Việt Nam: Những thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 98)

Chương 2 : Thực trạng quá trình hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ

3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam

3.3.2. Việt Nam: Những thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực

3.3.2. Việt Nam: Những thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế quốc tế

Một thực tế khách quan là nước mạnh sẽ có lợi thế nhiều hơn nước yếu khi tham gia hội nhập quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa vượt qua ngưỡng cửa của một nước chậm phát triển. Thậm chí khoảng cách giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trong khu vực không ngừng nới rộng ra. Do vậy những thách thức, khó khăn, trở ngại của Việt Nam khi hội nhập chủ yếu là xuất phát từ trình độ chậm phát triển của mình. Hơn nữa, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường chưa lâu, kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức để điều hành kinh tế thị trường được tích luỹ chưa nhiều. Vì thế yếu kém trong chủ động hội nhập là hoàn toàn có thể. Có thể thấy những mặt còn khiếm khuyết trong quá trình hội nhập thời gian qua trên những nét lớn sau:

Thứ nhất, Việt Nam chưa có chiến lược tổng thể cho quá trình hội nhập quốc tế, lộ trình hội nhập chưa được xác định rõ ràng, cụ thể nên từng bước đi còn mang tính chất đối phó với tình thế, nhiều khi phải làm đi sửa lại nhiều lần. Nhất là trong lĩnh vực xây dựng chính sách và luật pháp. Cho đến nay hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn rời rạc, chưa gắn với tiến trình hội nhập từng bước nên sau khi kí một cam kết quốc tế nào đó chúng ta phải lập tức điều chỉnh rất nhiều văn bản pháp luật trong nước. Chính vì vậy, công tác hậu kí h iệp định là rất lớn, nhiều khi không làm đúng thời hạn cam kết hoặc dẫn đến tình trạng pháp luật, chính sách phải điều chỉnh thường xuyên gây bất bình cho giới kinh doanh trong nước và ngoài nước.

Thứ hai, do Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường và quản lý nền kinh tế theo chế độ pháp quyền nên có rất nhiều bỡ ngỡ. Không những hệ thống

luật pháp chính sách chưa hoàn chỉnh, đồng bộ mà còn thiếu nhiều lĩnh vực. Ví dụ như luật cạnh tranh, chống độc quyền, quy chế tối huệ quốc và đối xử quốc gia, quyền tự vệ... Trong khi đó, ở Việt Nam còn tồn tại nhiều chính sách rơi rớt từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp cũ mà không được các thể chế liên kết quốc tế thừa nhận như cấp phát vốn, bù lỗ, khoanh nợ hoặc quản lý bằng mệnh lệnh hành chính đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan soạn thảo và thông qua luật pháp đôi khi còn giữ cung cách quản lý kiểu cũ, chủ quan, không quan tâm đầy đủ đến các thông lệ và thể chế hoạt động kinh tế quốc tế nên còn tiến hành công việc theo nhận thức riêng của người Việt Nam dẫn đến nhiều hoạt động quản lý thậm chí cả một số luật không dung hoà với luật pháp quốc tế nên gây phản ứng của đối tác hoặc vận dụng khó khăn. Chẳng hạn, luật thương mại với quan niệm hoạt động thương mại rất hẹp khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài hoặc khi vận dụng các công ước quốc tế để giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, hiệu lực tổ chức quá trình hội nhập của nhà nước còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Thể hiện rõ nhất là chưa quán triệt đường lối, chủ trương và yêu cầu hội nhập đến các ngành và doanh nghiệp có liên quan. Cho đến nay nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước còn thờ ơ với hội nhập coi đó là công việc của nhà nước, chưa tự giác xây dựng các phương án hành động thích nghi của chính mình. Quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế cũng chưa quán triệt tinh thần hội nhập. Nhà nước chưa có các chương trình trọng tâm đi cùng chính sách hỗ trợ để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi hiệu quả nên tình hình chuyên canh cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản còn phụ thuộc vào các phong trào tự phát của nông dân. Chương trình đào tạo của nhà nước cũng chưa định hướng rõ ràng cho chuẩn bị hội nhập. Công tác tuyên truyền vận động tinh thần chuẩn bị đến doanh nghiệp và dân cư chưa chu đáo. Bản thân đầu tư nhà nước cũng chưa tập trung cho các ngành có lợi thế cạnh tranh cao, còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực không hiệu quả, kém sức cạnh tranh. Cải cách hành chính tiến hành quá chậm nên chất lượng điều hành chậm được cải tiến.

Thứ tư, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm 1997 Việt Nam xếp thứ 49/53 nước tham gia; năm 1998: 39/53: năm 1999: 48/53; năm 2000: 52/59 và năm 2001: 60/75. Đến năm 2005, WEF đánh giá Việt Nam tụt 4 hạng so với năm 2004 trong Bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu, xuống vị trí 81 trong 117 nước được xếp hạng.

Bảng 3.2. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN

Nước

Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng

Chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp Xếp hạng năm 2005 Thay đổi so với năm 2004 Xếp hạng năm 2005 Thay đổi so với năm 2004 Xếp hạng năm 2005 Thay đổi so với năm 2004 Campuchia 112 109 111 Indonesia 74 -5 59 -15 69 -21 Malaysia 24 +7 23 0 25 -2 Philippin 77 -1 69 +1 73 +1 Singapore 6 +1 5 +5 5 +2 Thái Lan 36 -2 37 0 33 0 Việt Nam 81 -4 80 -1 74 -13 Tăng hạng (+), xuống hạng (-)

Nguồn: Nguyễn Đình Cung - Phạm Hoàng Hà, Năng lực cạnh tranh của Việt Nam: Vì

sao tụt hạng?, http://www.vnreview.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-phat-trien/2005/10

Năm 2005, cả ba nhóm chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam đều giảm so với năm 2004. Điều đáng nói là khoảng cách giữa Việt Nam với hầu hết các nước trong khu vực (trừ Indonesia) đều đã dãn ra thêm 2 đến 11 bậc về năng lực cạnh tranh tăng trưởng, 1 đến 6 bậc về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và 14 đến 15 bậc về năng lực cạnh tranh tổng thể. So với các nước ASEAN, Việt Nam được xếp hạng chỉ cao hơn Campuchia (bảng 3.2).

Điều này sẽ khiến hàng hoá của Việt Nam kể cả hàng xuất khẩu lẫn hàng tiêu dùng nội địa không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá của tất cả các nước

ASEAN. Đó là chưa kể từ nay đến năm 2010 nếu như Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, và có thể có cả Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản trở thành hiện thực, tiến tới ASEAN +3, thậm chí mở rộng hơn nữa thành ASEAN + 4 hay +5, +6 ... trở thành một khu vực thương mại tự do rộng lớn toàn Đông Á, thì Việt Nam sẽ phải làm thế nào để hàng hoá của mình, nền kinh tế của mình đủ sức cạnh tranh với tất cả các đối tác khác.

Thứ năm, về nhận thức, đa số cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa nhận thức được yêu cầu cấp thiết do quá trình hội nhập đặt ra trước mỗi người. Tư tưởng chung còn trông chờ vào nhà nước hoặc chuẩn bị chiếu lệ. Cán bộ quản lý của ta chưa nhận thức được quá trình hội nhập là cả thách thức lớn, trong đó ai giỏi, thành thạo hơn sẽ thắng, ai yếu kém, khờ khạo sẽ thua. Quá trình đào tạo lại còn mang tính hình thức, còn xuề xoà. Do đó hậu quả trước mắt là Việt Nam rất thiếu cán bộ giỏi luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, thành thạo các quy chế làm ăn với nước ngoài. Mới hơn hai năm thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam mất thương hiệu, mất thị phần cho các doanh nghiệp Mỹ. Có thể thấy tâm trạng chung của người Việt Nam hiện nay cho rằng Hội nhập là công việc của Đảng và Chính phủ, là hoạt động chính trị, còn nhà nước phải bảo vệ người nước mình, các doanh nghiệp chưa nhận thức được rằng khi thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế thì khả năng bảo vệ của nhà nước không còn nhiều như hiện nay và bản thân các cán bộ quản lý cũng phải tập cho quen với cung cách điều hành mới, chịu sự chi phối của các cam kết quốc tế.

Bên cạnh các thách thức trong quá trình hội nhập nói trên, trong khu vực ASEAN+3, Việt Nam còn gặp phải các khó khăn cụ thể như sau:

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục trong khu vực, chỉ sau có Trung Quốc, nhưng nguy cơ tụt hậu vẫn còn. Số liệu thống kê cho thấy, xét theo GDP thực tế năm 2001, Việt Nam chỉ xếp hạng lớn thứ 10 trong khối 13 nước ASEAN+3 (chỉ đứng trước Brunây, Campuchia và Lào) và đứng thứ 58 trên thế giới, thuộc vào nhóm nước nghèo.

Bên cạnh đó, so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với Trung Quốc và Thái Lan là hai nước cùng trong khối ASEAN+3, ta thấy rõ hệ số chênh lệch ngày càng lớn, cũng có nghĩa là mức tụt hậu của nền kinh tế nước ta so với nền kinh tế Trung Quốc và Thái Lan đã ngày càng xa hơn.

Bảng 3.3. GNI bình quân đầu người của Việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan

Nƣớc 2000 2001 2002 2003 2004 Việt Nam 380 410 430 480 550 Trung Quốc 840 900 970 1,100 1,290 Hệ số chênh lệch (lần) 2,21 2,20 2,26 2,29 2,35 Thái Lan 2.010 1.980 2.000 2.190 2.540 Hệ số chênh lệch (lần) 5,29 4,83 4,65 4,56 4,62

Source: World Development Indicators database

Từ tương quan so sánh về hai loại chỉ tiêu kinh tế cơ bản trên đây cho thấy rõ ràng nỗi lo về nguy cơ tụt hậu của Việt Nam trên thế giới, trước hết là trong khu vực vẫn còn đó. Ngoài ra còn chưa kể đến một số trở ngại, bất cập khác mà Việt Nam chưa thể vượt qua được ngay trong thập niên này. Đó là sự tồn tại một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật của nền sản xuất xã hội còn nhiều lạc hậu, bao gồm cả những vấn đề còn rất nan giải như hệ thống máy móc, thiết bị chủ yếu là ở các thế hệ cũ, thậm chí rất cũ, hệ thống giao thông - dịch vụ tài chính, ngân hàng... cùng với quá trình đô thị hoá tuy đã khá hơn nhiều so với trước song vẫn còn khấp khểnh chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Về phương diện chính trị, xã hội và văn hoá, bên cạnh sự ổn định và phát triển đi lên là cơ bản, Việt Nam vẫn còn quá nhiều nỗi lo về một xã hội “văn minh nửa chừng”. Nghĩa là, có những điều Việt Nam đã đạt được ở trình độ trung bình khá hoặc tiên tiến của khu vực và thế giới, ví dụ như theo đánh giá của UNDP và WB về chỉ số giáo dục và chỉ số phát triển con người Việt Nam đều đạt ở mức khá nhưng đó là về đại thể, còn trên thực tế vẫn có không ít người, đặc biệt kể cả ở lớp trẻ Việt Nam hiện nay vẫn còn những nhận thức lệch lạc trong cách sống, dẫn đến dễ bị tha hoá, biến chất thành những

con người ích kỷ, thực dụng và do đó tệ nạn xã hội, tội phạm, mất an ninh trật tự xã hội cũng từ đó ngày càng gia tăng.

Sự khác biệt trên sẽ khiến Việt Nam gặp phải khó khăn, bất cập trong tiến trình hội nhập ASEAN +3. Do vậy, để cùng liên kết, hợp tác phát triển, Việt Nam phải có sự năng động, khôn khéo và nguyên tắc cơ bản đặt ra là cần tôn trọng chủ quyền đất nước và thể chế chính trị - xã hội của nhau. Có thế thì mới “hội nhập” được mà không bị “hoà tan”.

3.3.3. Một số gợi ý nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Á và quốc tế

3.3.3.1. Các gợi ý mang tính tổng thể

Hội nhập kinh tế đồng thời chính là quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nước. Hai mục tiêu này không tách rời nhau mà gắn chặt với nhau, hội nhập là phương tiện để đạt tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách hiệu quả hơn. Để thực hiện mục tiêu đó Việt Nam cần chuẩn bị và tiến hành tốt những công việc sau:

Thứ nhất, khẩn trương xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập, trong đó các công việc về hoàn thiện môi trường chính sách pháp luật, chiến lược đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chiến lược phát triển nguồn nhân lưc, cải cách nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước phải được thiết kế đồng bộ, khả thi, có lợi cho hội nhập một cách hiệu quả. Trong chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược hội nhập cần giữ vững lập trường lợi ích dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau để tránh bị động vào các yêu sách của các tổ chức quốc tế và nước ngoài mà làm tổn hại đến lợi ích của đất nước. Song cũng cần đấu tranh với tư tưởng và hành động bảo thủ, vin vào những lợi ích cục bộ, ngắn hạn để cản trở quá trình hội nhập chung.

Thứ hai, tích cực sửa đổi những sai lầm khuyếm khuyết đã thấy rõ trong hệ thống các văn bản pháp lý, hệ thống chính sách và cung cách điều hành của

cơ để tận dụng các cơ hội hiếm hoi dành cho các nước hội nhập trước trên thị trường thế giới. Hơn nữa, quá trình cải cách này tự nó cũng nâng cao sức cạnh tranh chung của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện môi trường thị trường trong nước, kiên quyết cắt bỏ bao cấp của nhà nước nhằm tạo điều kiện tập dượt cho các doanh nghiệp Việt Nam để khi mở cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp của chúng ta có thể trụ được trước sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt nhanh chóng cho phép hình thành các thị trường hiện còn rất yếu ớt như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường quyền sở hữu trí tuệ... Không những tạo điều kiện cho những thị trường này ra đời mà ngay từ đầu cần đưa chúng vào hoạt động theo thông lệ quốc tế.

Thứ tư, đấy nhanh cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính ngân hàng để vừa giảm nhẹ gánh nặng bao cấp của nhà nước theo các cam kết đã ký vừa tạo ra chỗ dựa vững chắc để nhà nước kiểm soát vĩ mô nền kinh tế.

Thứ năm, tuyên truyền sâu rộng về yêu cầu, nội dung lộ trình hội nhập cho từng người dân đồng thời giúp họ tìm phương thức ứng sử hợp lý nhất thông qua các hình thức thông tin đa dạng, thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội và đặc biệt cắt bỏ kiên quyết những bao cấp và bảo hộ không thích đáng để tạo sức ép cho người dân chủ động chuẩn bị hội nhập.

Hội nhập là một quá trình khó khăn phức tạp đòi hỏi không chỉ tài năng của nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân mà còn cả sức mạnh của một nước. Chỉ với sự chuẩn bị cẩn thận, khoa học nhất chúng ta mới mong thu được lợi ích từ chính quá trình hội nhập đó.

3.3.3.2. Một số gợi ý về lĩnh vực tài chính - tiền tệ

Ngoài các biện pháp mang tính chiến lược và tổng thể trên, để có thể hội nhập hiệu quả hơn vào khu vực Đông Á đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác tài chính và tiền tệ, Việt Nam cần chú ý các biện pháp sau:

Đảm bảo an ninh tài chính - ngân hàng trong quá trình hội nhập

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém. Thể hiện ở quy mô của các ngân hàng đều nhỏ; mức độ an toàn vốn không đạt mức tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 98)