Chương 2 : Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
2.3. Đánh giá
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
TTLNH Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp so với khu vực và thế giới. TTLNH bị phân khúc, manh mún, chia nhóm (NHTM Nhà nước, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM Cổ phần,…).
Mặc dù cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,... hiện tại đã tạo nền tảng cơ bản cho hoạt động TTLNH, tuy nhiên, TTLNH Việt Nam vẫn phát triển ở trình độ thấp, các giao dịch trên TTLNH, nhất là giao dịch repo vẫn chưa thực sự sôi động; việc theo dõi, xử lý thông tin TTLNH còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện chức năng giám sát TTLNH và điều hành CSTT của NHNN. Bên cạnh đó, hoạt động của TTLNH Việt Nam chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Các TCTD tham gia thị trường chủ yếu nhằm mục đích bảo đảm tính thanh khoản, chưa quan tâm nhiều đến
nhu cầu kinh doanh sinh lời trên thị trường vì thế chưa đảm bảo vai trò là người tạo lập thị trường. Cụ thể:
2.3.2.1. Về cơ chế, chính sách
Hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động của thị trường chưa đồng bộ. Các nội dung cơ bản của TTLNH đã được luật pháp hoá ở các mức độ khác nhau (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư...), tuy nhiên những quy định này còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ vì vậy nó chưa thực sự đi vào cuộc sống và tính hội nhập chưa cao. Mặt khác, do xuất phát điểm thấp của nền kinh tế Việt Nam và chưa chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền pháp luật, cũng như những lợi ích của TTLNH mang lại, cho nên chưa làm thay đổi nhận thức và tạo ra sự quan tâm của công chúng đối với các sản phẩm của TTLNH.
- Quy tắc ứng xử trên TTLNH chưa được ban hành: Việc thiếu quy tắc ứng xử theo thông lệ chuẩn và chuẩn mực chung cho các giao dịch (lãi suất chuẩn, số tiền giao dịch chuẩn, quy tắc làm tròn số,...) phần nào gây khó khăn cho các thành viên thị trường trong khi xử lý vi phạm hợp đồng.
- Hệ thống môi giới tiền tệ chưa hình thành: Mặc dù NHNN đã ban hành Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN về môi giới tiền tệ, tuy nhiên, do đối tượng được phép hoạt động môi giới là các TCTD được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nên các đối tượng khác có nhu cầu hoạt động môi giới tiền tệ thì phải chờ sửa đổi quy định (Thực tế đã có một công ty môi giới tiền tệ Singapore đến Việt Nam tìm hiểu về khả năng cho phép công ty này vào hoạt động tại Việt Nam).Vì vậy, khi NHNN cần khuyến khích hình thành hệ thống môi giới tiền tệ tại Việt Nam thì cần sửa đổi quy định trên để có thể cho phép công ty môi giới tiền tệ nước ngoài hoặc loại hình khác hoạt động về môi giới tiền tệ.
Về phía các TCTD Việt Nam thì cho đến tháng 1/2010 vừa qua, mới chỉ có NHTMCP Tiên Phong được NHNN cấp phép hoạt động về lĩnh vực trên.
2.3.2.2. Cấu trúc vi mô của TTLNH chưa hoàn thiện
Thiếu những tổ chức trung gian (những nhà môi giới tiền tệ chuyên nghiệp) trên thị trường: do đó, các thành viên thị trường phải mất nhiều thời
gian mới tìm được đối tác có nhu cầu phù hợp. Trong tương lai, khi quy mô thị trường phát triển thì cần phải có một hệ thống môi giới tiền tệ chuyên nghiệp. Nguyên nhân của tình trạng chưa hình thành các nhà môi giới tiền tệ chuyên nghiệp là do:
- Quy mô của thị trường còn nhỏ; Số lượng các TCTD không lớn, do đó, các TCTD trực tiếp liên hệ và giao dịch với nhau; Giao dịch qua môi giới sẽ làm tăng chi phí giao dịch.
- Thị trường thứ cấp GTCG giữa các TCTD chưa phát triển.
- TTLNH của Việt Nam chưa thực sự liên thông với TTLNH quốc tế, các giao dịch liên ngân hàng chủ yếu diễn ra giữa các ngân hàng tại Việt Nam.
- Nhiều TCTD chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động môi giới tiền tệ và chưa quan tâm đến hoạt động này.
Thiếu những nhà tạo lập thị trường (market maker) những người được
yêu cầu phải yết giá mua và giá bán của tất cả các công cụ đang giao dịch trên thị trường. Nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu. Việc thiếu nhà tạo lập thị trường là một nguyên nhân làm cho giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp chưa sôi động.
Chưa có công ty định mức tín nhiệm có uy tín tại Việt Nam nên chưa
tạo điều kiện cho việc phát triển và sử dụng các công cụ chuyển nhượng trong các giao dịch trên TTLNH.
Chưa có hệ thống giao dịch tập trung/hệ thống thông tin tập trung giữa các thị trường bộ phận của TTLNH/nhà môi giới tiền tệ chuyên nghiệp do đó,
gây khó khăn cho các thành viên trong việc tìm kiếm đối tác và thông tin thị trường.
2.3.2.3. Các thị trường bộ phận chưa hoàn thiện
Thị trường cho vay, gửi tiền không có bảo đảm chưa hiệu quả:
Trên thị trường thường xảy ra tình trạng diễn biến cùng chiều (các TCTD cùng thừa hoặc cùng thiếu vốn khả dụng), do đó, nhiều khi thị trường này dường như đóng băng. Các TCTD thường ưu tiên cho vay, gửi tiền trong nhóm. Điều này thể hiện rõ tình trạng phân khúc của TTLNH. Việc tiếp cận thông tin cần thiết để đánh giá TCTD đối tác khi xem xét, xây dựng hạn mức tín dụng còn gặp khó khăn do một số TCTD không công bố thông tin về các báo cáo tài chính hoặc các thông tin cần thiết khác trong khi việc tiếp cận các thông tin này từ các nguồn khác cũng rất hạn chế.
Thị trường mua bán có kỳ hạn GTCG (repo) chưa phát triển:
- Chưa áp dụng hợp đồng tổng thể thống nhất áp dụng cho giao dịch repo, do đó, phần nào làm trì trệ sự phát triển của thị trường thứ cấp GTCG: Các TCTD trong nước thì cho rằng việc áp dụng Hợp đồng mua lại chuẩn toàn cầu (GMRA) trong giai đoạn hiện nay chưa cần thiết vì hợp đồng trên có quá nhiều điều khoản phức tạp, chưa phù hợp thị trường trong khi thị trường mua bán giấy tờ có giá của Việt Nam vốn chỉ mới ở giai đoạn phát triển hết sức sơ khai, chưa phát sinh các giao dịch phức tạp như thị trường các nước phát triển, do đó, đội ngũ nhân viên của các TCTD trong nước chưa hiểu được hết các nội dung, điều khoản trong Hợp đồng. Hợp đồng repo mà hiện nay các ngân hàng trong nước đang áp dụng cho các giao dịch repo giữa các ngân hàng trong nước với nhau là do các ngân hàng tự xây dựng trên cơ sở thoả thuận, thống nhất và có tham khảo một số nội dung trong hợp đồng mẫu
của Hiệp hội ngân hàng. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đề xuất áp dụng nguyên mẫu Hợp đồng chuẩn mua lại GTCG GMRA của Hiệp hội thị trường chứng khoán quốc tế (ISMA) và Hiệp hội thị trường trái phiếu (TBMA) vì Hợp đồng này được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định nội bộ từ ngân hàng mẹ về việc áp dụng Hợp đồng repo.
- Việc xác định lãi suất giao dịch repo vẫn chưa theo chuẩn mực thống nhất do chưa có đủ thông tin và điều kiện cần thiết để các ngân hàng có cơ sở tham chiếu. Một số ngân hàng áp dụng lãi suất repo cao hơn lãi suất vay, gửi tiền liên ngân hàng. Một số TCTD áp dụng lãi suất repo bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, hoặc bằng lãi suất này cộng thêm mức phí kỳ vọng đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Thực chất, việc xác định lãi suất như trên là không phù hợp bởi repo là giao dịch có bảo đảm bằng GTCG, có độ an toàn cao nên theo thông lệ quốc tế thì lãi suất repo phải thấp hơn lãi suất liên ngân hàng. Do đó cần có một cơ sở cùng các thông tin cần thiết để các TCTD có thể tham chiếu.
- Quy trình giao dịch và thủ tục thanh toán các giao dịch repo còn phức tạp: Các giao dịch repo thực hiện qua NVTTM tại NHNN đã được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện. Trong giao dịch liên ngân hàng, TCTD không phải trả phí giao dịch. Tuy nhiên, các giao dịch thực hiện qua SGDCKHN còn phức tạp. Yêu cầu hiện nay đối với các giao dịch repo còn phức tạp, mất thời gian, làm phát sinh chi phí.
+ Các TCTD phải trả mức phí giao dịch trái phiếu tương đối cao cho công ty chứng khoán và SGDCKHN (Phí trả cho SGDCKHN 0.0075% giao dịch repo, trong khi đó, với các giao dịch trực tiếp giữa 2 đối tác thì chỉ phải chịu mức phí chuyển tiền là vài nghìn đồng) [4].
+ Thời gian thanh toán qua SGDCKHN chậm làm mất cơ hội đầu tư của TCTD: Theo quy định thời gian thanh toán qua SGDCKHN là T+1. Đối với chiều đi và về của giao dịch repo đều áp dụng quy định này. Như vậy, thời hạn thanh toán mỗi giao dịch repo sẽ là T+2 [4].
- Chưa thu thập được các thông tin kịp thời và đầy đủ về diễn biến hoạt động repo giữa các tổ chức tài chính: Phần lớn giao dịch repo trái phiếu Chính phủ được thực hiện tại SGDCKHN. Hệ thống giao dịch mới triển khai của SGDCKHN cho phép theo dõi riêng các giao dịch repo phát sinh. Tuy nhiên, việc kết nối thông tin giữa NHNN và SGDCKHH mới chỉ ở giai đoạn đầu, với những thông tin rất chung, do đó, các thông tin NHNN thu thập hiện nay chủ yếu vẫn dựa trên nguồn báo cáo từ các TCTD trong khi hệ thống báo cáo thống kê còn bất cập nên các thông tin thu thập được chưa đầy đủ và kịp thời.
- Chưa có quy định toàn diện cho thị trường repo. NHNN ban hành các văn bản về hoạt động repo giữa NHNN và các TCTD và giữa các TCTD với khách hàng. Các quy định hiện nay đang được BTC xây dựng tập trung vào việc kiểm soát mức độ repo giữa ngân hàng và công ty chứng khoán. SGDCKHN cũng đã soạn thảo một số quy định, song chỉ đề cập đến các hoạt động liên quan đến giao dịch trên SGDCKHN.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa sôi động: Có thời điểm, hầu
như không có giao dịch thị trường này. Quy trình thu thập thông tin về giao dịch thị trường còn thủ công (qua FAX) do đó, tạo gánh nặng báo cáo đối với
cả NHNN và TCTD.
2.3.2.4. Hạn chế về công cụ tài chính trên thị trường liên ngân hàng Công cụ tài chính chưa đa dạng về chủng loại và thời hạn: Các công
cụ tài chính tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa dạng.
- Trái phiếu Chính phủ chưa đa dạng về thời hạn; tín phiếu Kho bạc được phát hành với thời hạn 364 ngày là chủ yếu. Điều này thể hiện tính
không chuyên nghiệp của TTTT vì khối lượng và thời hạn của GTCG phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu vốn của ngân sách nhà nước mà không tính đến những tiện ích của nó mang lại cho thị trường. Tín phiếu kho bạc là một ví dụ điển hình. BTC chỉ căn cứ vào nhu cầu vốn cho bù đắp bội chi ngân sách để phát hành tín phiếu kho bạc với thời hạn chủ yếu là 364 ngày vì thế không có cơ sở để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường (ở Singapore mặc dù ngân sách bội thu nhưng Chính phủ luôn phát hành một khối lượng lớn tín phiếu kho bạc với thời hạn đa dạng để phục vụ cho hoạt động của TTTT).
- Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu thương mại chưa trở thành công cụ giao dịch trên TTTT vì hiện chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp có uy tín tại Việt Nam; Mặt khác, việc sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chưa phổ biến nên các TCTD khó xác định được chất lượng và mức độ rủi ro của các hối phiếu do doanh nghiệp phát hành; hầu hết thành viên thị trường chưa nhận thức đầy đủ về hối phiếu, TCTD chỉ quan hệ với bên bán, trong khi rủi ro lại xuất hiện ở phía bên mua...
GTCG phát hành không theo chuẩn mực quốc tế: GTCG giao dịch trên
thị trường chưa được chuẩn hoá. Khi xác định giá mua, bán GTCG, các bên liên quan mất nhiều thời gian thống nhất cách thức tính toán và phải tự tính bằng excel. Chương trình phần mềm giao dịch trái phiếu của Bloomberg không hỗ trợ được việc tính toán này vì đa số các loại trái phiếu trên thị trường Việt Nam phát hành không theo chuẩn mực quốc tế.
Khó khăn trong lưu trữ, chuyển giao GTCG dưới hình thức chứng chỉ:
Hiện nay, một giá trị lớn GTCG dưới hình thức chứng chỉ ghi danh vẫn chưa được làm thủ tục lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán gây khó khăn cho việc lưu trữ, chuyển giao giữa các bên tham gia giao dịch.
2.3.2.5. Hệ thống thông tin thị trường và các thông tin về TTLNH được công bố còn hạn chế
Mặc dù đã hình thành được một hệ thống thu thập và công bố thông tin TTLNH, nhưng việc thu thập và công bố thông tin về thị trường liên ngân hàng của NHNN hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
- Tình trạng thiếu thông tin/thông tin chưa kịp thời về quy mô và cách thức hoạt động của TTLNH. Hạn chế này đã gây ảnh hưởng nhất định đến định hướng hoạt động của thành viên TTLNH và việc đưa ra các giải pháp CSTT phù hợp và kịp thời của NHNN.
- Các thông tin về lãi suất giao dịch bình quân và doanh số cho vay, gửi tiền liên ngân hàng do NHNN công bố chưa kịp thời. Mặc dù NHNN đã công bố định kỳ hàng ngày về lãi suất bình quân liên ngân hàng (lãi suất thực hiện giao dịch) và doanh số giao dịch liên ngân hàng trên website cho các thành viên có cơ sở thực hiện các giao dịch trên TTTT, tuy nhiên, thông tin các thông tin này thường có độ trễ về thời gian (hiện nay độ trễ công bố thông tin hàng ngày về giao dịch liên ngân hàng trên website NHNN là 02 ngày), do đó, chưa thực sự hữu ích trong việc giúp TCTD xác định lãi suất giao dịch trên TTTT và xây dựng kế hoạch hoạt động. Nguyên nhân là do việc thu thập thông tin đầu vào (do TCTD báo cáo) qua chế độ báo cáo thống kê thường bị trễ, không đầy đủ và còn bị sai số.
- NHNN chưa công bố biểu số liệu tổng hợp các giao dịch lịch sử về đấu thầu NVTTM, mới chỉ công bố các thông tin của các đợt phát hành, do đó, các thành viên gặp khó khăn trong thu thập thông tin, số liệu để phân tích, đánh giá diễn biến của các thị trường này. Một số thành viên thị trường cũng bày tỏ mong muốn NHNN cần có những ấn phẩm định kỳ thường xuyên để tổng hợp các thông tin về thị trường tiền tệ nói riêng và TTLNH nói chung, trong đó có những phân tích, đánh giá diễn biến thị trường, những nhận định cũng như dự báo xu hướng biến động của thị trường trong một khoảng thời gian ngắn trong tươnhg lai. Để làm được điều này, đòi hỏi NHNN cần có một
hệ thống thông tin đầu vào đầy đủ, chính xác, cập nhật, một mô hình phân tích và dự báo một cách chính xác, khoa học cũng như một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và đầu óc nhạy bén.
- Thông tin về thị trường ngoại hối còn hạn chế.
- Lãi suất VNIBOR do Reuters công bố không phản ánh được chính xác lãi suất giao dịch trên thị trường do các ngân hàng không thường xuyên cập nhật và phần lớn các ngân hàng không giao dịch theo lãi suất VNIBOR chào trên trang của Reuters. Lãi suất do các nhóm ngân hàng yết trên trang này có sự chênh lệch lớn nên khó làm cơ sở để tham khảo. Các TCTD cổ phần có lãi suất chào thống nhất hơn so với nhóm TCTD nhà nước và nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài mặc dù nhóm này không thường xuyên cập