3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢpmaỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
3.3.2.1. Chính sách khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các khách hàng ngày càng có sự lựa chọn rộng hơn, địi hỏi chất lượng cao hơn và mong muốn nhận được giá trị lớn hơn cho đồng tiền mà họ bỏ ra. Chính vì vậy, Ngân hàng phải ngày càng quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ với khách hàng thay vì khách hàng tự tìm đến ngân hàng như trước đây. Từ khi thành lập đến nay, đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp, tổ chức quen biết thông qua một số các mối quan hệ với ngân hàng. Còn lại, chi nhánh Đống Đa vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và bỏ lỡ nhiều nhu cầu tín dụng khác của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp lân cận tự tìm đến với ngân hàng do tâm lý e ngại rủi ro
với những tổ chức không quen biết. Do vậy, để hoàn thiện hơn nữa chính sách khách hàng hợp lý, chi nhánh Đống Đa nên tăng cường công tác khách hàng, mở rộng các đối tượng khách hàng bằng các cách sau:
Một là, tổ chức hội nghị khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, hội nghị khách hàng truyền thống thƣờng niên. Qua đó ngân hàng có thể rút
ra được kinh nghiệm từ những ý kiến đóng góp của khách hàng, tuyên truyền sâu rộng về IVB Đống Đa và những lợi ích của khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng, cũng như là cơ hội để tiếp cận và giới thiệu dịch vụ của ngân hàng tới các khách hàng mới.
Hai là, mở rộng đối tƣợng cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khách hàng cá nhân. Hiện nay, nếu tính theo đầu doanh nghiệp thì thành
phần kinh tế này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ sở khách hàng của chi nhánh Đống Đa. Tuy nhiên, hạn mức cấp cho các khách hàng này còn thấp nên nếu xét về tỷ lệ trên tổng dư nợ, cho vay ngoài quốc doanh lại chỉ chiếm khoảng trên 20%, đây là một con số quá nhỏ bé và ngày càng thu hẹp để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng làm như vậy là ngân hàng đang tự thu hẹp thị trường của mình bởi muốn hạn chế rủi ro thì phải có biện pháp giải quyết từ khâu thẩm định dự án, phương án kinh doanh, khâu giám sát khi cho vay... Mặc dù quy định về cho vay đòi hỏi rất cao và chặt chẽ nhưng khơng phải vì thế mà Ngân hàng không cho vay, thờ ơ với khách hàng. Hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp quốc doanh hầu như khơng có đầy đủ các điều kiện về tài chính và tài sản đảm bảo trong quy trình nghiệp vụ tín dụng. Điều mà Ngân hàng cần quan tâm đối với khối doanh nghiệp này để nâng cao chất lượng tín dụng là phương án kinh doanh, uy tín của họ đối với khách hàng và Ngân hàng chứ không chỉ dựa vào tài sản đảm bảo. Thực hiện cơ chế tín dụng linh hoạt này là điều cần thiết bởi vì khu vực này cịn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và triển vọng của hoạt động sẽ có hiệu quả.
Tóm lại, khu vực kinh tế ngồi quốc doanh cần được IVB Đống Đa quan tâm nhiều hơn do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều; sự phát triển kinh tế của các khu công
nghiệp, khu chế xuất ở Hà Tây, Hải Dương. Mặt khác, khu vực quốc doanh sẽ giảm mạnh do cải cách doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên. Bên cạnh đó, mở rộng cho vay đối với khu vực kinh tế ngồi quốc doanh cũng sẽ góp phần đa dạng hố hoạt động tín dụng, tăng thu nhập cho Ngân hàng, thoả mãn nhu cầu của doanh nghiệp và thực hiện đúng chủ trương đường lối của Nhà nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, tiếp tục củng cố, tăng cƣờng và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các khách hàng truyền thống trên địa bàn. Đó là những khách hàng có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng, có nhu cầu
đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất thường xuyên.