Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 39 - 43)

Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ liên ngân hàng

1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường liên ngân hàng của một số quốc gia trên thế

1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

a) Các giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng của Nhật Bản

TTLNH của Nhật chỉ tập trung ở các trung tâm tài chính lớn như Tokyo, Osaka và Nagoya, bao gồm 3 bộ phận:

- Thị trường giao dịch vốn ngắn hạn (Call market): Là thị trường giao dịch đồng bản tệ giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác nhằm bảo đảm khả năng thanh khoản. Đây là bộ phận chủ yếu của TTLNH Nhật Bản. Kỳ hạn giao dịch từ qua đêm đến 1 năm theo hai hình thức chủ yếu:

+ Cho vay không có bảo đảm: Được thực hiện từ năm 1985. Các thành viên căn cứ vào mức độ tín nhiệm để cung cấp hạn mức tín dụng cho đối tác. Hình thức giao dịch này chủ yếu thực hiện thông qua các công ty môi giới.

+ Cho vay có bảo đảm: Được thực hiện từ năm 1902. Tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp vay tiền từ người cho vay và cho vay lại đối với người vay. Để tránh rủi ro, các giao dịch thực hiện chuyển các tài sản thế chấp qua hệ thống tài khoản mở tại trung tâm tài sản thế chấp và hệ thống thanh toán và ghi sổ trái phiếu Chính phủ.

- Thị trường chiết khấu tín phiếu: Là thị trường mua, bán tín phiếu giữa các ngân hàng và định chế tài chính.

- Thị trường giao dịch ngoại tệ Tokyo: Là thị trường kinh doanh về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền trên thế giới và giữa các thị trường.

TTLNH Nhật Bản hoạt động an toàn và ổn định vì thành viên thị trường giới hạn là các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, NHTƯ Nhật Bản luôn kiểm soát nhằm bảo đảm ổn định thị trường.

Thành viên tham gia TTLNH gồm NHTƯ Nhật Bản, các TCTD, các công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tín thác, quỹ tín dụng, các công ty môi giới và kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp.

Giao dịch trên thị trường được thực hiện dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua môi giới. Thông thường, hoạt động vay mượn được thực hiện qua các công ty môi giới (đặc biệt là cho vay không có bảo đảm). Hoạt động mua, bán GTCG thường được thực hiện trực tiếp qua hệ thống giao dịch điện tử. Có nhiều loại phương tiện để thực hiện giao dịch, trong đó, điện thoại chiếm ưu thế chủ yếu. Về nguyên tắc, việc thanh toán đều thực hiện qua tài khoản của thành viên tại NHTƯ Nhật Bản và sử dụng hệ thống NHTƯ Nhật Bản net.

Hệ thống môi giới của Nhật Bản ra đời khá sớm (từ 1901) và có vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính. Năm 1963, Nhật Bản có 6 Công ty môi giới (gọi là Tanshi company) và tồn tại đến năm 2001 thì sáp nhập lại còn

3 Công ty. Các công ty môi giới tiền tệ là những đối tác quan trọng của NHTƯ Nhật Bản. Những hoạt động chính của các công ty môi giới như sau:

- Làm trung gian môi giới trên TTLNH, đồng thời cũng hoạt động tự doanh như các thành viên khác.

- Mua, bán chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ,... đồng thời, làm môi giới cho các giao dịch này.

- Nhận uỷ thác đầu tư và mua, bán các công cụ tài chính được bảo đảm bằng tài sản.

Công ty môi giới của Nhật Bản đóng vai trò như là một chất xúc tác cho thị trường và nó có những chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng môi giới: Giúp cho người có nhu cầu vay và cho vay gặp nhau và thực hiện các giao dịch với các điều kiện cả hai bên có thể chấp nhận được. Công ty môi giới sẽ được hưởng phí khi giao dịch thành công. Các giao dịch vẫn được thực hiện chủ yếu qua hệ thống môi giới vì:

+ Mặc dù các thành viên có thể tìm được đối tác qua mạng, nhưng việc tìm được đối tác phù hợp trong thị trường có tới 840 thành viên rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

+ Giá hoặc lãi suất qua Công ty môi giới là giá cạnh tranh, phản ánh đúng cung cầu trên thị trường (các giao dịch song phương thường không phản ánh đúng giá thị trường do thiếu thông tin).

+ Do yếu tố bí mật thông tin mà các thành viên không tự mình chào giá qua mạng hoặc màn hình giao dịch (vì bị lộ danh tính) mà thông qua Công ty môi giới để giữ bí mật cho đến khi giao dịch thành công.

- Chức năng tự doanh: Đây là điểm khác biệt với các công ty môi giới của Mỹ và Châu Âu. Với chức năng này, công ty môi giới cũng có thể cho vay/vay hoặc mua/bán các công cụ tài chính cho bản thân mình để kiếm lời.

- Chức năng hỗ trợ thị trường như cung cấp cho thị trường trung tâm lưu giữ thế chấp, hệ thống xác nhận hợp đồng giao dịch cho các thành viên.

- Chức năng cung cấp thông tin cho khách hàng về các điều kiện của thị trường, dự báo…và đây là kênh thông tin quan trọng nhất của NHTƯ Nhật Bản trong việc kiểm soát và điều tiết thị trường.

- Chức năng đưa ra các quy định hoạt động của thị trường: Ở Nhật Bản, NHTƯ Nhật Bản không ban hành các quy định về hoạt động của thị trường mà Hiệp hội môi giới công bố các hướng dẫn hoạt động cho thị trường bằng việc đưa ra các quy tắc và thực hành. Khi giao dịch qua công ty môi giới, thành viên thị trường bắt buộc phải xác nhận hợp đồng giao dịch qua hệ thống xác nhận của công ty và không thể huỷ bỏ hợp đồng đó.

b) Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Nhật Bản:

Nghiệp vụ thị trường mở được Ngân hàng trung ương Nhật Bản sử

dụng khá sớm dưới hình thức ban đầu là nghiệp vụ mua bán các GTCG của NHTƯ đối với các ngân hàng nhằm cung khối lượng tiền cần thiết cho công

cuộc phát triển đất nước. Hàng hóa đầu tiên được sử dụng trong NVTTM là

các loại GTCG có tính thanh khoản cao như trái phiếu, tín phiếu Chính phủ; sau đó đã được mở rộng với hối phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và các loại GTCG ngắn hạn khác.

Cũng tương tự như mô hình của Fed, NVTTM là công cụ chủ yếu của NHTƯ Nhật Bản trong việc điều tiết vốn khả dụng của hệ thống trong ngày. Thông qua việc mua, bán GTCG trên thị trường để ‘bơm” hoặc “hút” tiền, NHTƯ Nhật Bản đã tác động trực tiếp tới cung-cầu vốn trên TTLNH, từ đó tác động tới lãi suất của thị trường.

NHTƯ Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối với thị trường tiền tệ Nhật Bản. NHTƯ Nhật Bản tham gia thị trường với tư cách là một thành viên và là người kiểm soát thị trường tiền tệ. Từ tháng 3/2006, NHTƯ Nhật Bản đã

thay đổi mục tiêu kiểm soát thị trường từ kiểm soát khối lượng tiền tệ sang kiểm soát lãi suất thông qua hai loại công cụ chủ yếu:

- Công cụ trực tiếp mang tính định hướng: NHTƯ Nhật Bản lấy lãi suất cho vay qua đêm không có tài sản bảo đảm trên TTLNH làm lãi suất mục tiêu vì đây là lãi suất dễ kiểm soát. Cho vay qua đêm liên ngân hàng là hình thức các định chế tài chính thường sử dụng để duy trì số dư tiền gửi tại NHTƯ Nhật Bản một cách hợp lý và thông qua công cụ NVTTM, NHTƯ Nhật Bản dễ dàng can thiệp vào cung hoặc cầu thị trường, từ đó, kiểm soát lãi suất thị trường. Lãi suất cho vay qua đêm được coi là lãi suất chuẩn, khi NHTƯ Nhật Bản kiểm soát được lãi suất này thì nó cũng ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn của thị trường và NHTƯ Nhật Bản cũng gián tiếp kiểm soát được các loại lãi suất khác.

- Công cụ gián tiếp để can thiệp thị trường: NVTTM có ảnh hưởng đến vốn khả dụng của các ngân hàng, qua đó tác động lên lãi suất TTLNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2015 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)