Chương 2 : Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.2. Thực trạng thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.2.4. Mối quan hệ giữa thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ, thị trường tín
tệ, thị trường tín dụng
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và các mức lãi suất trên thị trường tiền tệ, lãi suất trên thị trường tín dụng (cho vay và huy động trên thị trường 1) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Diễn biến lãi suất liên ngân hàng
tháng 0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 %/nă m
lãi suất qua đêm LNH
là cơ sở để NHNN căn cứ điều chỉnh các mức lãi suất điều hành khác cho phù hợp với diễn biến thị trường và ngược lại thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất điều hành NHNN tác động tới lãi suất TTLNH nhằm đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ. Thực tế, trong các thời điểm cuối năm 2007, đầu những năm 2008, khi hệ thống ngân hàng thương mại gặp khó khăn về thanh khoản đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng lên rất cao, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động "hạ nhiệt” thị trường liên ngân hàng thông qua hàng loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng như chính sách tái cấp vốn, mua lại GTCG thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cũng tương tự, những diễn biến trong lãi suất liên ngân hàng cũng phản ánh những thay đổi trong lãi suất trên thị trường tín dụng và ngược lại. Thực tế, qua các biến động lãi suất trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy hiện nay độ nhạy cảm của nền kinh tế đối với lãi suất đã tăng lên rất nhiều. Ngược lại, những khó khăn/thuận lợi trên thị trường tín dụng cũng tác động và làm ảnh hưởng tới TTLNH, điển hình như trong năm 2011 khi thị trường tín dụng khó khăn, giá vốn trên TTLNH cũng có những biến động tăng cao.
Cung – cầu vốn khả dụng trên TTLNH chịu sự tác động, quyết định của thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng: các nhu cầu vay vốn tăng cao của doanh nghiệp, khu vực dân cư,…trên thị trường tín dụng làm tăng nhu cầu về vốn khả dụng của các TCTD trên TTLNH nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự khan hiếm vốn trên thị trường 1 cũng khiến cho nguồn cung vốn liên ngân hàng trên TTLNH của các TCTD giảm. Các động thái của NHTƯ trên thị trường tiền tệ như giảm lãi suất cơ bản, giảm lãi suất tái cấp vốn có tác động làm tăng nguồn cung cho TTLNH; ngược lại, những động thái thắt chặt trên thị trường tiền tệ của NHTƯ sẽ tác động giảm cung vốn khả dụng trên TTLNH.
Hiện nay, các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam chưa đa dạng về chủng loại, chủ yếu là các giao dịch trái phiếu Chính phủ. Do đó, các hoạt động, sản phẩm đa dạng và phong phú, chất lượng tốt trên thị trường tín dụng như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu thương mại,… sẽ giúp cung cấp, đan dạng hóa hàng hóa được giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, cụ thể là giao dịch repo giữa các TCTD. Và ngược lại, với tư cách cung cấp một thị trường giao dịch thứ cấp cho các loại GTCG này, các giao dịch GTCG trên TTLNH có sôi động, mạnh mẽ mới có tác động trở lại giúp các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường tín dụng phát triển và phong phú hơn.
Là một bộ phận chủ yếu và quan trong trong TTTT, trong thời gian qua TTLNH Việt Nam ngày càng phát huy vai trò là nơi cung cấp nguồn vốn thanh khoản chủ yếu cho các TCTD trong TTTT, thông qua các hoạt động cho vay, gửi tiền, repo và tham gia NVTTM trên TTLNH, nhu cầu vốn thanh khoản của các TCTD đáp ứng nhanh chóng, kịp thời. Thực tế đã cho thấy, trong suốt giai đoạn 2007 – 2011, chưa có một sự cố thanh khoản ngân hàng nào nghiêm trọng, tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam, điều này có sự đóng góp không nhỏ của các hoạt động TTLNH. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng thực hiện đi vay trên TTLNH để cho vay nền kinh tế, hoặc đứng trước những nhu cầu về vốn xảy ra từ thị trường tín dụng (như các nhu cầu giải ngân, rút tiền,…) thì TTLNH chính là nơi để các TCTD quay vòng vốn hay tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi để đáp ứng các nhu cầu của thị trường tín dụng trong ngắn hạn.
Trong mối quan hệ với thị trường tiền tệ, TTLNH Việt Nam tồn tại như một thị trường cơ sở của thị trường này và là nơi truyền tải CSTT quan trọng của NHNN. Các hoạt động cho vay gửi tiền liên ngân hàng, lãi suất bình quân liên ngân hàng thời gian qua đã trở thành mục tiêu cho các can thiệp chính
sách của NHNN. Thông qua TTLNH, NHNN sẽ thực hiện việc mua, bán GTCG trên NVTTM để nhằm đạt được lãi suất mục tiêu (thường là lãi suất cho vay qua đêm trên TTLNH), từ thay đổi lãi suất mục tiêu này sẽ dẫn đến thay đổi lãi suất huy động, cho vay của TCTD, sau đó sẽ tác động đến hành vi tiết kiệm, đầu tư của các thành viên trên thị trường. Đồng thời, cùng với việc bám sát diễn biến của TTLNH, khả năng điều tiết thị trường liên ngân hàng qua kênh nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước đã được cải thiện đáng kể khi quy mô của nghiệp vụ thị trường mở thông qua doanh số trúng thầu tăng từ gần 2000 tỷ đồng năm 2000 lên tới 417 nghìn tỷ năm 2007, tần suất giao dịch từ 10 ngày/phiên năm 2000 lên tới 3 ngày/phiên năm 2007, phương thức đấu thầu và xét thầu mang tính thị trường hơn.
Như vậy có thể thấy, TTLNH Việt Nam và TTTT, thị trường tín dụng ngày càng có mối tương quan chặt chẽ và chịu ảnh hưởng tác động của nhau. Các TCTD đã có phản ứng nhanh đối với những hành động chính sách NHNN, đặc biệt là phản ứng về lãi suất. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi phản ứng của NHNN phải linh hoạt, nhanh nhạy hơn. Đồng thời, NHNN cần xây dựng và hình thành một cơ chế tạo mối liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các nghiệp vụ trong thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở với thị trường cho vay gửi tiền liên ngân hàng để chuyển tải các điều tiết của NHNN tới thị trường liên ngân hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.