SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TNHH Indovina – Chi nhánh Đống Đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 001 (Trang 100)

TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA-CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.

Ngân hàng là ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, nhiệm vụ chủ yếu của nó là tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất kinh doanh. Sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời đại hội nhập KTQT, hệ thống ngân hàng càng đóng vai trị quan trọng. Vì vậy, hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng của IVB chi nhánh Đống Đa phải được đảm bảo an toàn và hiệu quả với những lý do cụ thể sau đây:

Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, hoạt động kinh doanh ngân hàng là một

lĩnh vực đặc biệt bởi lẽ hàng hố là tiền tệ có sức nhạy cảm và sức cuốn hút cao. Vì vậy mà rủi ro trong hệ thống ngân hàng rất lớn và đa dạng. Nó ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động của ngân hàng và rất dễ dấn đến một rủi ro hệ thống tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế nếu hệ thống ngân hàng sụp đổ. Chính vì vậy, cần phải có các biện pháp tích cực giảm thiểu rủi ro. Nâng cao chất lượng tín dụng chính là góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm lành mạnh tình hình tài chính của tồn hệ thống IVB, giúp IVB ổn định và phát triển lâu dài.

Thứ hai, trong hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, doanh nghiệp hay

NHTM cũng là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh có lãi và làm tăng được tổng tài sản cũng là điều mà bất cứ một NHTM nào cũng mong muốn. Nâng cao chất lượng tín dụng, khơng những góp phần làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng thông qua việc tăng dư nợ tín dụng mà cịn làm giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do khơng thu hồi được vốn vay từ đó tăng thu lãi về hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng cịn góp phần làm tăng thêm các hoạt

động dịch vụ của NHTM do tạo thêm nhiều nguồn vốn từ việc tăng cường vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm nhiều khách hàng mởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ và tạo ra hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng.

Ngồi ra nâng cao chất lượng tín dụng cũng góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Chất lượng tín dụng cao cho phép ngân hàng có thêm nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung cho vốn đầu tư. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững ngoài ra chi nhánh Đống Đa hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội – là trung tâm văn hố, chính trị của cả nước, đồng thời cũng là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt nên để có một vị trí vững chắc trên thị trường, để thắng thế trong cạnh tranh thì IVB – cần phải nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụng.

Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của IVB Đống Đa trong những năm qua mặc dù vẫn tốt, đem lại lợi nhuận tương đối về cho ngân hàng, song nó vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về cung cấp vốn của nền kinh tế. Do vậy, IVB Đống Đa cần phải tích cực hơn nữa nâng cao chất lượng hoạt động để có thể theo kịp với xu thế hiện nay.

Tóm lại, nâng cao chất lượng tín dụng ln là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của IVB Đống Đa trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, là sự cần thiết và khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của khách hàng.

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA-CHI NHANH ĐỐNG ĐA.

Xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc và phương hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới, từ những hiểu biết của bản thân, tác giả luận văn xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại IVB Đống Đa như sau:

3.3.1. Giải pháp về marketing.

Như đã phân tích ở chương 2, hạn chế lớn nhất để phát triển thị trường của ngân hàng IVB nói chung cũng như IVB Đống Đa nói riêng đó chính là chưa có tiếng tăm trên thị trường cả nước. Phần lớn những người biết đến thương hiệu IVB đều cho rằng đây là một ngân hàng liên doanh và chỉ phục vụ khách hàng doanh nghiệp nước ngồi mà khơng có các sản phẩm cho khách hàng trong nước. Trong khi các NHTM Cổ phần trong nước làm rất tốt công tác marketing để phát triển thương hiệu và mang các sản phẩm của họ tới tận tay người tiêu dùng thì IVB vẫn chưa có sự nổi bật và hay bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác như VIB, Indochina... Ngân hàng IVB nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng đã rất trăn trở về điều này. Do vậy, một sự thay đổi trong marketing lúc này là hết sức cần thiết để giúp đưa thương hiệu IVB tới gần hơn với khách hàng trong nước, cả cá nhân và doanh nghiệp, với các tiêu chí cụ thể như:

Một là, thay đổi về bộ nhận diện thương hiệu IVB gồm các yếu tố: Logo ấn tượng, khẩu hiệu dễ nhớ - dễ nhận biết, giá trị cốt lõi bền vững để khẳng định chất lượng đối với khách hàng (có thể là: Minh bạch, an tồn, chun nghiệp, hiệu quả

và thân thiện. Đây là những tiêu chí rất quan trọng để chọn lựa một ngân hàng tốt của bất kỳ khách hàng nào).

Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: Sản phẩm tiền gửi với lãi suất hấp dẫn, sản phẩm vay vốn cá nhân và doanh nghiệp với nhiều ưu đãi và cạnh tranh, dịch vụ thanh tốn quốc tế, chuyển tiền nhanh chóng và với mức

phí ưu đãi... phù hợp với các nhóm khách hàng tiềm năng theo đúng chiến lược phát triển mới của ngân hàng.

Ba là, phạm vi thay đổi: Chỉ nhận diện thương hiệu IVB thay đổi còn chất lượng dịch vụ IVB vẫn phải được giữ vững, duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi về lợi nhuận.

Bốn là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (quảng cáo qua Internet, báo chí, truyền hình, tờ rơi tờ gấp, tài trợ cho các sự kiện...) và bằng chính

sự giới thiệu, quảng bá của nhân viên ngân hàng để thu hút sự chú ý của thị trường và tạo mối quan hệ tốt hơn cho việc phát triển kinh doanh.

Một khi thương hiệu IVB đã được phổ biến tới nhiều đối tượng khách hàng và nhiều tỉnh thành trong cả nước thì chắc chắn các sản phẩm tín dụng và dịch vụ khác của IVB cũng sẽ được biết đến. Yêu cầu tiếp theo sẽ là một chuỗi các dịch vụ, sản phẩm tín dụng tốt để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

3.3.2. Chính sách tín dụng.

Có thể nói, bên cạnh chính sách về nhận diện thương hiệu, chính sách tín dụng đúng đắn và phù hợp là nhân tố tiên quyết định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Để xây dựng một chính sách tín dụng tốt, IVB Đống Đa cần xem xét các vấn đề sau:

3.3.2.1. Chính sách khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, các khách hàng ngày càng có sự lựa chọn rộng hơn, địi hỏi chất lượng cao hơn và mong muốn nhận được giá trị lớn hơn cho đồng tiền mà họ bỏ ra. Chính vì vậy, Ngân hàng phải ngày càng quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ với khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến ngân hàng như trước đây. Từ khi thành lập đến nay, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức quen biết thông qua một số các mối quan hệ với ngân hàng. Còn lại, chi nhánh Đống Đa vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và bỏ lỡ nhiều nhu cầu tín dụng khác của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp lân cận tự tìm đến với ngân hàng do tâm lý e ngại rủi ro

với những tổ chức không quen biết. Do vậy, để hoàn thiện hơn nữa chính sách khách hàng hợp lý, chi nhánh Đống Đa nên tăng cường công tác khách hàng, mở rộng các đối tượng khách hàng bằng các cách sau:

Một là, tổ chức hội nghị khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, hội nghị khách hàng truyền thống thƣờng niên. Qua đó ngân hàng có thể rút

ra được kinh nghiệm từ những ý kiến đóng góp của khách hàng, tuyên truyền sâu rộng về IVB Đống Đa và những lợi ích của khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng, cũng như là cơ hội để tiếp cận và giới thiệu dịch vụ của ngân hàng tới các khách hàng mới.

Hai là, mở rộng đối tƣợng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân. Hiện nay, nếu tính theo đầu doanh nghiệp thì thành

phần kinh tế này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ sở khách hàng của chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên, hạn mức cấp cho các khách hàng này còn thấp nên nếu xét về tỷ lệ trên tổng dư nợ, cho vay ngoài quốc doanh lại chỉ chiếm khoảng trên 20%, đây là một con số quá nhỏ bé và ngày càng thu hẹp để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng làm như vậy là ngân hàng đang tự thu hẹp thị trường của mình bởi muốn hạn chế rủi ro thì phải có biện pháp giải quyết từ khâu thẩm định dự án, phương án kinh doanh, khâu giám sát khi cho vay... Mặc dù quy định về cho vay đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng khơng phải vì thế mà Ngân hàng không cho vay, thờ ơ với khách hàng. Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp quốc doanh hầu như khơng có đầy đủ các điều kiện về tài chính và tài sản đảm bảo trong quy trình nghiệp vụ tín dụng. Điều mà Ngân hàng cần quan tâm đối với khối doanh nghiệp này để nâng cao chất lượng tín dụng là phương án kinh doanh, uy tín của họ đối với khách hàng và Ngân hàng chứ không chỉ dựa vào tài sản đảm bảo. Thực hiện cơ chế tín dụng linh hoạt này là điều cần thiết bởi vì khu vực này cịn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và triển vọng của hoạt động sẽ có hiệu quả.

Tóm lại, khu vực kinh tế ngồi quốc doanh cần được IVB Đống Đa quan tâm nhiều hơn do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều; sự phát triển kinh tế của các khu công

nghiệp, khu chế xuất ở Hà Tây, Hải Dương. Mặt khác, khu vực quốc doanh sẽ giảm mạnh do cải cách doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên. Bên cạnh đó, mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngồi quốc doanh cũng sẽ góp phần đa dạng hố hoạt động tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng, thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp và thực hiện đúng chủ trương đường lối của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Ba là, tiếp tục củng cố, tăng cƣờng và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các khách hàng truyền thống trên địa bàn. Đó là những khách hàng có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng, có nhu cầu

đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất thường xuyên.

3.3.2.2. Chính sách lãi suất.

Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng vay của NHTM. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho Ngân hàng. Cũng từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với những ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài cũng như NHTM trong nước cạnh tranh nhau rất khốc liệt về lãi suất dựa trên những ưu thế nhất định của từng ngân hàng. Do đó, để có được một chính sách lãi suất cho vay có hiệu quả, cán bộ Ngân hàng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của lãi suất cho vay trên thị trường một cách hợp lý.

Trong những năm qua, Ngân hàng đã và đang áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng vay vốn và quy mơ các khoản vay, ví dụ như có ưu đãi lãi suất cho khách hàng loại một, khách hàng loại hai có giảm lãi suất cho những món vay có giá trị lớn. Tuy nhiên, chính sách lãi suất của Ngân hàng vẫn còn những điều chưa linh hoạt. Vì thế IVB Đống Đa nên mở rộng các mức lãi suất đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng, mức độ sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, có chính sách khuyến khích về lãi suất cho các khách hàng mới. Bên canh đó căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng nghành nghề kinh doanh mà IVB Đống Đa có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu được nhà nước khuyến

khích như thực phẩm, may mặc, giày dép, IVB Đống Đa có thể áp dụng một mức lãi suất khác, phù hợp hơn so với việc cho vay để sản xuất thông thường. Điều này không những tạo ra những điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn mà còn giúp cho IVB Đống Đa thiết lập, mở rộng quan hệ với khách hàng. Với một chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt chắc chắn IVB Đống Đa sẽ có càng nhiều khách hàng đến với mình.

3.3.2.3. Về phương thức cho vay vốn.

IVB Đống Đa cần đa dạng hoá các phƣơng thức cho vay, cho vay theo nhu cầu, gắn với đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hiện nay IVB Đống Đa nên cho vay theo hạn mức đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay trả thường xuyên, ổn định. Vấn đề đặt ra là hạn mức tín dụng đặt ra cho mỗi khách hàng là bao nhiêu? Theo tác giả luận văn, dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo mà khách hàng và ngân hàng cùng thoả thuận một mức dư nợ tối đa trong thời hạn nhất định. Căn cứ vào mức dư nợ đó, khách hàng chỉ phải làm một lần các thủ tục cần thiết như hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh các hồ sơ pháp lý khác...những lần tiếp theo khách hàng chỉ cần làm giấy nhận nợ và giấy rút tiền. Như vậy cho vay theo hạn mức sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian cho khách hàng. Với Ngân hàng, Ngân hàng có thể biết được khách hàng đang gặp thuận lợi hay khó khăn gì để cùng khách hàng tháo gỡ.

IVB Đống Đa cũng cần hướng tới đối tượng là dân cư. Nhu cầu vay vốn trong dân cư để phát triển sản xuất các hệ thống kinh doanh cá thể là rất lớn. ở các nước Âu, Mỹ và các nước công nghiệp mới nổi như Thái lan và Malayxia, cho vay tiêu dùng đặc biệt là vay trả góp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong các ngân hàng. Vì vậy IVB Đống Đa cần mở rộng dich vụ cho vay tiêu dùng, cho vay thông qua dịch vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm mở rộng cho vay đối với cá thể.

Bên cạnh đó, IVB Đống Đa là một trong số ít các Ngân hàng đạt được những thành quả trong lĩnh vực cho vay đồng tài trợ. Đây là hình thức cho vay giảm được

nhiều rủi ro vì các Ngân hàng tham gia cho vay đều thẩm định rất kỹ.Vì vậy, IVB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TNHH Indovina – Chi nhánh Đống Đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 001 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)