Nyphon; B Pycnogonum B

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 4 doc (Trang 46 - 47)

III. Phân ngành Có kìm (Chelicerata)

A.Nyphon; B Pycnogonum B

Lớp này còn có tên gọi là lớp Nhện chân trứng (Pycnogonida). Kích thước cơ thể thay đổi. Có loài lớn tới 30cm sống ở đáy bùn của vùng Bắc cực, trong khi đó nhiều loài có kích thước nhỏ cỡ vài mm. Cơ thể chia làm 3 phần là đầu, ngực và bụng. Đầu kéo dài về phía trước thành vòi, có lỗ miệng ở tận cùng, phần phụ đầu gồm có đôi kìm, đôi chân xúc giác và đôi chân mang trứng, có 2 đôi mắt trên nhú mắt. Ngực thường 4 đốt (có thể tới 5 – 6 đốt), mỗi đốt có một đôi chân. Bụng thường tiêu giảm, tuy nhiên nhện biển hoá thạch có phần bụng có 7 đốt. Một số loài đầu và ngực dính với nhau tạo thành phần đầu ngực. Thân bé nên một số phần của nội quan nằm trong các đốt gốc chân (các nhánh của ruột giữa, một phần của tuyến sinh dục...)(hình 9.16).

Thức ăn của nhện biển là các loài thuỷ tức, động vật hình rêu, hải qùy, sứa và thân lỗ.

Phân cắt trứng có sai khác nhau: Đối với nhện biển trứng bé, ít noãn hoàng thì phân cắt hoàn toàn, đều, tương tự như phân cắt trứng của động vật giáp xác. Hình thành ấu trùng protonymphon có 3 đôi phần phụ và có một số cơ quan tạm thời như tuyến tơ và tuyến độc ở đốt gốc của kìm, sống ký sinh ngoài. Sau đó lột xác sinh trưởng và biến đổi thành con trưởng thành. Đối với nhện biển trứng lớn giàu noãn hoàng, thường phân cắt bề mặt, ấu trùng phát triển trên cơ thể mẹ, bám vào bao trứng hay chân mang trứng nhờ vào tuyến tơ.

Hiện biết khoảng 500 loài, phần lớn sống dưới triều. Có khoảng 40 loài sống ở độ sâu 2.000m, có kích thước lớn hơn, chân dài hơn nên thường bị nước cuốn xa đáy. Nhện biển xuất hiện từ Cổ sinh, có nhiều đặc điểm của hình nhện và một số đặc điểm của giáp xác như hình dạng của ấu trùng và sự biến thái. Tuy nhiên chúng cũng có những đặc điểm riêng như có vòi, đốt ngực và bụng không cố định nên khá xa lạ với giáp xác và có kìm. Nhiều người cho rằng nhện biển là một phân ngành khác của ngành chân khớp.

4. Nguồn gốc và tiến hoá của có kìm

Căn cứ vào các đặc điểm phát triển phôi sinh và cấu tạo cơ thể, rõ ràng giữa các ngành phụ Trùng ba thùy và Có kìm có quan hệ mật thiết. Trong ngành phụ Có kìm thì lớp Giáp cổ là nhóm động vật xuất hiện sớm nhất có cấu trúc cơ thể giống với Bọ cạp, còn Đuôi kiếm thì xuất hiện muộn hơn, nhưng cấu trúc cơ thể và đặc điểm phát triển lại gần với Trùng ba thùy. Phần lớn Hình nhện xuất hiện vào kỷ

Hình 9.16 Đại diện Nhện biển (theo Hickman)

A. Nyphon; B. Pycnogonum B B A Xúc biện Chân ôm trứng Bụng Kìm Vòi

Cacbon nhưng cũng có các đại diện gặp từ Devon. Có kìm cũng gặp hoá thạch cùng với Trùng ba thùy từ các địa tầng từ đầu Cambri, phần lớn sống ở biển nhưng có khi gặp cả ở nước lợ và nước ngọt.

Như vậy có thể cho rằng Có kìm tách khỏi Trùng ba thùy từ tiền Cambri và vào thời kỳ cực thịnh của Giáp lớn đã có xuất hiện Có kìm trên cạn. Có kìm biến đổi theo hướng ổn định phần đầu ngực với 6 đôi phần phụ, thu gọn cơ thể bằng cách thu gọn bụng sau, tiêu giảm phần

phụ và tập trung đốt.

Biến đổi mới thích nghi với đời sống trên cạn của Có kìm là hình thành tầng cuticun chống thoát nước, chuyển mang sách thành phổi sách, chuyển sang thụ tinh trong qua nhiều khâu trung gian như nhờ bao tinh, bầu tinh, chuyển hoạt động ban đêm sang hoạt động ban ngày.

Bước tiến hoá nổi bật nhất là từ môi trường nước chuyển lên chiếm lĩnh môi trường cạn. Nhóm nhện và ve bét có độ phong phú về số loài và môi trường sống cao nhất. Tiến hoá của nhện còn gắn chặt với sự hình thành tơ để bắt mồi và làm tổ, còn tiến hoá của bét là giảm bớt kích thước cơ thể và biến thái phức tạp, do vậy khả năng thích nghi với điều kiện môi trường của Ve bét được tăng cao (hình 9.17).

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 4 doc (Trang 46 - 47)