Vị thế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập ASEAN+3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 94 - 98)

Chương 2 : Thực trạng quá trình hợp tác tài chính-tiền tệ Đôn gÁ

3.3. Một số gợi ý cho Việt Nam

3.3.1. Vị thế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập ASEAN+3

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7 năm 1995. Từ đó đến nay, Việt Nam đã rất tích cực hội nhập và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong tổ chức này. Tham gia vào AFTA, Việt Nam đã tăng cường và mở rộng các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư... và giao lưu phát triển văn hoá, thể thao... với các nước ASEAN khác. Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (tháng 12/1998) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 33 (12-16/9/2001) tại Hà Nội. Chỉ 4 năm sau khi gia nhập APEC, Việt Nam đã đề xuất đăng cai Hội nghị cấp cao APEC-14 vào năm 2006 và được APEC ủng hộ... Đặc biệt, trong tháng 10 năm 2004 Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà đã tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn cấp cao hợp tác Á-Âu lần thứ 5 (ASEM-5) tại Hà Nội.

Ngoài các nỗ lực trên, Việt Nam còn luôn chú ý tăng cường các mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là ở lĩnh vực kinh

tế với các nước thành viên của ASEAN+3. Cho đến nay Nhật Bản vẫn là bạn hàng thương mại và cũng là nhà tài trợ ODA lớn nhất đối với Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, tuy Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 ở Việt Nam song nếu xét về số vốn của các dự án đầu tư đã thực hiện được thì Nhật Bản lại là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đã thực hiện có hiệu quả là 4.13 tỷ USD (bảng 3.1). Thông qua việc ký kết Hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt - Nhật giữa hai chính phủ hai nước ngày 14/11/2003 (Hiệp định này có hiệu lực ngay từ ngày ký kết), Việt Nam - Nhật Bản đã có bước tiến mới rất quan trọng trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, Nhật Bản cũng đã đồng ý sẽ sớm tiến tới thoả thuận nhất trí ký với Việt Nam một Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới và nhất trí cam kết ủng hộ Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…

Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam vẫn duy trì được truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nước láng giềng gần gũi. Những năm qua, mối quan hệ Việt - Trung theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, trong đó nổi bật nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tính từ năm 1991 đến năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hai bên từ 32,23 triệu USD tăng lên tới 4,63 tỉ USD, tức là tăng hơn 144 lần. Riêng năm 2004, con số này tăng lên là 7,2 tỉ USD, tăng 190 lần trong vòng 13 năm [2]. Theo thống kê, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khoảng 2,5 - 2,7 tỉ USD năm 2004, đưa Trung Quốc lên bạn hàng thứ ba, sau Mỹ (khoảng 6 tỉ USD) và EU (khoảng 4,5 tỉ USD). Còn xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam năm 2004 đạt từ 4,5 - 5 tỉ USD. Với sự tăng trưởng đột biến của kim ngạch mậu dịch song phương (khoảng 40% - 50% một năm), kim ngạch mậu dịch song phương Việt Nam - Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu 10 tỉ USD đã đề ra (năm 2010) trước kỳ hạn 3 năm (năm 2007). Về lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc hiện có 346 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn hơn 710 triệu USD (bảng 3.1). Liên quan đến các vấn đề lãnh thổ, Hiệp định biên giới trên đất liền (1999), Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá (2000) đã được ký kết và có hiệu lực

thực hiện giữa hai nước Việt - Trung đã đi vào cuộc sống, tạo ra những thuận lợi mới trong mở rộng hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Bên cạnh Nhật Bản và Trung Quốc, Việt Nam cũng đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc được 13 năm, kể từ năm 1992 đến nay, nhưng do có nhiều nét tương đồng về văn hoá và đặc biệt là về nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước nên quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Hàn đã phát triển rất nhanh và rất có hiệu quả, đặc biệt sau khi khuôn khổ “đối tác toàn diện trong thế kỷ 21” đã được thiết lập giữa hai nước vào năm 2001. Hàng loạt hiệp định song phương về hợp tác kinh tế đã được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó nổi bật là Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ 4 ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 4.87 tỷ USD gồm 959 dự án (xem bảng 3.1). Về thương mại, Hàn Quốc là bạn hàng lớn thứ 6 của nước ta và cũng là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam. Tính đến nay, Hàn Quốc đã dành nhiều khoản tín dụng ưu đãi từ Quỹ Viện trợ phát triển (EDCF), khoảng 148 triệu USD và cung cấp 41 triệu USD viện trợ không hoàn lại giúp Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, đào tạo và văn hóa... Hàn Quốc cũng là nước khẳng định ủng hộ Việt Nam vào WTO.

Bảng 3.1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI THEO NƢỚC TỪ 1988-2005 (tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: USD STT Nƣớc. vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ Vốn pháp định Đầu tƣ thực hiện 1 Đài Loan 1.363 7.642.860.711 3.271.165.201 2.839.026.869 2 Singapore 366 7.443.198.540 2.798.682.861 3.419.168.442 3 Nhật Bản 549 5.938.310.674 2.692.825.185 4.131.110.861 4 Hàn Quốc 959 4.879.194.568 2.066.069.119 2.425.190.831 5 Hồng Kông 345 3.642.805.782 1.551.589.940 1.922.644.022 6 BritishVirginIslands 237 2.553.061.581 970.595.605 1.240.979.764 7 Pháp 151 2.146.375.994 1.331.350.204 1.166.079.323 8 Hà Lan 57 1.885.734.710 1.174.305.274 1.776.782.057 9 Malaysia 171 1.453.384.072 673.142.695 826.714.889

STT Nƣớc. vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ Vốn pháp định Đầu tƣ thực hiện 10 Thái Lan 123 1.435.694.566 480.867.615 707.972.109 11 Hoa Kỳ 239 1.392.244.949 715.625.901 721.235.620 12 Vương quốc Anh 66 1.242.194.238 445.414.591 631.310.515 13 Luxembourg 15 809.216.324 725.859.400 14.729.132 14 Trung Quốc 346 710.477.762 403.999.827 181.146.480 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bên cạnh việc khẳng định và nâng cao vị thế của mình ở khu vực, Việt Nam cũng rất chú trọng tới việc hợp tác với các tổ chức, các quốc gia ngoài khu vực. Thực tế cho thấy, cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ với hầu hết các tổ chức tiền tệ và tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB... Việt Nam cũng đã quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế với hơn 150 nước và lãnh thổ trên thế giới, đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đầu tư song phương với 40 nước và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 40 nước khác. Hiện nay Việt Nam đang xúc tiến đàm phán gia nhập WTO với sự ủng hộ của nhiều nước... Điều này khẳng định Việt Nam đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Song song với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác đa phương, quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang được triển khai tích cực. Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chủ động nghiên cứu, tham gia xây dựng các hiệp định hợp tác và thanh toán, thoả ước ngân hàng giữa NHNN với NHTW các nước.

Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác song phương, NHNN đã xây dựng chương trình làm việc và đón tiếp nhiều đoàn Thống đốc NHTW các nước sang thăm Việt Nam; đón và làm việc với các đoàn chính phủ của các nước; tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn và hội thảo quốc tế tại Việt Nam… (xem thêm phụ lục 2)

Mặc dù Việt Nam đã và đang tạo dựng được một vị thế vững vàng và có triển vọng phát triển sáng sủa trong khu vực và quốc tế song Việt Nam vẫn còn

phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2002) là trở thành nước công nghiệp. Trước mắt, chúng ta cần phải nỗ lực phấn đấu vượt qua một số trở ngại, thách thức lớn nhất sau đây trong tiến trình hội nhập ASEAN+3 nói riêng và hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á thực trạng, triển vọng và một số gợi ý cho Việt Nam (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)