Chương 2 : Thực trạng quá trình hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ
2.3. Những cản trở đối với quá trình hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ
2.3.2. Vấn đề nước đứng đầu
Thách thức thứ hai cho quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ khu vực là hiện tại Đông Á không có người lãnh đạo chính trị nào đủ mạnh để dẫn đầu khu vực đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các nước thành viên và là trung gian hòa giải các lợi ích khác nhau của các nước thành viên. Điều này là do các quốc gia có sự khác biệt về hệ thống chính trị và không có quốc gia nào nhận được niềm tin tưởng tuyệt đối của khu vực. Đông Á không có nền kinh tế nào đóng vai trò chi phối như Mỹ ở phía tây bán cầu, cũng như không có bất kỳ mối quan hệ lưỡng cực nào như sự liên minh Pháp - Đức ở Châu Âu.
Trung Quốc và Nhật Bản được coi là 2 ứng cử viên giữ vai trò lãnh đạo trong khu vực nhưng cho đến nay, hai nước này vẫn chưa thống nhất được với nhau về nhiều vấn đề đặc biệt là trong việc mở rộng và thống nhất các BSA với tư cách là một thể chế khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nhật Bản còn có các mối quan tâm khác nhau, do đó hai quốc gia này có các chiến lược liên kết kinh tế khác nhau ở Đông Á.
Đối với Trung Quốc, liên kết kinh tế với 10 nước ASEAN, các nước Nam Á và Trung Á có vai trò quan trọng cả về kinh tế và địa - chính trị hơn là hợp tác tài chính hay tự do thương mại với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Trung Quốc có đường biên giới với Nga và rất nhiều quốc gia ở Nam Á, Trung Á, và một số quốc gia của ASEAN. Do đó, một điều hiển nhiên là Trung Quốc mong muốn mở rộng và tăng cường các mối quan hệ về thương mại và tài chính với các nước láng giềng. Trên thực tế, vì lý do này, Trung Quốc đã tranh thủ ký kết hiệp định thương mại tự do với ASEAN và tham gia vào Hiệp định thương mại Bangkok tháng 11 năm 2001 về thương mại tự do bao gồm cả Hàn Quốc và các nước Nam Á (Bangladeshi, Ấn Độ, Lào và Sri Lanka). Ở Trung Á, Trung Quốc cũng giữ
vai trò lãnh đạo trong việc thành lập nhóm đa phương khu vực đầu tiên - Tổ chức Hợp tác Thượng Hải4. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã mở rộng số lượng và tăng cường các mối quan hệ song phương với các nước khác, tham gia vào nhiều hiệp ước thương mại và an ninh, tăng cường vai trò của mình trong các tổ chức đa phương quan trọng và góp phần giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
Tuy Trung Quốc có lực lượng quân đội mạnh trên thế giới nhưng quốc gia này vẫn là một nước kinh tế đang phát triển với lỗ hổng lớn cần thu hẹp về công nghệ so với Nhật Bản. Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa thể bắt kịp Nhật Bản để trở thành một nước công nghiệp phát triển. Chính sự khác biệt về kinh tế và tình hình quân sự của hai quốc gia này cho thấy thậm chí nếu hai quốc gia có thể vượt qua các vấn đề trong quá khứ thì Trung Quốc và Nhật Bản vẫn khó làm việc với nhau như là các đối tác cân bằng cho quá trình liên kết khu vực ở Đông Á.
Đối lập lại, Nhật Bản lại không thể tuyên bố rõ ràng các mối quan tâm chiến lược của mình ở Đông Á. Nhật Bản đang là nước đứng đầu trong việc hỗ trợ hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Á, nhưng mong muốn của Nhật Bản với Đông Á không hoàn toàn rõ ràng. Có ý kiến cho rằng, Nhật Bản không quan tâm đến các hiệp định thương mại tự do và tài chính ở Đông Á. Thay vào đó, Nhật Bản lại chú trọng thảo luận với các nước Đông Á khác về các hiệp định khu vực nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của mình với tư cách là nền kinh tế lớn nhất khu vực. Rất nhiều nhà phân tích tin tưởng rằng Nhật Bản tích cực tham gia vào liên kết kinh tế khu vực do nhu cầu duy trì vị trí đứng đầu truyền thống của mình.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Nhật Bản cũng đang gặp phải khó khăn bởi suy thoái kéo dài hai thập kỷ và do đó, Nhật Bản chưa có khả năng cấu trúc lại nền kinh tế. Đối với việc hỗ trợ tài chính cho khu vực, ngoại trừ Nhật Bản, trong khu vực hiện không có quốc gia nào kể cả Trung Quốc sẵn sàng tăng -lượng tiền cho
4
vay trong các thỏa thuận hoán đổi song phương của họ với các đối tác khác. Nhật Bản có thể tăng số tiền hoán đổi với các nước ASEAN và Hàn Quốc (giả định là Trung Quốc sẽ không yêu cầu hoán đổi từ Nhật Bản) khiến cho CMI trở thành một hệ thống tài chính được tín nhiệm. Tuy nhiên, do những nhà cầm quyền Nhật Bản không nhận được sự đảm bảo chắc chắn rằng các khoản cho vay ngắn hạn của họ sẽ được hoàn trả, nên Nhật Bản không sẵn sàng trong việc mở rộng và thể chế hóa CMI với tư cách là nước dẫn đầu. Các vấn đề này cộng với việc thiếu chiến lược cho sự phát triển Đông Á đã làm suy yếu khả năng lôi kéo các nước Đông Á cùng tham gia vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực của Nhật Bản.
Chính vì những lý do trên nên cho đến nay Nhật Bản và Trung Quốc chưa thể trở thành nhà lãnh đạo quá trình hợp tác tài chính - tiền tệ ở Đông Á.
2.3.3. Sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do song phương giữa các nước Đông Á và các đối tác bên ngoài
Khủng hoảng kinh tế 1997-1998 tại Đông Á đã buộc các nước trong khu vực phải tìm kiếm các động lực cải cách và tăng trưởng mới, chuyển hướng chính sách kinh tế đối ngoại sang liên kết khu vực và song phương.
Để tăng trưởng, đa số các nền kinh tế Đông Á, mà tiêu biểu là Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Trung Quốc dựa vào thương mại quốc tế với các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường khu vực và Bắc Mỹ và Tây Âu. Các thị trường này đã trở thành điều kiện tiên quyết duy trì đà tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á.
Kể từ năm 1999, Đông Á đã bùng nổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. Mở đầu là Singapore với phương châm FTA song phương là biện pháp bổ sung hữu hiệu cho khung khổ tự do hóa thương mại đa phương GATT/WTO hay các diễn đàn hợp tác khu vực.
Tiếp theo, Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng chiến lược FTA song phương nhằm thúc đẩy cải cách trong nước và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực; đồng thời để thích ứng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chuyển mạnh sang FTA song phương với những động cơ địa - chính trị và địa - kinh tế rõ ràng, tận dụng ngay những ngoại lệ có được từ tư cách thành viên WTO.
Ngoài ra, khối ASEAN cũng tăng cường liên kết kinh tế với bên ngoài nhằm củng cố hội nhập nội khối và duy trì sức cạnh tranh trước sức ép từ sự hấp dẫn của Trung Quốc, nhưng lại là các nỗ lực riêng lẻ hơn là một sự đồng thuận hành động.
Thái Lan tích cực chuyển hướng sang FTA song phương vì những động cơ chính trị trong nước và thích ứng với làn sóng ký kết FTA song phương trong khu vực và trên toàn cầu. Malaysia và Philippin cũng bắt đầu cân nhắc các FTA song phương của riêng mình một cách nghiêm túc vì không muốn rơi vào thế bất lợi trong thương mại quốc tế.
Tất cả các nỗ lực trên cho thấy FTA song phương ở Đông Á đang ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ (xem bảng 2.9)
Bảng 2.9. Các sáng kiến FTA/EPA ở Đông Á
Quốc gia/Khu vực Tình hình hiện tại
Nhật Bản - Singapore (EPA) Nhật Bản - Mexico (EPA) Nhật Bản - Hàn Quốc (EPA) Nhật Bản - Malaysia (EPA) Nhật Bản - Thái Lan (EPA) Nhật Bản - Philippin (EPA) Nhật Bản - Indonesia (EPA) Nhật Bản - Australia (EPA) Nhật Bản - ASEAN (EPA)
Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc
Đã thực hiện (tháng 11/02) Đàm phán xong (từ tháng 01/04) Đang đàm phán (từ tháng 12/03) Đang đàm phán (từ tháng 01/04) Đang đàm phán (từ tháng 02/04) Đang đàm phán (từ tháng 02/04) Đồng ý thành lập nhóm làm việc (tháng 7/03) Đồng ý thành lập nhóm làm việc (tháng 7/03) Hiệp định khung về đối tác kinh tế (tháng 10/03); đàm phán bắt đầu trong năm 2005
Quốc gia/Khu vực Tình hình hiện tại
(EPA) 10/03)
Hàn Quốc - Chi lê (FTA) Hàn Quốc - Singapore (FTA) Hàn Quốc - New Zealand (FTA) Hàn Quốc - ASEAN
Đã thực hiện (tháng 04/04)
Đang nghiên cứu (từ đầu năm 2003) Đang nghiên cứu (từ tháng 03/03)
Đồng ý thành lập nhóm làm việc (tháng 09/03) Trung Quốc - Hồng Kông (CEPA)
Trung Quốc - ASEAN (FTA)
Trung Quốc - New Zealand (FTA)
Đã thực hiện (tháng 01/04)
Đang đàm phán (tháng 01/03) theo Hiệp định khung (tháng 11/02); Chương trình thu hoạch sớm đã có hiệu lực (kể từ tháng 01/04)
Thỏa thuận khung (tháng 6/2004); đàm phán bắt đầu trong năm 2005
Hồng Kông - New Zealand (CEPA) Đang đàm phán (từ tháng 01/01) Singapore - New Zealand (CEPA)
Singapore - EFTA (FTA) Singapre - Mỹ (FTA) Singapre - Australia (FTA) Singapre - Mexico (FTA) Singapre - Canada (FTA) Singapre - P3 (FTA) Singapre - Ấn Độ (FTA) Singapre - Đài Loan (FTA)
Đã thực hiện (tháng 01/01) Đã thực hiện (tháng 01/03) Đã thực hiện (tháng 01/04) Đàm phán xong (tháng 11/02) Đang đàm phán (từ tháng 7/00) Đang đàm phán (từ tháng 01/02) Đồng ý bắt đầu đàm phán (tháng 10/02) Đồng ý mục tiêu dài hạn (tháng 11/02) Đồng ý bắt đầu đàm phán
Thái Lan - Bahrain (FTA) Thái Lan - Australia (FTA) Thái Lan - Mỹ (FTA)
Thỏa thuận khung (tháng 10/02) Đang đàm phán (từ tháng 8/02) Đang đàm phán (từ năm 2003) ASEAN - Ấn Độ (FTA)
ASEAN - Mỹ (FTA) ASEAN - EU (FTA)
ASEAN- CER (Aust - NZ) (CER)
Đồng ý khung (năm 2003) Thỏa thuận khung (tháng 9/03) Thỏa thuận khung (tháng 04/04)
Tuyên bố chung về AFTA-CER (Đối tác kinh tế thân thiện) (tháng 12/02)
FTA: Hiệp định thương mại tự do; EPA: Hiệp định đối tác kinh tế
Nguồn: Masahiro Kawai, Regional Economic Integration and Coopration in East Asia,
2004, http://www.oecd.org/dataoecd/43/7/33628756.pdf
Chính vì các quốc gia Đông Á đang chú trọng vào việc phát triển các FTA song phương và khu vực nên họ đã không dành nhiều chú ý cho việc phát triển hợp tác tài chính - tiền tệ trong khu vực. Đó chính là một cản trở cho việc phát triển hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á.