mục đích phân tích môi trƣờng bên trong là xác định các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp làm cơ sơ cho xây dựng chiến lƣợc.
* Sản xuất (manufacturing)
Chiến lƣợc sản xuất hƣớng tới việc cung cấp sản phẩm với chất lƣợng đƣợc khách hàng chấp nhận và giá cả cạnh tranh. Phân tích yếu tố sản xuất đƣợc thực hiện trên các mặt: Quy mô, kinh nghiệm và cách thức tổ chức hoạt động có ảnh hƣởng lớn đến chi phí. Nói chung, tăng quy mô sản xuất và tăng thị phần, đồng thời tổ chức hoạt động kinh doanh hợp lý sẽ giúp giảm chi phí.
22
Phân tích sẽ làm rõ khả năng khai thác “lợi thế nhờ quy mô” (economies of scale) và những yếu tố trên của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần xem xét kinh nghiệm hoạt động (learning curve) và ảnh hƣởng của yếu tố kinh nghiệm đối với giảm chi phí. Cụ thể, sản xuất càng lâu năm thì kinh nghiệm càng cao, nhờ đó năng suất lao động cao và chi phí giảm.
Chúng ta cũng phân tích máy móc thiết bị và công nghệ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công nghệ và máy móc thiết bị có thể giúp nâng cao hiệu quả và sử dụng các yếu tố đầu vào một cách tiết kiệm. Công nghệ và máy móc thiết bị còn góp phần nâng cao năng suất lao động, nhờ đó giảm chi phí. Tóm lại, đánh giá yếu tố sản xuất nhằm xác định lợi thế về chi phí thấp mà yếu tố sản xuất mang lại.
* Quản trị nguồn nhân lực
Con ngƣời là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Phân tích nguồn nhân lực tập trung vào các yếu tố: số lƣợng, chất lƣợng, chính sách thu hút và giữ nhân viên giỏi, đào tạo và phát triển, và một số yếu tố khác. Chất lƣợng lao động đƣợc đánh giá trên các mặt: kiến thức, kỹ năng và tinh thần/thái độ làm việc. Thƣớc đo của những yếu tố đó là năng suất và chất lƣợng công việc. Cần phân tích về chính sách đào tạo, phát triển và động viên khuyến khích nhân viên trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp khác.
* Quản trị tài chính
Quản trị tài chính là vấn đề cốt tử của tất cả các doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, quản trị tài chính liên quan đến các yếu tố: dòng tiền, khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản, rủi ro và khả năng sinh lời. Phân tích về tài chính cần đánh giá đầy đủ những yếu tố này. Trong đó, khả năng huy động vốn để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc là một trong những yếu tố cần đƣợc đánh giá một cách chính xác và đầy đủ.
Nguồn vốn dồi dào sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa, mở rộng thị trƣờng và tăng trƣởng nhanh.
* Marketing
Marketing là một trong những yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trƣớc hết, marketing liên quan đến phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu. Trong đó, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ, phân phối, quảng bá và chính sách giá. Ngoài ra, chúng ta còn đánh giá về thƣơng hiệu và hoạt động chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Marketing có thể giúp tạo ra lợi thế về sự khác biệt cho doanh nghiệp.
* Lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo và quản lý là yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức. Tầm nhìn của ngƣời lãnh đạo, năng lực tổ chức thực hiện tầm nhìn, phong cách lãnh đạo, năng lực quản lý và lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố nhƣ cơ cấu tổ chức, mức độ phân quyền và văn hóa doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập, môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt thì các yếu tố nhƣ lãnh đạo có tầm nhìn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo giữ vai trò to lớn đối với sự thành công của công ty.
* Hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển
- Vấn đề phát triển sản phẩm - Nghiên cứu sản phẩm mới - Tiềm năng nghiên cứu
24
Phân tích môi trƣờng bên trong giúp xác định các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, sử dụng na trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE để tông hợp và phân tích. Phần này đƣợc trình bày rõ trong chƣơng 2, mục 2.4.3.